Nông dân Tây Nguyên “mắc kẹt” với mắc ca: Trách nhiệm thuộc về ai?

19/09/2016 16:37
19-09-2016 16:37:28+07:00

Nông dân Tây Nguyên “mắc kẹt” với mắc ca: Trách nhiệm thuộc về ai?

Theo báo Lao động, mấy năm trước, người dân Tây Nguyên hồ hởi với dự án trồng cây mắc ca (macadamia), coi đây là “cây tiền tỉ” giúp họ đổi đời. Hàng chục nghìn hecta mắc ca được người dân trồng, chăm bón. Nhưng trái với kỳ vọng, sau 5 năm chăm bón, những cây mắc ca này trơ ra không chịu cho quả. Trước nhiều ý kiến trái chiều, Bộ NNPTNT dè dặt chỉ phê duyệt diện tích trồng 10.000ha mắc ca từ nay đến năm 2020, thay cho 200.000ha như dự kiến. Trong khi đó, nếu được đầu tư bài bản, cây mắc ca có thể mang lại thu nhập “khủng” cho nông dân.

Cây mắc ca có giá trị kinh tế cao, nhưng cần đầu tư thận trọng, không thể để dân tự trồng, ồ ạt phát triển diện tích, không theo quy hoạch.

Chết” ngay từ khâu giống

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Trần Vinh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên thẳng thắn bày tỏ: Cây mắc ca là cây có giá trị kinh tế cao. Nếu đầu tư đúng cách, chăm bón đúng kỹ thuật và tìm được đầu ra, thì giá trị kinh tế mang lại không kém cây càphê và hồ tiêu, 1ha cây mắc ca có thể cho 3-4 tấn hạt thô, trong khi đó, mỗi kg hạt thô có thể bán với giá từ 3-4USD.

Mặc dù cây mắc ca có giá trị kinh tế như vậy, nhưng nhiều năm qua, nông dân trồng nhiều nhưng vẫn chưa thể “đổi đời”, thậm chí có nơi còn phải chặt bỏ trong thua lỗ. Ông Trần Vinh cho rằng, đó là do lặp lại các sai lầm kép: Không những bởi đầu tư không theo quy hoạch, không qua nghiên cứu, mua giống tràn lan và trồng “không đúng đất”. Trong khi đó, cây mắc ca là loại cây khó tính, không phải vùng đất nào của Tây Nguyên cũng thích hợp. “Mắc ca là cây á nhiệt đới, yêu cầu độ ẩm cao, đất dày. Cây này đòi hỏi được chăm sóc đúng kỹ thuật. Nhiều nông dân trồng cây này đã thất bại vì không nắm vững đặc tính này” - ông Trần Vinh khẳng định.

Theo ông Huỳnh Ngọc Huy - Tổng Thư ký Hiệp hội mắc ca Việt Nam, người dân Tây Nguyên vướng phải vấn đề mắc ca không ra quả, là vì nông dân ham rẻ mua cây giống trôi nổi ngoài thị trường với giá 25.000 đồng/cây. Đây là cây giống tự sinh (gieo từ hạt), hoặc được ghép từ các cành không đạt tiêu chuẩn. Trong khi đó, giống cây ghép theo tiêu chuẩn đòi hỏi kỹ thuật cao, chất lượng đảm bảo có giá khá cao (70-80.000 đồng/cây). Mặt khác, một số người mua cây giống đạt chuẩn, nhưng lại trồng trên đất không thích hợp, nên cây đã kông cho thu hoạch.

Ông Huỳnh Ngọc Huy cho rằng, hiện nay có 8 tỉnh thích hợp để trồng cây mắc ca, trong đó có 5 tỉnh ở Tây Nguyên gồm: Đắc Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và 3 tỉnh ở phía Bắc: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Ngoài ra, có thể nghiên cứu để trồng mắc ca tại 1 số vùng của huyện Ba Vì (Hà Nội). “Thực tế là vùng Ba Vì đã có trồng cây mắc ca nhập từ nước ngoài về, nhưng do được chăm sóc không đúng kỹ thuật, nên không cho kết quả”- ông Huy nói.

Không thể để nông dân “tự bơi”

Theo ông Trần Vinh, hiện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên có hơn 20 giống mắc ca, trong đó H2, OC và 508 là những giống rất triển vọng, cho năng suất cao. Viện cũng đã trồng thử nghiệm cây mắc ca xen với một số loài cây công nghiệp có giá trị trên địa bàn Tây Nguyên như càphê vối, càphê chè, cacao. Tính đến nay tổng diện tích mô hình trồng xen là hơn 15ha. Kết quả bước đầu cho thấy cây mắc ca sinh trưởng tốt ở tất cả các mô hình trồng xen. Sau 4-5 năm cho năng suất khoảng 10kg hạt/cây, thậm chí có cây đạt 15kg/cây/năm. Bộ NNPTNT đã công nhận 4 dòng mắc ca gồm: 246; 816; OC; 849 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Krông Năng - Đắk Lắk...

http://laodong.com.vn/thi-truong/nong-dan-tay-nguyen-mac-ket-voi-mac-ca-trach-nhiem-thuoc-ve-ai-593289.bld

 





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98