Đi tìm nguyên nhân bay hơi hơn 80% giá trị trong 3 tháng của HKB

25/10/2016 13:00
25-10-2016 13:00:00+07:00

Đi tìm nguyên nhân bay hơi hơn 80% giá trị trong 3 tháng của HKB

Kể từ giữa tháng 7/2016, cổ phiếu CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc (HNX: HKB) đã giảm liền một mạch từ 30,600 đồng/cp về 5,800 đồng/cp, mất đi hơn 80% giá trị.

"Phải tăng" vì phát hành?

Trước khi lao dốc mạnh mẽ thì cổ phiếu HKB đã có con sóng tăng kéo dài từ cuối tháng 10/2015 cho đến giữa tháng 7/2016.

Dù niêm yết tại HNX từ 08/04/2015 nhưng cổ phiếu hầu như không có nhiều điểm nổi trội với giá đi ngang, thanh khoản gần như không có. Song, kể từ cuối tháng 10, giá cổ phiếu HKB bắt đầu tăng dần từ mức dưới 10,000 đồng và đạt đỉnh vào phiên ngày 14/07/2016 tại mức giá 30,600 đồng/cp. Xét về thanh khoản, từ việc chưa có đến 100,000 cp trao tay trong khoảng thời gian trước tháng 10/2015 thì nay bình quân mỗi phiên HKB có đến 2.2 triệu cp khớp lệnh, có phiên giao dịch lên đến gần 7 triệu đơn vị.

Diễn biến giá cp HKB từ khi niêm yết đến nay (giá điều chỉnh)

Đáng chú ý, sự khởi đầu cho đà tăng giá của HKB vào cuối tháng 10/2015 đi kèm với việc đăng ký mua vào của các cổ đông nội bộ. Cả Ủy viên HĐQT lẫn Tổng giám đốc cùng đăng ký mua vào tổng cộng 4 triệu cp trong trong những tháng liền sau, ứng với 20% vốn. Đồng thời, đây cũng là thời kỳ mà HKB chuẩn bị cho kế hoạch tăng vốn mạnh từ 200 tỷ lên 500 tỷ đồng thông qua phát hành 30 triệu cp cho cổ đông hiện hữu với mức giá 10,000 đồng/cp. Mục đích phát hành là bổ sung vốn lưu động, giảm phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thu mua nguyên liệu cho việc mở rộng kinh doanh. Trong thời gian này, Công ty cũng thực hiện chia cổ tức cổ phiếu với tỷ lệ 8%.

Trong khi đó, kết quả kinh doanh của Công ty trong quý 4/2015 không hề khả quan với lãi ròng 1.2 tỷ đồng, giảm 92% và cả năm 2015 thì giảm 74% chỉ đạt 5 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2016 lợi nhuận sau thuế tiếp tục sụt giảm xuống còn 717 tỷ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ năm trước do các chi phí đồng loạt tăng cao.

Khi lũ bắt đầu xả

Có thể nói, kế hoạch tăng vốn của HKB khá là thành công khi mà ngày 28/06 chính thức niêm yết bổ sung 31.59 triệu cp tại HNX tăng vốn điều lệ lên gần 516 tỷ đồng (bao gồm phát hành cp trả cổ tức tỷ lệ 8%). Và ngày 27/07 là ngày lượng cổ phiếu này chính thức được giao dịch tại HNX. Sau đó thì thanh khoản cổ phiếu bắt đầu tăng vọt trước các đợt “xả hàng”. Tần suất các phiên có giao dịch 2 triệu, 3 triệu hay thậm chí 5 – 7 triệu cp trao tay xuất hiện ngày càng dày đặc hơn. Giá cổ phiếu có chuỗi ngày lao dốc không phanh, tính đến phiên ngày 21/10, giá HKB đã rớt về mức 5,800 đồng/cp, mất đi hơn 80% giá trị trong chỉ 3 tháng.

Đây cũng là lúc mà các cá nhân nội bộ mua vào cp gần 1 năm trước đăng ký thoái sạch vốn. Cụ thể, vợ chồng Ủy viên HĐQT đăng ký thoái hết tổng cộng gần 9 triệu cp, ứng với hơn 17.7% vốn nhằm mục đích cân đối tài chính cá nhân, trong khi Tổng giám đốc phải bán hết hơn 1.8 triệu cp nhằm giải chấp tài sản.

Ngay cả khi Công ty công bố BCTC quý 3/2016 với kết quả kinh doanh đột biến cũng không thay đổi tình trạng nằm sàn của cổ phiếu. Trong quý, Công ty ghi nhận139 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 6.6 lần và lợi nhuận ròng 9.4 tỷ đồng, tăng vọt so với con số 211.3 triệu đồng cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân được đơn vị cho biết là do nguồn vốn tín dụng tài trợ từ các ngân hàng cho Công ty cao hơn trong khi cùng kỳ năm trước bị gián đoạn bởi việc tái cấu trúc ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương. Trong quý, HKB cũng đã đưa dây chuyền chế biến hồ tiêu cao cấp vào hoạt động; nguyên liệu hạt tiêu có giá hợp lý do đã thu mua vào thời điểm trước đó góp phần gia tăng lợi nhuận; cũng như đẩy mạnh sản xuất và xuất bán hồ tiêu, có dòng sản phẩm tiêu sạch tiêu chuẩn ASTA với chất lượng và giá trị gia tăng cao.

Tuy nhiên, đi kèm với kết quả kinh doanh đột biến thì khoản phải thu khách hàng của Công ty cũng tăng mạnh. Tính đến cuối quý 3/2016, phải thu khách hàng ngắn hạn của HKB là 142 tỷ đồng, tăng vọt so với con số gần 84 tỷ thời điểm đầu năm; trong đó khoản phải thu lớn nhất là Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Hưng Thịnh An 105 tỷ đồng. Xét đến dòng tiền, tuy tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác tăng mạnh lên 419.6 tỷ đồng nhưng tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ cũng nhảy vọt lên 547 tỷ đồng nên dòng tiền hoạt động kinh doanh của Công ty bị âm 147 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước dương 45 tỷ đồng.

CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc tiền thân là CTCP Thương mại và Đầu tư Hà Nội – Kinh Bắc thành lập năm 2009 với vốn ban đầu 1.8 tỷ đồng. Sản phẩm Công ty kinh doanh chủ yếu là tiêu, sắn lát, ngô, đậu tương, gạo xuất khẩu và cung cấp cho các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Công ty có ba nhà máy là nhà máy chế biến tiêu sạch xuất khẩu Gia Lai đã đi vào hoạt động từ tháng 2/2015, nhà máy chế biến nông sản HKB Quy Nhơn 1 và 2.

HKB do ông Dương Quang Lư, bà Bùi Thị Thanh Loan (vợ ông Lư) và ông Dương Quang Trường thành lập nên. Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2016, ông Lư vẫn còn sở hữu 18.5% vốn HKB./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vi phạm liên quan đến trái phiếu, chủ quản chuỗi The Coffee House bị xử phạt

Ngày 23/04/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Seedcom (Địa chỉ trụ sở chính: L17-11...

Theo dấu dòng tiền cá mập 25/04: Tự doanh cùng khối ngoại bán ròng gần 940 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 25/04, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại lần lượt bán ròng gần 539 tỷ đồng và gần 397 tỷ đồng.

Vietstock LIVE: Đọc vị kết quả kinh doanh Q1/2024 và triển vọng kinh tế Việt Nam

Thị trường sẽ diễn biến ra sao trong bối cảnh kinh tế đầy biến động và đâu là chiến lược thích hợp cho nhà đầu tư trong thời gian tới?

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

25/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 

UBCKNN làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

Chiều ngày 22/04/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội thị trường tài chính và...

UBCKNN xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Thuận Đức (HOSE: TDP), CTCP Anh ngữ APAX và CTCP Thủy sản Việt Úc (VUG) do vi...

An Gia (AGG) dự kiến hết nợ trái phiếu, kế hoạch lợi nhuận tăng 43% trong năm nay

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2024 tăng 43%. Công ty lên kế hoạch phát hành cổ...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98