Bức tranh kinh tế Mỹ trước thềm bầu cử Tổng thống

04/11/2016 18:09
04-11-2016 18:09:03+07:00

Bức tranh kinh tế Mỹ trước thềm bầu cử Tổng thống

Vào lúc này người dân Mỹ đang nhìn vào bức tranh tổng quan kinh tế Mỹ lần cuối trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tuần tới. 

Được biết, Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo việc làm vào lúc 8:30 sáng (theo giờ phương Đông) (theo giờ Việt Nam là 7:30 tối ngày 04/11). Đây được cho là một thước đo quan trọng nhất về tình trạng sức khỏe của kinh tế Mỹ. Báo cáo này gồm có những thông tin về tốc độ tăng trưởng việc làm, tiền lương, số giờ làm việc và chất lượng việc làm cùng với một số khoản mục khác.

Sau đây, CNNMoney dẫn ra 4 điều quan trọng mà bạn cần phải biết:

1. Nền kinh tế Mỹ hoạt động khá ổn nhưng vẫn chưa mạnh

Nền kinh tế Mỹ đã hồi phục lại phần nào kể từ cuộc Đại Khủng hoảng kết thúc vào năm 2009. Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp dao động ở mức 5%, chỉ bằng một nửa so với mức 10% trong năm 2009, khi số lượng việc làm của quốc gia này sụt giảm nghiêm trọng. Kể từ đó, nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm được 13.7 triệu việc làm.

Và gần đây, ngay cả thị trường việc làm cũng đã tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, điều này đã được dự báo trước đó bởi vì số lượng việc làm của nền kinh tế đang dao động ở mức mà các chuyên gia kinh tế cho là mức toàn dụng nhân công. Rất khó để giữ thị trường việc làm tăng trưởng mãi. Trong năm 2015, Mỹ đã tạo thêm 2.6 triệu việc làm, một trong những năm tăng trưởng mạnh nhất kể từ 1999.

Các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của CNNMoney dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ gia tăng thêm 177,000 việc làm trong tháng 10/2016, cao hơn một chút so với mức 156,000 việc làm trong tháng 9/2016. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm từ 5% xuống 4.9%.

Để giữ được tỷ lệ thất nghiệp ở mức hiện tại, các nhà kinh tế ước tính nền kinh tế Mỹ cần phải tạo thêm 50,000 -100,000 việc làm mỗi tháng. Do đó, thị trường việc làm trong tháng 10/2016 phải tăng trưởng đủ mạnh.

2. Donald Trump cho rằng các con số trong báo cáo việc làm là không có thật

Ông Trump liên tục nghi ngờ các con số trong báo cáo việc làm chính thức, vốn được công bố bởi Cục Thống kê Lao động, một trợ thủ đắc lực của Bộ Lao động Mỹ.

Trong tháng 8/2016, ông Trump nhận định: “Con số tỷ lệ thất nghiệp 5% là một trò lừa đảo lớn nhất trong nền chính trị hiện đại Mỹ”.

Nhóm của ông cũng nhấn mạnh “tỷ lệ thất nghiệp chung” là 9.7% chứ không phải là 5%. Tuy nhiên, thước đo mà họ đưa ra lại hoàn toàn khác hẳn so với thước đo của Bộ Lao động Mỹ.

Thước đo đó còn được gọi là “tỷ lệ U6”, vốn chưa từng được sử dụng để mô tả tỷ lệ thất nghiệp chung của Mỹ và các chuyên gia kinh tế cho rằng thật là sai lầm khi sử dụng thước đo này.

Một lá thư từ 370 nhà kinh tế trên khắp nước Mỹ đã kêu gọi các cử tri không được bầu cho ông Trump và lý do đầu tiên mà họ đưa ra là Trump đã cố gắng làm suy giảm lòng tin của người dân đối với các tổ chức cốt lõi của quốc gia như Bộ Lao động Mỹ.

3. Tiền lương đang tăng trưởng một cách chậm rãi

Trong 4 năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng tiền lương đã trở nên rất ảm đạm, cụ thể, tốc độ tăng trưởng tiền lương bình quân chỉ dao động trên mức 2%.

Dựa theo cuộc thăm dò của CNNMoney, thị trường kỳ vọng tiền lương sẽ tăng trưởng ở mức 2.6% trong tháng 10/2016 và tính cho tới thời điểm này trong năm nay, tiền lương đã tăng trung bình 2.5%, không quá cao nhưng vẫn tốt hơn trong quá khứ.

Nhớ lại, khi tỷ lệ thất nghiệp dao động ở mức thấp, những người sử dụng lao động lại có ít phương án lựa chọn tuyển dụng hơn, vì số lượng người thất nghiệp quá ít. Do đó, họ buộc phải đưa ra mức lương cạnh tranh để tuyển dụng và giữ lại nhân viên.

4. Người dân đang quay lại thị trường việc làm

Những người bị sa thải và biến mất khỏi lực lượng lao động bởi họ đã quá chán nản vì không tìm được việc làm. Và giờ đây, họ đã trở lại và cố gắng tìm kiếm công việc một lần nữa. Đây là một chuyển biến tích cực.

Kể từ cuộc Đại khủng hoảng, tồn tại một tỷ lệ rất cao “những người lao động bất mãn. Tỷ lệ tham gia, một thước đo quan trọng về việc người dân trở lại thị trường việc làm đã nhích nhẹ trong năm nay. Trong đó, đối với người Mỹ nằm trong độ tuổi từ 25-54 đã gia tăng đáng kể.

Sự gia tăng trong tỷ lệ tham gia vào “độ tuổi lao động” cho thấy người dân trở nên tự tin hơn về khoản tìm kiếm việc làm.

5. Vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề

Không còn nghi ngờ gì nữa, nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là thị trường việc làm, đã hoạt động tốt hơn rất nhiều kể từ cuộc Đại Khủng hoảng. Số lượng việc làm tăng trưởng 72 tháng liên tiếp (6 tháng).

Tuy nhiên, hãy nhìn nhận một sự thật rằng tốc độ tăng trưởng tiền lương vẫn quá thấp đối với nhiều người dân Mỹ. 6 triệu người dân Mỹ đang làm công việc bán thời gian nhưng lại muốn làm toàn thời gian. Bên cạnh đó, những công việc bán thời gian này có thể kìm hãm người dân và tác động tiêu cực đến sự nghiệp của họ.

Nhiều người lao động, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất và khai khoáng, cảm thấy bất lực, khi số lượng việc làm tạo ra đều xuất phát từ hoạt động dịch vụ và tránh xa khỏi hoạt động sản xuất./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P nâng triển vọng của Argentina từ “tiêu cực” lên “ổn định”

S&P cho biết khả năng thanh toán nợ của Argentina đã được cải thiện sau khi chính phủ nước này triển khai các biện pháp hoán đổi nợ và bộ chỉ số kinh tế vĩ mô đã...

CEO hãng vận tải biển top đầu thế giới lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu

Rolf Habben Jansen, CEO của Hapag-Lloyd – hãng vận tải biển lớn thứ 5 thế giới, cho biết ông đã có cái nhìn tích cực hơn về thương mại và nhu cầu trong năm 2024...

S&P: Số công ty vỡ nợ tăng nhanh nhất kể từ khủng hoảng 2008-2009

S&P Global Ratings mới đây cảnh báo tình trạng doanh nghiệp vỡ nợ trên toàn cầu, với số lượng vụ vỡ nợ đã tăng lên 29 vụ kể từ đầu năm nay, mức cao nhất kể từ 2009...

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ muốn mua lại TikTok

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin, đã tuyên bố rằng ông đang lập một nhóm nhà đầu tư để mua lại TikTok.

Goldman Sachs dự báo thị trường bất động sản của Mỹ đã chạm đáy

Goldman Sachs Asset Management (GSAM) mới đây đã thông báo về kế hoạch tích cực đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại của Mỹ trong năm nay, với quan điểm...

Vàng trở thành lựa chọn hàng đầu của JPMorgan, dự báo có thể lên mốc 2,500 USD

Vàng trở thành lựa chọn hàng đầu của JPMorgan trên thị trường hàng hóa và giá có khả năng chạm mốc 2,500 USD/oz trong năm nay, theo Natasha Kaneva, Trưởng bộ phận...

Một năm sau khi Credit Suisse sụp đổ, ngành ngân hàng châu Âu vất vả phục hồi

Sau cuộc giải cứu của UBS đối với Credit Suisse, các ngân hàng châu Âu đã có sự phục hồi ấn tượng dù có phần mong manh, với mức lợi nhuận kỷ lục và hưởng mức tăng...

Ông trùm đầu cơ Ken Griffin: Fed không cần vội vàng hạ lãi suất để tránh kịch bản thảm họa

Nhà sáng lập quỹ Citadel Ken Griffin cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nên hành động chậm lại trong quá trình hạ lãi suất để tránh kịch bản phải nâng lãi suất...

Tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Các ngân hàng Trung Quốc đang nỗ lực giải cứu tập đoàn bất động sản China Vanke sau khi Moody’s hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của công ty xuống mức "rủi ro cao" vào đầu...

Ngân hàng nhỏ ở Mỹ có thể sụp đổ vì nợ xấu bất động sản thương mại

Các số liệu mới nhất cho thấy tỷ lệ văn phòng trống tiếp tục tăng lên ở Mỹ trong bối cảnh xu hướng làm việc từ xa ngày càng phổ biến. Điều này khiến giá trị của các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98