Bán đấu giá nợ xấu, các AMC phải đứng ngoài

26/11/2016 15:57
26-11-2016 15:57:08+07:00

Bán đấu giá nợ xấu, các AMC phải đứng ngoài

Chiều ngày 17-11 Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Đấu giá tài sản. Theo đó, việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam (hiện nay đó là Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam - VAMC) đã được đưa vào luật này.

Giải thích lý do quy định việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của VAMC, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dẫn yêu cầu tại Nghị quyết số 05-NQ của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, nhấn mạnh việc giao thẩm quyền và nâng cao năng lực của VAMC trong mua bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ.

Bên cạnh đó, các quy định bán đấu giá nợ xấu trong luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung lại cho chặt chẽ, minh bạch, khách quan... tránh thất thoát tài sản nhà nước (trong quá trình đấu giá). Ví dụ, luật này không cho phép VAMC bán đấu giá theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Tuy nhiên, từ góc độ xử lý nợ xấu, tình trạng hiện tại của luật còn một số tồn tại lớn.

Đó là, luật chỉ chọn và cho phép duy nhất VAMC được đấu giá nợ xấu và tài sản đảm bảo cho khoản nợ xấu mà hoàn toàn không đề cập đến các tổ chức xử lý nợ xấu (AMC) khác của các ngân hàng thương mại. Như đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn giải, mục đích quy định đấu giá xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu của VAMC là để tạo thẩm quyền và nâng cao năng lực xử lý nợ xấu của VAMC. Nhưng mục đích thực sự cuối cùng là để nhằm giải quyết nhanh nợ xấu theo cơ chế thị trường.

Bởi vậy, nếu song song với VAMC, luật quy định thêm các AMC khác cũng được đấu giá nợ xấu và tài sản đảm bảo khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại mà chúng nắm giữ thì rõ ràng quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng càng được đẩy nhanh. Đây là một điều tốt và là mong muốn không chỉ của các ngân hàng mà cả toàn xã hội. Vậy, không hiểu vì lý do gì mà các AMC của các ngân hàng thương mại lại không được trao quyền như với VAMC, biến quyền được đấu giá nợ xấu và tài sản đảm bảo khoản nợ xấu trở thành một đặc quyền cho VAMC.

Nếu cho rằng chỉ có VAMC mới cần thiết, mới có đủ khả năng (hay trong mắt của giới quản lý là đáng tin cậy hơn, dễ quản lý hơn so với các AMC) thực hiện đấu giá nợ xấu thì hoàn toàn không chính xác. Nhu cầu xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại và các AMC của họ cũng rất cấp bách, thậm chí còn hơn cả VAMC, vì nợ xấu tồn tại ngày nào thì các ngân hàng thương mại thiệt hại ngày đó vì phải trích lập dự phòng xử lý nợ xấu, vì vốn bị chôn trong nợ xấu. Nếu VAMC xử lý được nợ xấu thì tốt, và thu được thù lao xử lý nợ xấu từ các ngân hàng thương mại; không xử lý được thì cứ để ở đó mà chẳng phải chịu tốn phí gì cả vì nợ xấu không phải là của VAMC mà thực chất chỉ được họ giữ hộ các ngân hàng thương mại mà thôi, nên động lực phải giải quyết nợ xấu không bằng các ngân hàng cũng như các AMC.

Trên hết và quan trọng hơn, vai trò của pháp luật là để điều chỉnh và chế tài tất cả các hành vi của các đối tượng được chế tài nên tất cả những quan ngại và lo sợ về việc trao quyền (và nghĩa vụ) tương đương cho các AMC như với VAMC hoàn toàn có thể hóa giải được bằng việc ban hành và thực thi nghiêm túc các điều luật liên quan, như những quy định cho VAMC. Trên khía cạnh này, việc “lờ” các AMC trong việc được đấu giá nợ xấu và tài sản đảm bảo khoản nợ xấu càng trở nên khó hiểu...

http://www.thesaigontimes.vn/154208/Ban-dau-gia-no-xau-cac-AMC-phai-dung-ngoai.html





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ví điện tử còn sống khỏe giữa “rừng” Mobile Banking?

Không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cùng ngành, giờ đây các nhà phát triển ví điện tử còn “đau đầu” giải bài toán thu hút khách hàng khi các nhà băng...

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa công bố báo cáo kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều...

Người dân giảm gửi tiền vào ngân hàng

Xu hướng giảm lãi suất huy động tiếp tục được duy trì trong quý 1/2024 khiến người dân không còn mặn mà với việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc ngân hàng MSB...

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98