VKC: Dù tiềm năng tăng trưởng khả quan nhưng vẫn cần chú ý

14/09/2016 14:09
14-09-2016 14:09:59+07:00

VKC: Dù tiềm năng tăng trưởng khả quan nhưng vẫn cần chú ý

Triển vọng tăng trưởng của CTCP Cáp Nhựa Vĩnh Khánh (HNX: VKC) là tích cực nhờ sự bùng nổ của thị trường cáp quang. Tuy vậy vẫn cần chú ý khi rủi ro pha loãng tăng cao khi VKC đang dự kiến phải phát hành 7 triệu cổ phiếu. Bên cạnh đó là các khoản cho vay ngắn hạn chỉ với lãi suất 2%/năm.

Kết quả kinh doanh năm 2015 tạo ấn tượng mạnh. Doanh thu năm 2015 của VKC đạt 1,055 tỷ đồng, tăng trưởng 24.4% so với năm 2014.

Doanh thu của VKC tăng trưởng khả quan chủ yếu đến từ:  

(i)    Sự tăng trưởng ấn tượng của mảng cáp viễn thông với mức tăng 64.7%. Trong đó, các dự án nâng cấp hệ thống cáp quang của các khách hàng lớn như FPT, VNPT, Viettel  trong năm 2015 là động lực chính cho sự tăng trưởng mạnh của lĩnh vực kinh doanh này.

(ii)   Doanh thu của mảng thương mại săm lốp tiếp tục duy trì sự ổn định với mức tăng trưởng 13.7% trong năm 2015. Doanh thu của mảng kinh doanh săm lốp tăng trưởng mạnh nhờ vào sự gia tăng đột biến của số lượng xe tải trong năm 2014 - 2015. Trong đó, số lượng xe tải được tiêu thụ toàn ngành trong năm 2015 đạt 69,134 chiếc, tăng trưởng đến 72% so với năm 2014.

Lợi nhuận gộp của VKC đạt 79.4 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so với cùng kỳ. Bên cạnh sự tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận biên của VKC được cải thiện còn nhờ vào sự cải thiện của tỷ lệ lợi nhuận gộp. Theo đó, tỷ lệ lợi nhuận gộp của VKC năm 2015 đạt 7.5% trong khi năm 2014 đạt 6.8%. Biên lợi nhuận gộp cải thiện đến từ chi phí nguyên liệu đầu vào giảm mạnh xuất phát từ sự giảm sâu của giá đồng thế giới trong năm.

Với sự tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thuế của VKC đạt 22.6 tỷ đồng, tăng 99% so với năm 2014.

Diễn biến giá đồng LME

 

6T/2016 hoàn tất 56% kế hoạch lợi nhuận năm. Theo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 vừa công bố, doanh thu của VKC đạt 576.5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 24.8 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả kinh doanh ấn tượng của VKC tiếp tục đến từ mảng cáp viễn thông tiếp tục tăng trưởng mạnh 54.6% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó mảng thương mại săm lốp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định 6.6% và mảng nhựa tuy chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn với đóng góp 4% vào tổng doanh thu nhưng cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng khi tăng gấp 2.6 lần so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2016, VKC đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 1,210 tỷ đồng với mức tăng trưởng 14.6% so với thực hiện 2015 và lợi nhuận sau thuế đạt 44.3 tỷ, tăng trưởng 96%. Như vậy 6T/2016, VKC đã hoàn thành 47.6% chỉ tiêu doanh thu và hoàn thành 56% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trong 6T/2016, VKC đã chi trả cổ tức tiền mặt năm 2015 lên đến 15%. Với hoạt động kinh doanh đang tiến triển khả quan, VKC cũng đã đưa ra mức chi trả cổ tức kế hoạch năm 2016, năm 2017 và năm 2018 cho cổ đông dự kiến lần lượt là 15%, 20% và 20%.

Cho vay chỉ với lãi suất chỉ 2%/năm. 6T/2016, khoản phải thu ngắn hạn của VKC đang ở mức 183 tỷ đồng tăng 16% so với cuối năm 2015. Khoản phải thu của VKC tập trung chủ yếu ở khoản mục phải thu khách hàng ngắn hạn với 144.8 tỷ đồng và cho vay ngắn hạn với 15.5 tỷ đồng. Khoản phải thu của VKC gia tăng cũng chủ yếu đến từ hai khoản mục này.

Việc gia tăng khoản phải thu ngắn hạn khách hàng không đáng lo ngại khi các phát sinh mới chủ yếu đến từ các khách hàng quen thuộc của công ty.

Điểm đáng chú ý là khoản cho vay ngắn hạn của VKC khi mức lãi suất cho vay chỉ có 2%/ năm trong 6 tháng, trong đó 10.5 tỷ đồng (tăng 5 tỷ đồng so với cuối 2015) cho Ông Lâm Quy Chương CT HĐQT kiêm TGĐ của VKC và CT TNHH MTV Võ Quang Đức 5 tỷ đồng.

Hàng tồn kho gia tăng nhưng không đáng lo ngại. Hàng tồn kho của VKC cũng tăng khá mạnh với 13% so với cuối năm 2015, ở mức 211.4 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng lên chủ yếu do khoản mục hàng hoá thương mại tăng cao, nhiều khả năng hoạt động thương mại đã tiến triển tích cực hơn trong thời gian qua đã thúc đẩy việc VKC nhập hàng nhiều hơn để phục vụ việc kinh doanh.

Nợ vay được sử dụng chủ yếu để bổ sung vốn lưu động. Tính đến cuối Q2/2016, nợ phải trả của VKC đạt 469 tỷ đồng, chiếm đến 73% tổng nguồn vốn, tăng trưởng 15.8% so với cuối năm 2015. Nợ phải trả của VKC tập trung ở nợ phải trả ngắn hạn với 463 tỷ đồng.

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và khoản phải trả người bán ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất với 270 tỷ đồng và 152 tỷ đồng. Trong đó, Nợ vay là nguồn được VKC sử dụng để tài trợ chính cho việc tăng vốn lưu động (khoản phải thu, hàng tồn kho...) trong 6T/2016, theo đó nợ vay của VKC đã tăng 18.8% so với đầu năm.

Tuy vậy, sự gia tăng mạnh của nợ vay của VKC không phải là điều đáng lo ngại khi chỉ số thanh toán lãi vay của VKC khá tốt đạt 4.48 lần.

Kết quả kinh doanh sẽ tiếp tục khả quan trong nửa cuối năm 2016: Nửa cuối năm 2016, triển vọng kinh doanh của VKC nhiều khả năng sẽ tiếp tục khả quan nhờ vào:

(1)      Nhà cung cấp chính cho nhiều công ty lớn. VKC đang là nhà cung cấp chính cho nhiều công ty viễn thông lớn trong nước như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và CTCP FPT (HOSE: FPT). Trong đó, khách hàng lớn nhất của VKC là CTCP FPT và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với sản lượng cung cấp sản phẩm cáp hàng năm lần lượt lên đến 100% và 75%.

(2)      Phân khúc sản phẩm ít cạnh tranh. Hiện tại VKC chủ yếu cung cấp cáp quang cho phân khúc đường dây nhánh đến các cụm và hộ gia đình. Trong khi đó, phân khúc chủ đạo của hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của VKC là CTCP Đầu tư & Phát triển Sacom (HOSE: Sacom) và CT TNHH MTV Focal lại nghiêng về cung cấp cáp quang cho các dự án thi công trục chính của tuyến cáp quang. Với phân khúc khác biệt cùng việc trở thành nhà cung cấp chính cho các công ty và Tập đoàn viễn thông lớn, VKC hiện đang nắm giữ nhiều lợi thế để tiếp tục mở rộng thị phần của mình.

(3)      Sự bùng nổ của thị trường cáp quang. Theo thống kê của Cục Viễn thông, tính đến hết tháng 4 năm 2016, cả nước đã có 4.57 triệu thuê bao Internet cáp quang, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm 2013 và chỉ trong 4 tháng đầu năm nay, cả nước đã có thêm 940,000 thuê bao mới, tăng trưởng đến 26% so với cùng kỳ. Với nhu cầu Internet ngày càng tăng cao như hiện tại, dự đoán nhu cầu cáp quang sẽ vẫn duy trì sự tăng trưởng ấn tượng và tiếp tục trở thành mảng đóng góp chính cho tốc độ tăng trưởng của VKC trong thời gian tới.  

(4)      Hưởng lợi từ giá nguyên liệu. Đồng là nguyên liệu đầu vào chủ yếu trong hoạt động sản xuất của VKC với tỷ trọng chiếm đến 65% giá thành sản xuất sản phẩm cáp. Hiện nay VKC duy trì các hợp đồng nhập khẩu đồng dài hạn với giá được tính theo giá đồng LME (giá đồng giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa London).

Giá đồng LME đã liên tục giảm mạnh trong nhiều năm trở lại đây và trong 6 tháng cuối năm 2016, nhiều khả năng VKC sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự giảm giá nguyên liệu đầu vào khi giá đồng được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp xuất phát từ sự mất cân đối cung cầu nguyên liệu đồng khi nền kinh tế của Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ đồng nhiều nhất thế giới vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại sau khi đã rơi vào tình trạng suy thoái vào cuối năm ngoái.

Đây sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng giúp gia tăng công suất sản xuất cũng như giúp tỷ lệ lợi nhuận gộp của VKC tiếp tục được cải thiện.

(5)     Hoạt động xuất khẩu tiến triển khả quan. Hoạt động xuất khẩu tuy vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của VKC với 6.3% tổng doanh thu tính đến cuối năm 2015, tuy nhiên lĩnh vực này đã đóng góp đến 3.5 triệu USD vào tổng doanh thu của VKC và hiện tại vẫn đang duy trì biên lợi nhuận gộp ấn tượng lên đến 10.5% trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 2.24%.

Hiện nay, sản phẩm cáp quang của VKC đang được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Philippine, Nhật Bản và VKC vẫn đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia khác như Hàn Quốc, Đức, Mexico… Trong đó, hoạt động xuất khẩu sang thị trường chính là Philippine được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan khi:

-       Sản phẩm cáp quang của VKC vẫn đang được hưởng lợi từ yếu tố giá thành khi chi phí sản xuất cáp quang nội địa của Philippine vẫn còn rất cao.

-       Sản phẩm cáp quang của VKC được bảo hộ độc quyền trong vòng 7 năm kể từ năm 2014. Điều này giúp giảm sự cạnh tranh trong các hoạt động đấu thầu so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

(6)    Mảng thương mại săm lốp tiếp tục tăng trưởng ổn định. VKC là nhà phân phối chính vỏ xe Maxxis với mạng lưới khách hàng rộng lớn với phân khúc chủ yếu là lốp xe tải. Hiện tại, thị trường Ô tô nội địa vẫn đang tăng trưởng rất khả quan với tổng doanh số bán hàng toàn thị trường sau 7 tháng đầu năm 2016 tăng trưởng đến 32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng tiêu thụ xe tải của các thành viên VAMA đạt 48,737 chiếc, tăng trưởng 37% so với cùng kỳ. Với tốc độ tăng trưởng khả quan của thị trường Ô tô và xe tải nói riêng, nhu cầu tiêu thụ săm lốp trong những năm tới được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định như hiện tại.

Tuy vậy, cần lưu ý rằng sản phẩm lốp xe mà VKC đang phân phối là lốp Bias có độ mài mòn nhanh và độ bám đường kém hơn so với các sản phẩm lốp phát triển hơn như lốp Radial pha thép đang dần được thị trường ưa chuộng. Vì vậy, trong dài hạn sự cạnh tranh thị phần đối với mảng săm lốp của VKC sẽ trở nên gay gắt hơn và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến biên lợi nhuận của mảng kinh doanh này.

Rủi ro pha loãng cao. VKC dự kiến phát hành thêm 7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền 13:7. Dự kiến sau phát hành, vốn điều lệ của VKC sẽ tăng từ 130 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Nguồn vốn thu được từ đợt phát hành được dùng để đầu tư, sửa chữa và nâng cấp tài sản cố định hiện tại bên cạnh việc thanh toán các khoản nợ vay từ các hợp đồng vay ngắn hạn.

Đáng chú ý, các giao dịch quyền mua của VKC của các cổ đông nội bộ đang diễn ra khá sôi động (http://vietstock.vn/2016/09/vkc-hang-loat-giao-dich-quyen-mua-co-phieu-cua-cdnb-duoc-thuc-hien-739-494772.htm)

Kết luận: Với việc hưởng lợi từ giá nguyên liệu duy trì ở mức thấp cùng triển vọng ngành khả quan bên cạnh vị thế là nhà cung cấp chính cho nhiều công ty viễn thông lớn thì hoạt động của VKC được kỳ vọng sẽ tiếp tục khả quan trong 6 tháng cuối năm. Tuy vậy, thì việc VKC dự kiến phát hành 7 triệu cổ phiếu sẽ khiến rủi ro pha loãng ở cổ phiếu này tăng lên.

Chỉ số tài chính quan trọng của VKC năm 2012-2015

 

Nguồn: VietstockFinance (Đvt: triệu đồng)



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Công ty thành viên Sabeco thay ghế Chủ tịch, lợi nhuận quý 1 lao dốc 93%

Ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Kế hoạch (Ban phụ trách) - Sabeco, sẽ đảm nhận chức Chủ tịch HĐQT CTCP Bia - Nước Giải khát Sài Gòn - Tây Đô (TDBECO) từ ngày...

Vì sao DHA giảm lãi hơn 40% trong quý 1?

CTCP Hóa An (HOSE: DHA) công bố lãi ròng quý 1 giảm đến 43% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 9 tỷ đồng.

Mộc Châu Milk có quý lãi thấp nhất 3 năm

Ảnh hưởng từ việc người tiêu dùng giảm sức mua, CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, UPCoM: MCM) lãi sau thuế quý 1/2024 chưa đầy 50 tỷ đồng, giảm 51% so với...

Nam Sông Hậu lỗ quý thứ 2 liên tiếp, Chủ tịch bị bán giải chấp gần 19 triệu cp

Tài khoản chứng khoán của ông Mai Văn Huy - Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH) đang “nóng” như thời tiết Sài Gòn. Theo báo cáo...

ĐHĐCĐ KDH: Đã nộp hồ sơ chào bán riêng lẻ 110 triệu cp

Chiều ngày 23/04/2024, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) đã tổ chức ĐHĐCĐ nhằm thông qua phương án phát hành tối đa gần 102 triệu cp cho các hoạt...

Lãi ròng quý 1 của ANV rơi 82%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Nam Việt (HOSE: ANV) có doanh thu thuần 1,016 tỷ đồng và lãi ròng 17 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 82% so với cùng kỳ năm trước.

Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc “Xây dựng nhà máy phân đạm số 1 từ khí có công suất...

Lãi ròng FPT tiếp tục cao kỷ lục trong quý 1/2024

CTCP FPT (HOSE: FPT) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hai con số trong quý 1/2024, với doanh thu hơn 14 ngàn tỷ đồng và lãi ròng gần 1.8 ngàn tỷ đồng - đây cũng là...

Chủ tịch HTV: Ngành xi măng 120 năm qua chưa bao giờ khó khăn về tiêu thụ như hiện nay

“Ngành xi măng trong hơn 120 năm qua chưa bao giờ khó khăn về công tác tiêu thụ như bây giờ, hầu hết đơn vị xi măng đang rất khó khăn và đa phần kinh doanh thua...

ĐHĐCĐ Dược Việt Nam (DVN): Tái cơ cấu, chuẩn bị lộ trình chuyển sàn

Ngày 23/04, Tổng công ty Dược Việt Nam – CTCP (Vinapharm, UPCoM: DVN) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thông qua các định hướng phát triển của doanh nghiệp.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98