Dự thảo Luật về Hội có nhiều điểm đi ngược xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

22/10/2016 09:18
22-10-2016 09:18:38+07:00

Dự thảo Luật về Hội có nhiều điểm đi ngược xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Tại buổi Tọa đàm "Xây dựng Luật về Hội phù hợp với chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam" do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) và Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đồng tổ chức, Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan và Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành đã có những thảo luận về một số điểm bất cập trong dự thảo Luật về Hội đề ra ngày 10/10/2016.

Tọa đàm "Xây dựng Luật về Hội phù hợp với chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam" chiều ngày 21/10

Đứng trên khía cạnh của nhà Kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành đã có những tham luận về việc vai trò của các hiệp hội, quỹ, đoàn thể trong xã hội nói chung và kinh tế nói riêng. Tiến sĩ cho biết, các hiệp hội hình thành trên cơ sở tự nguyện của người dân, cộng đồng hiện nay là cách đáp ứng các nhu cầu đa dạng của xã hội, thị trường kinh tế khi mà Nhà nước không thể cung cấp giải pháp cho các nhu cầu đó hoặc nếu có thì hiệu quả thường thấp và chi phí cao.

Đối với nền kinh tế thị trường, vai trò của các hiệp hội có vị trí quan trọng trong việc giám sát các cá thể và tổ chức trên thị trường, trong đó có các doanh nghiệp. Tiến sĩ cho biết, các hiệp hội này được hình thành đại diện cho tiếng nói của khối dân sự, kiểm soát hành vi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những hiệp hội này lại hoạt động một cách phi lợi nhuận, chỉ đứng trên quyền lợi của nhóm dân sự. Tiến sĩ cũng nhận định, trong bản dự thảo về Luật của Hội, có một số nội dung chưa làm rõ được vai trò của hiệp hội trong tổng thể xã hội kinh tế.

Tại buổi tọa đàm chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan cũng đã có những chia sẻ, thảo luận về bản dự thảo luật. Một số nội dung của Luật về Hội trong dự thảo có những bước lùi, trong đó bước lùi rõ rệt nhất là việc hạn chế “hội không liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, không nhận tài trợ nước ngoài; trường hợp đặc biệt do chính phủ quy định”. Theo chuyên gia, ở điểm này trong Nghị định 45 của Chính Phủ vẫn cho phép và thực tế khi Việt Nam tham gia ASEAN - là tổ chức đầu tiên trong tiến trình hội nhập quốc tế - thì Chính phủ cũng liên tục thúc đẩy cho ra đời một số hội ngành hàng để tham gia vào ASEAN. Một trong những hiệp hội đầu tiên là Hiệp hội Dệt may Việt Nam phải vươn mình gia nhập Hiệp hội Dệt may của ASEAN, để đấu cho quyền lợi của các nước đang phát triển, khi xuất khẩu hàng dệt may sang các nước công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, một số hiệp hội khác như Hiệp hội Du lịch cũng tương tự, mặc dù mục đích ban đầu chưa phải là liên kết, gia nhập hội nước ngoài mà chỉ là cần có tiếng nói của mình trong những diễn đàn quốc tế.

Chia sẻ của Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan tại buổi tọa đàm

Chuyên gia Phạm Chi Lan cũng nêu ra một số ví dụ cho thấy tầm quan trọng của các hiệp hội ngành nghề. Một trong những trường hợp đầu tiên là vụ việc cá tra, cá basa Việt Nam bị kiện bán phá giá trên thị trường Mỹ, lúc đó không phải bộ Thủy sản có thể xử lý được mà chính là Hiệp hội Thủy Sản phải đứng ra đấu tranh với phía Mỹ là Việt Nam không bán phá giá và thúc đẩy cho mặt hàng cá tra, cá basa Việt Nam nổi tiếng trên thế giới. Qua đó, có thể thấy, Chính phủ qua rất nhiều năm trong hội nhập đã muốn tối đa các hiệp hội của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội để cùng với nhau đấu tranh cho quyền lợi của Việt Nam về mặt kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, khi mà nước ta hội nhập sâu hơn lại đưa ra những quy định ngược trong dự thảo luật này.

“Không hiểu vì sao, vào thời điểm bây giờ khi mà Việt Nam hội nhập sâu hơn, xa hơn và tham gia vào các cam kết rất cao kể cả đòi hỏi về cải cách thể chế mà lại có quy định ngược thế này, tôi thực sự không hiểu”- Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan.

Nói về việc nhận tài trợ của nước ngoài, bà Lan cho biết, những năm vừa qua Việt Nam đã nhận hơn 2.5 tỷ USD từ các tổ chức nước ngoài cho các hiệp hội của Việt Nam trong đó, 80% cho các hội do nhà nước quản lý và 20% vào các hội có tính dân sự khác. Theo đó, nếu như quy định theo dự thảo luật mới, đồng nghĩa với việc, Việt Nam sẽ không tiếp nhận 2.5 tỷ USD, đây là điểm bất hợp lý./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2024 đạt hơn 1.537 triệu tỷ đồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung quý 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ...

Trong quý 1/2024, số DN tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 ngàn so với số DN đăng ký thành lập mới

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong...

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98