Dòng tiền phân hóa mạnh

24/10/2016 20:00
24-10-2016 20:00:00+07:00

Chuyển động dòng tiền tuần 17-21/10:

Dòng tiền phân hóa mạnh

Sau tuần tìm đến nhóm cổ phiếu đầu cơ, dòng tiền khá phân hóa trong tuần 17-21/10 khi kết quả kinh doanh quý 3 của nhiều doanh nghiệp bắt đầu được công bố.

Trong tuần giao dịch qua, chỉ số VN-Index kết thúc tuần giảm 0.32% đứng tại 684.83 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần giảm mạnh 1.46%, đang dừng ở 84.20 điểm. Thanh khoản thị trường trên hai sàn diễn biến trái chiều với HOSE đạt 109.5 triệu đơn vị/phiên, giảm 9.64% so với tuần giao dịch trước; sàn HNX đạt hơn 43.9 triệu cổ phiếu/phiên, tăng mạnh 13.31%.

Trong bối cảnh thị trường đang đón nhận kết quả kinh doanh quý 3 thì dòng tiền tỏ ra khá phân hóa. Nhiều mã có kết quả kinh doanh tích cực được công bố có dòng tiền tăng đáng kể nhưng cũng không ít đơn vị sụt giảm về thanh khoản dù kết quả tốt và đi kèm đó là diễn biến giảm giá mạnh.

Xét trong nhóm cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên trên HOSE thì chỉ có 49 mã tăng thanh khoản, còn lại đến 64 mã giảm. Và trong nhóm tăng trưởng dòng tiền, DPM đã gây ngạc nhiên khi khối lượng giao dịch bình quân tuần qua tăng hơn 240%, từ 311,000 đơn vị lên hơn 1 triệu đơn vị/phiên. Điều đáng nói ở đây là kết quả quý 3/2016 của DPM đã không được như kỳ vọng với lãi ròng chỉ hơn 179 tỷ đồng, giảm gần 60% so cùng kỳ.

Tuy nhiên, ở DPM hiện có yếu tố được kỳ vọng nhiều đó là dự án nhà máy NH3-NPK khi đi vào hoạt động sẽ đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng của DPM kể từ năm 2018. Theo đó, Công ty sẽ bán NH3 với khối lượng sản xuất tối đa từ năm thứ hai, trong bối cảnh thiếu hụt NH3 tại Việt Nam. Được biết, DPM, UBE và Sojitz đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) trong tháng 8 để nghiên cứu tiền khả thi cho dự án nhà máy NH3 với 450,000 – 600,000 tấn sản lượng/năm. Nhà máy này sử dụng khí đốt tự nhiên từ Đông Nam, sẽ nâng công suất NH3 của DPM thêm 45 - 50% khi nhà máy này đi vào hoạt động, cho phép DPM tận dùng nhu cầu NH3 trong tương lai. Tuần qua thì CTCK Bản Việt (VCSC) cũng khuyến nghị mua cổ phiếu DPM với giá mục tiêu 31,360 đồng/cp. Nhưng yếu tố này có thể đã tạo ra sự hấp dẫn cho DPM trước giới đầu tư.

Bên cạnh DPM, còn có KMR, PDR, DGW và NLG đều có dòng tiền tăng trên 100%, trong đó DGW đột biến nhất khi giá biến động tăng hơn 22% để chạm mốc 24,400 đồng/cp bất chấp kết quả kinh doanh quý 3/2016 suy giảm so cùng kỳ năm trước.

Với NLG, nhờ việc bàn giao nhà và căn hộ Ehome, doanh thu thuần trong quý 3/2016 của NLG tăng mạnh, đạt gần 603.8 tỷ đồng, gấp 2.5 lần cùng kỳ năm trước và lãi ròng tăng trưởng gấp 2 lần, đạt hơn 35 tỷ đồng. Thông tin này kéo thanh khoản của NLG tăng gấp đôi, từ 196,000 đơn vị lên 394,000 đơn vị/phiên. Còn PDR dù kết quả kinh doanh quý 3 suy giảm nhưng thông tin về khả năng chia cổ tức 5% trong tháng 11 hoặc 12 tới đây đã trở thành điểm hấp dẫn hơn. Ngoài ra, việc PDR không đạt kết quả kinh doanh như kỳ vọng là bởi các sản phẩm đã bán chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu.

Ngoài ra, nhiều cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt quý 3 cũng tăng mạnh dòng tiền như CTD, CII, NT2, PTL và nhiều mã đầu cơ tiếp tục nhận dư địa tăng từ tuần trước như BCG, TTFTSC.

Ở chiều ngược lại, ngay cả nhiều ông lớn với kết quả kinh doanh khởi sắc như FPT (kết quả 8 tháng đầu năm), HPG, SMC… cũng có dòng tiền sụt giảm mạnh. Dẫn đầu là SMC với khối lượng giao dịch bình quân tuần qua chỉ còn hơn 130,000 đơn vị/phiên, giảm gần 60% dù lãi quý 3 xấp xỉ 58 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ 1.6 tỷ đồng.

Còn trên HNX, cổ phiếu CEO, DPS và HAD có khối lượng giao dịch bình quân tăng trên 100%. Và nổi bật nhất trong số này chính là DPS khi khối lượng giao dịch bình quân tăng vọt hơn 143%, lên hơn 1.5 triệu cp/phiên với giá cổ phiếu bứt phá gần 15%. Trước tuần giao dịch vừa qua, DPS đã có 10 phiên giảm sàn liên tiếp với dư bán tại giá sàn mỗi phiên lên đến vài triệu đơn vị (có phiên chiếm hơn 20% vốn điều lệ). Hoạt động bắt đáy ở DPS đã có hiệu quả trong tuần qua khi giá cổ phiếu bật tăng trở lại.

Và cũng trong thời gian này thì DPS cho biết đã ký kết 2 hợp đồng lớn với CTCP Kinh doanh phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội (HANHUD). Cụ thể, DPS sẽ cung cấp thép xây dựng từ nay đến hết năm 2017 cho dự án Liên cơ quan Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội, trị giá 74 tỷ, tương đương 6,500 tấn thép và dự án Trung tâm cơ sở thông tin Quốc gia về tội phạm Bộ Công An, trị giá 11 tỷ, tương đương 1,000 tấn thép. Đây là đơn hàng bán cho dự án nên tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc bán hàng thông qua đại lý. Lợi nhuận ước tính của hai dự án trên là 11 tỷ đồng (tỷ suất 12.9%).

Tuần qua cũng đã có nhiều cổ phiếu được nhà đầu tư bắt đáy mạnh mẽ như HKB, ITQ, ACM… khi khối lượng giao dịch gia tăng mạnh nhưng giá thì giảm sâu.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

   

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX

 

Tuần qua, khối ngoại bán ròng trên HOSE với 89.2 tỷ đồng và bán ròng trên HNX với 9.27 tỷ đồng. Trên HOSE, lực bán ròng tập trung mạnh nhất là ở SBT với 123.4 tỷ đồng (chủ yếu thông qua giao dịch thỏa thuận); tiếp theo là CTD với 63.67 tỷ đồng, PDR với 26.3 tỷ đồng, VCB với 25.7 tỷ đồng… Về phía mua ròng là các mã như HPG với gần 89.5 tỷ đồng, tiếp theo là VNM với 34.95 tỷ đồng, SSI với 28.52 tỷ đồng... Trên sàn HNX, giá trị bán ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở SCR với 27.8 tỷ đồng, VKC với 11.28 tỷ đồng và VNR với 8.9 tỷ đồng; ngược lại mua ròng chủ yếu ở PVS và DBC với 15.3 tỷ và 12.2 tỷ đồng./.



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (26)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98