Ngã ngửa với lợi nhuận hậu soát xét

28/09/2016 13:24
28-09-2016 13:24:16+07:00

Ngã ngửa với lợi nhuận hậu soát xét

Không ít doanh nghiệp niêm yết trên sàn khiến nhà đầu tư ngã ngửa khi kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2016 bất ngờ “đổi trắng thay đen” sau khi kiểm toán “nhúng tay” vào mà chủ yếu là vấn đề bổ sung trích lập dự phòng.

Không chỉ chới với tại vị trí công ty chứng khoán lỗ cao nhất, lọt vào top 5 thua lỗ toàn sàn niêm yết nửa đầu năm 2016, CTCP Chứng khoán NHNN & PTNT Việt Nam - Agriseco (HOSE: AGR) còn khiến nhà đầu tư đau tim thêm lần nữa khi lỗ đội lên mức 424 tỷ đồng sau kiểm toán, tăng gấp gần 3 lần so với báo cáo tài chính công ty tự lập. Qua đó, hoàn thành "vượt" mục tiêu thua lỗ (kế hoạch lỗ gần 219 tỷ đồng) đã được ĐHĐCĐ thường niên 2016 thông qua. Được biết, ngoài khoản trích lập chênh lệch giảm do đánh giá lại các tài sản tài chính hơn 150 tỷ liên quan đến cổ phiếu HNG, Agriseco phải ghi nhận thêm gần 167.5 tỷ đồng chi phí lãi vay, lỗ từ các khoản cho vay, phải thu và gần 101 tỷ đồng chi phí khác. Theo thuyết minh BCTC soát xét, phần chi phí khác ngoài chi phí các tài sản tài chính tăng từ 4.3 tỷ lên gần 101 tỷ đồng do chi phí dự phòng phải thu khó đòi hơn 96.5 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 6/2016, vốn chủ sở hữu của AGR ở mức 1,630 tỷ đồng, khoản mục lỗ lũy kế lên gần 581 tỷ đồng so với vốn điều lệ hơn 2,100 tỷ đồng. Giá cổ phiếu AGR hiện rơi về vùng giá 2,500 đồng/cp.

Những doanh nghiệp nổi bật có lãi ròng nửa đầu năm 2016 giảm mạnh sau soát xét
Đvt: Triệu đồng

Trong khi đó, chi phí quản lý tăng gấp 6 lần sau soát xét đã khiến lỗ ròng của CTCP Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (HNX: PVR) tăng thêm 10 tỷ lên gần 12 tỷ đồng. Công ty cho biết, lợi nhuận sau thuế giảm do trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối với một cá nhân về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

Cũng do sự gia tăng chi phí quản lý, SDHPXA đã ghi tên mình vào nhóm các doanh nghiệp đã lỗ còn lỗ thêm hay chuyển từ lãi sang lỗ sau soát xét. Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 10 lần đã khiến CTCP Đầu tư và Thương mại dầu khí Nghệ An (HNX: PXA) từ lãi nhẹ 34 triệu đồng chuyển thành lỗ 20 tỷ đồng hậu soát xét. Tương tự, lợi nhuận sau thuế của CTCP Xây dựng Hạ tầng Đồng Tháp (HNX: SDH) lỗ thêm 10 tỷ đồng. Theo giải trình của SDH, 6 tháng đầu năm 2016 Công ty rất khó khăn trong việc thu hồi vốn, công nợ ứ đọng nhiều, do vậy đơn vị kiểm toán đã yêu cầu trích lập dự phòng thêm 10 tỷ.

Mặc dù không ghi nhận lỗ, nhưng lãi ròng của SGT, MCPLUT đều bốc hơi đến hơn 70% sau soát xét. Đơn cử như lãi ròng của SGT giảm đến 19 tỷ đồng và MCP giảm 12 tỷ đồng so với số liệu trên báo cáo tài chính tự lập trước đó. Trong đó, CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (HOSE: SGT) đã phải điều chỉnh tăng mạnh chi phí tài chính và chi phí quản lý (trích lập dự phòng phải thu thương mại) khiến lãi ròng hợp nhất nửa đầu năm giảm mạnh 84% chỉ còn 3.8 tỷ đồng sau kiểm toán, giảm 73% (gần 10 tỷ đồng) so với cùng kỳ 2015 và chỉ đạt 5% kế hoạch năm 2016.

Bộ ba khoáng sản KHB, KHL, KSK hụt mạnh lợi nhuận sau soát xét cũng vì “quên” trích lập dự phòng. Cả ba còn vấp phải hàng loạt ý kiến kiểm toán ngoại trừ và vấn đề cần nhấn mạnh. Trong đó, CTCP Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Hưng Long (HNX: KHL) thay vì có lãi 367 triệu đồng thì bất ngờ báo lỗ ròng gần 13 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2016. Bớt hẩm hỉu hơn, CTCP Khoáng sản Hòa Bình (HNX: KHB) và CTCP Khoáng sản Luyện kim màu (HNX: KSK) vẫn ghi nhận lãi nhưng đều bay hơi xấp xỉ 60% sau soát xét.

Biến động chi phí quản lý doanh nghiệp nửa đầu năm 2016 tại một số doanh nghiệp sau soát xét
Đvt: Triệu đồng

Kết quả kinh doanh sau soát xét còn bị tác động giảm mạnh bởi nhiều nguyên nhân khác. Như trường hợp của CTCP Thủy hải sản Việt Nhật (HOSE: VNH), lỗ ròng nửa đầu năm sau soát xét ghi nhận lên gần 20 tỷ đồng, gấp 3 lần con số công bố trước đó (6.5 tỷ đồng). Các khoản giảm trừ do hàng bán bị trả lại đã kéo doanh thu thuần của Công ty từ 10 tỷ xuống âm 725 triệu đồng. Ngoài ra, VNH còn gánh khoản lỗ khác lên tới gần 8 tỷ đồng (ban đầu chỉ ghi nhận lỗ hơn 30 triệu đồng) chủ yếu do chi phí khấu hao quyền sử dụng đất đã hết thời hạn. Tính cả quý 2/2016 thì VNH đã trải qua quý thứ 10 liên tiếp thua lỗ, nâng lỗ lũy kế lên gần 70 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn hơn 12 tỷ và giá cổ phiếu trong thời gian dài nằm dưới mức 2,000 đồng/cp.

Trong khi đó, khoản mục chi phí khác được điều chỉnh tăng gấp 5.5 lần so với trước kiểm toán khiến CTCP In và Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) phải ghi nhận khoản lỗ khác gần 14 tỷ đồng. Theo đó, lãi ròng nửa đầu năm 2016 chỉ còn 3.4 tỷ đồng, giảm gần 78% so với trước soát xét và giảm 59% so với cùng kỳ 2015. Theo MCP, nguyên nhân chủ yếu là do tiền thuê đất nộp bổ sung vào ngày 28/07/2016 nên trong BCTC bán niên 2016 (hoàn thành ngày 20/07/2016) không thể hiện; sau khi soát xét, phía công ty kiểm toán đã đề nghị ghi nhận và thể hiện trên BCTC soát xét bán niên 2016.

Còn CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (HOSE: AGF) có lỗ ròng cũng tăng thêm 6 tỷ đồng so với báo cáo tài chính chưa soát xét do tính lãi thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại làm tăng hơn 2.6 tỷ đồng, đi cùng với giá vốn tăng mạnh và thu nhập khác giảm./.



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (11)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ dự án Cát Bà Amatina kỳ vọng lãi 100 tỷ đồng trong năm 2024

Vinaconex-ITC, chủ dự án Cát Bà Amatina, lên kế hoạch 526 tỷ đồng doanh thu cùng mức lãi sau thuế 96 tỷ đồng trong năm 2024 dù dự báo thị trường bất động sản nghỉ...

Sonadezi Châu Đức đặt kế hoạch lãi 228 tỷ, tỷ lệ cổ tức 10%

CTCP Sonadezi Châu Đức (HOSE: SZC) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2024, với chỉ tiêu doanh thu hơn 881 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 228 tỷ đồng, lần lượt...

Bị đồn đóng cửa vì doanh số liên tục giảm, nhà sách Fahasa đang kinh doanh ra sao?

Bị tung tin thất thiệt về việc đóng cửa vì doanh số giảm, lãnh đạo nhà sách Fahasa cho rằng hành động này nhằm câu view của một số tài khoản mạng xã hội. Vậy thực...

Chứng khoán KAFI đặt mục tiêu tổng tài sản 10,000 tỷ đồng năm 2024, lãi trước thuế 300 tỷ 

CTCP Chứng khoán KAFI (KAFI) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 với nhiều nội dung.

CEO đặt kế hoạch lãi sau thuế tăng 24%

Dù kết quả kinh doanh năm 2023 không mấy khả quan, Tập đoàn C.E.O vẫn đặt kế hoạch 2024 lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2023.

Chính thức khai trương tổ hợp khoáng nóng Nhật Bản giữa lòng Ecopark, cách hồ Hoàn Kiếm 14km

Tổ hợp khoáng nóng Mori Onsen nằm giữa lòng thành phố xanh Ecopark, rộng 2,000m2, gồm 15 bể tắm khoáng, spa, xông hơi, nhà hàng, bể bơi chính thức khai trương giúp...

ICON4 đã sử dụng hết 320 tỷ đồng của đợt chào bán năm 2022

ICON4 cho hay đã sử dụng hết số tiền 320 tỷ đồng huy động được từ đợt chào bán cách đây hơn 1 năm, trong đó dành 170 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động thực hiện các gói...

Cuộc đua CASA ngân hàng: Từ “thách thức kép” 2023 sang “thuận lợi kép” 2024

Hai tháng đầu năm 2024, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay tiếp tục giảm so với cuối năm 2023 khiến các nhà đầu tư thiên về nhu cầu để tiền gửi không kỳ hạn...

VNPT đề nghị công ty con Telvina nâng doanh thu kế hoạch 2024 lên 187 tỷ đồng

Cụ thể, kế hoạch doanh thu năm 2024 của Telvina được đề nghị điều chỉnh tăng từ 186 tỷ đồng lên thành 187.5 tỷ đồng, trong đó doanh thu trong thị trường VNPT sẽ là...

Chứng khoán DNSE đặt kế hoạch lãi sau thuế 2024 gần gấp đôi năm trước

CTCP Chứng khoán DNSE (DNSE) vừa hé lộ kế hoạch kinh doanh năm 2024. Lãi sau thuế mục tiêu tối đa là 445 tỷ đồng, gần gấp đôi năm trước.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98