Ngân hàng lớn ăn đong: Cổ đông Nhà nước, anh là ai?

20/10/2016 17:24
20-10-2016 17:24:47+07:00

Ngân hàng lớn ăn đong: Cổ đông Nhà nước, anh là ai?

Đến thời điểm này, dự báo triển vọng 2017 dần rõ hơn. Tín dụng, lợi nhuận, cổ tức và nộp ngân sách của các ngân hàng thương mại nhà nước có thể kém đi, khi mà yêu cầu trọng yếu vẫn không được giải quyết một cách bền vững, theo VnEconomy đưa tin.

Đầu năm, khi đại hội đồng cổ đông và trình phương án tăng vốn, gần 100% biểu quyết thông qua, trong đó có biểu quyết của cổ đông Nhà nước, nhưng sau đó tình huống lại đảo ngược hoàn toàn, không thể dùng vốn Nhà nước để thực hiện.

Triển vọng đó gắn với vai trò của Nhà nước - cổ đông đang nắm tới 65-95% vốn tại Vietcombank, VietinBank và BIDV. Vai trò mà ngân hàng trong cuộc từng đánh giá “có vẻ như đang chưa thực sự chuyên nghiệp và điều này có thể ảnh hưởng đến cổ đông hiện hữu khác”.

Vá víu và ăn đong

Như VnEconomy đề cập ở bài viết gần đây, kế hoạch bán 7,73% cổ phần cho GIC (quỹ đầu tư của Singapore) của Vietcombank có thể phá sản, do đã sắp hết thời hạn thỏa thuận giữa hai bên mà vẫn chưa thấy dấu hiệu phê duyệt từ các đầu mối chức năng.

Giả định, kế hoạch trên bất thành, Vietcombank vuột cơ hội tăng vốn đã dày công chuẩn bị hơn một năm qua, điều gì sẽ xảy ra?

Cuối 2015, hệ số an toàn vốn (CAR) của Vietcombank ở khoảng 11%. Nhưng đến cuối tháng 9/2016 đã giảm chỉ còn hơn 9%. Trong giả định trên, đến cuối năm nay nhiều khả năng đây sẽ là một trường hợp vi phạm quy định an toàn hiện hành. Và nếu áp theo chuẩn Basel 2, thậm chí CAR sẽ chỉ còn 6% mà thôi.

Với ngân hàng, CAR đáng sợ. Vì nó tác động trực tiếp đến khả năng cho vay, mở rộng quy mô tổng tài sản. Tổng tài sản đối với ngân hàng giống như GDP của một quốc gia vậy. Không tăng trưởng hợp lý, thị phần sẽ mất. Kinh doanh, lợi nhuận có thể giảm, nhưng mất thị phần sẽ “đau” hơn nhiều, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt.

Ngoài ra, khi CAR rơi vào tình trạng vi phạm quy định, ngân hàng không thể mở rộng mạng lưới, các nghiệp vụ kinh doanh bị hạn chế…, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trong tình huống xấu nhất, giả định trên hiện thực, Vietcombank phải buông xuôi?

May mà không. Vì nhìn sang giải pháp dự phòng khác, ngân hàng này đang có kế hoạch phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu dài hạn; nó được tính vào vốn cấp 2 để cải thiện CAR.

Tuy nhiên, giải pháp dự phòng trên chỉ là tình thế và vá víu, vốn đi vay mượn. Vay thì chịu lãi. Lãi suất có thể bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng kỳ hạn, cộng với khoảng 1-1,5%/năm; hoặc bằng bình quân nhóm “Big 4” cộng thêm 1-1,5%/năm; tình huống nào cũng có thể phải trả từ 7,5-8%/năm.

Cứ cho Vietcombank vá được CAR bằng giải pháp đó, nhưng trong giả định trên, hoạt động kinh doanh năm 2017 chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng ăn đong, khiêng khem hơn về tăng tín dụng và tổng tài sản, liên quan là lợi nhuận, cổ tức và nộp ngân sách.

Đó cũng là tình huống phải ăn đong trong năm 2017 đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), cũng liên quan đến tăng vốn và bảo đảm CAR.

Vậy nên, năm 2017, ở khối đang chiếm khoảng 52% thị phần tín dụng toàn hệ thống này, nếu vốn đẩy ra kém đi, doanh nghiệp khó vay hơn thì cũng đã có một phần lý giải từ lúc này.

Vừa rồi, BIDV lần lượt công bố hai đợt phát hành trái phiếu dài hạn. Lượng phát hành không lớn. Mặt khác, dù được tính vào vốn cấp 2 để cải thiện CAR, nhưng không được quá 50% vốn cấp 1. Giới hạn này cả ở BIDV và VietinBank đều đã lấp gần đầy.

Vai trò cổ đông Nhà nước?

Như trên, Vietcombank tưởng như nắm chắc kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, nhưng cũng có thể bất thành. Tỷ lệ sở hữu khối ngoại tại VietinBank thì đã kín. BIDV cũng có định hướng bán cho nước ngoài, nhưng khó.

Theo tìm hiểu của VnEconomy, từ đầu năm đến nay, các kế hoạch ra nước ngoài tìm cơ hội bán vốn của các ngân hàng Việt Nam gần như không nhận được sự quan tâm thực sự của giới đầu tư tổ chức quốc tế, đặc biệt tại Mỹ, châu Âu và Nhật.

Gọi vốn bên ngoài không được, các ngân hàng lớn này tìm về hậu phương. Và như phản ánh thời gian qua, các kế hoạch tăng vốn từ huy động nguồn lực của cổ đông hiện hữu, tranh thủ từ lợi nhuận có được qua cổ tức bằng cổ phiếu đều đang ở thế kẹt.

Có một điểm nhìn lại: đầu năm nay, khi các ngân hàng trên đại hội đồng cổ đông và trình phương án tăng vốn, gần 100% cổ đông biểu quyết thông qua, trong đó có tỷ lệ biểu quyết của cổ đông Nhà nước, nhưng sau đó tình huống lại đảo ngược hoàn toàn, không thể dùng vốn Nhà nước để thực hiện...

http://vneconomy.vn/tai-chinh/ngan-hang-lon-an-dong-co-dong-nha-nuoc-anh-la-ai-201610201121315.htm





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11,286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền...

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 35.4% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2.869 tỷ USD, tăng 3.5% so với quý trước và tăng 35.4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần...

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số...

Sacombank vượt mốc 1 triệu khách hàng thẻ tín dụng, không ngừng gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng thẻ 

Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách...

Định giá cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn, cổ phiếu nào nên "xuống tiền"?

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trải qua đà hồi phục mạnh từ cuối năm 2023 và duy trì đến nay. Tuy nhiên, so với chỉ số P/E toàn ngành, một số cổ phiếu có cơ bản tốt vẫn...

Giá bán USD ngân hàng tiến gần mốc 26,000 đồng

Phiên sáng 17/04, tỷ giá USD/VND tại ngân hàng tiếp tục phá vỡ mọi kỷ lục trước đó với giá bán USD gần chạm mốc 26,000 đồng.

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý trong vay tiêu dùng và thu hồi nợ

Các chuyên gia ngân hàng cũng cho biết, chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng hiện còn diễn biến theo chiều hướng xấu. Hoạt động xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ...

Làm giả giấy tờ để mở thẻ tín dụng, chiếm đoạt tiền của nhiều ngân hàng

Sau khi làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu…, bị cáo dùng các loại giấy tờ giả này đi mở thẻ tín dụng tại nhiều ngân hàng, rút tiền để tiêu.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98