Câu chuyện về 2 nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất Châu Á

25/11/2016 09:10
25-11-2016 09:10:00+07:00

Câu chuyện về 2 nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất Châu Á

Khi quá trình toàn cầu hóa cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đồng loạt giảm sút, có thể suy đoán rằng sự bùng nổ của thị trường châu Á đã kết thúc. Không hẳn như vậy. Sự lên ngôi của Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục là câu chuyện kinh tế quan trọng nhất trên thế giới, hãng tin Bloomberg cho hay.

Để hiểu được tầm quan trọng của những quốc gia này, chúng ta cần phải nhìn lại một chút về thành quả trong những năm gần đây. Dưới đây, Bloomberg sẽ đưa ra bức tranh về tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó Mỹ được thêm vào với mục đích so sánh:

Cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với Mỹ. Điều này là bình thường đối với các quốc gia đang phát triển, nơi có rất nhiều cơ hội để bắt kịp các nước phát triển. Nhưng với quy mô dân số khổng lồ - dân số mỗi nước đều gấp khoảng 4 lần so với nước Mỹ - nghĩa là tăng trưởng (tính theo USD) sẽ tăng theo. Dưới đây là biểu đồ về tốc độ tăng trưởng (tính theo USD) ở ba nền kinh tế:

Trong suốt thập kỷ qua, lượng tiêu thụ đồng USD của Trung Quốc cao gấp 3 lần so với Mỹ. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao hơn cả Trung Quốc trong năm 2015, Ấn Độ vẫn là quốc gia nghèo hơn nhiều so với Trung Quốc, vì vậy mức độ tiêu thụ USD của Ấn Độ chỉ bằng 20% so với Trung Quốc.

Do đó, hai nền kinh tế này rất quan trọng đối với các nước phát triển bởi nhiều lý do khác nhau. Một nước nghèo và đông dân như Ấn Độ về lý thuyết vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển trong dài hạn. Nhân tố quan trọng của Ấn Độ chính là tốc độ tăng trưởng khá cao, vì điều này đưa ra một gợi mở về lợi nhuận đầu tư tiềm năng mà các nhà đầu tư nước ngoài ở Ấn Độ có thể kỳ vọng. Đối với Trung Quốc, nhân tố quan trọng là sự tăng trưởng tuyệt đối (tính theo USD), đại diện cho quy mô tăng thêm của các thị trường mới qua mỗi năm.

Vì vậy, câu hỏi về đà tăng trưởng toàn cầu vẫn xoay quanh Trung Quốc và Ấn Độ. Có một lý do rất chính đáng cho việc này. Nhiều thị trường mới nổi có nền kinh tế dựa vào hoạt động xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên thay vì hoạt động sản xuất và dịch vụ. Khi giá hàng hóa tăng cao, các nền kinh tế này có lợi, nhưng khi thế giới tìm thấy mỏ tài nguyên mới hay phát minh ra công nghệ mới để sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn thì các nước này có thể phải chịu mất mát.

Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc lại tỏ ra rất khác biệt. Họ có dân số đông, nhưng lại không có nguồn tài nguyên dồi dào. Điển hình là Trung Quốc, mặc dù có trữ lượng than đá lớn nhưng quốc gia này vẫn là một nhà nhập khẩu than đá lớn tại thời điểm này. Thực tế, lao động mới là nguồn tài nguyên chủ chốt của Trung Quốc và Ấn Độ chứ không phải là đất đai.

Điều này thật sự là một thông tin tốt đối với đà tăng trưởng lâu dài của 2 quốc gia này. Trung Quốc và Ấn Độ không phải chịu đựng “lời nguyền tài nguyên” khét tiếng – sự kết hợp của các chính sách sai lầm và tỷ giá hối đoái không thuận lợi sẽ buộc các nền kinh tế lệ thuộc quá nhiều vào các nguồn tài nguyên rơi vào tình trạng thu nhập chỉ ở mức trung bình.

Các ví dụ lịch sử dành cho Trung Quốc và Ấn Độ đều là tích cực. Chẳng hạn như châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đã từng là những nền kinh tế dựa trên nông nghiệp với nguồn nhân công dồi dào nhưng lại không có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, tất cả các khu vực này đều giàu lên với cùng một cách thức giống nhau – dịch chuyển người lao động từ khu vực nông nghiệp sang hoạt động công nghiệp và từ khu vực nông thôn lên thành phố, sau đó bổ sung thêm rất nhiều ngành công nghiệp dịch vụ. Cả Ấn Độ và Trung Quốc dường như đang nối gót với những thành công ban đầu đó, chứ không phải sa vào các bước đi sai lầm của nhiều nền kinh tế mới nổi.

Dĩ nhiên, câu hỏi đặt ra là những thành công ban đầu đó có thể tiếp tục trong bao lâu. Và các rủi ro ở đây đều đã được mọi người biết đến. Ở Trung Quốc, mối đe dọa chính là bong bóng bất động sản, có thể kéo toàn bộ thị trường từ các công ty cho đến chính quyền địa phương và hệ thống tài chính đi xuống. Các tác động tiêu cực trong dài hạn của sự suy giảm số lượng dân số trong độ tuổi lao động và vấn đề ô nhiễm môi trường là những khó khăn mà Trung Quốc phải đối mặt. Trong trường hợp của Ấn Độ, câu hỏi chính là liệu Chính phủ có thể vượt qua sự trì trệ và tình trạng tham nhũng để cải thiện cơ sở hạ tầng và hệ thống giáo dục của đất nước hay không.

Đối với các nước phát triển, tiến trình hành động lại khá rõ ràng. Đầu tiên, họ nên làm càng nhiều càng tốt để tạo tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư ở Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như hoạt động xuất khẩu tới cả hai quốc gia. Sức khỏe của nhiều doanh nghiệp Mỹ, châu Âu và Đông Á vẫn sẽ phụ thuộc vào cách họ tận dụng các cơ hội từ các những gã siêu khổng lồ này.

Thứ hai, chính sách nên được áp dụng là giúp các nước này duy trì đà tăng trưởng, đặc biệt là Ấn Độ. Đầu tiên là nên tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư giữa Ấn Độ và các quốc gia giàu có. Tiếp theo là hỗ trợ Ấn Độ xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Đối với các nước phát triển, chính sách thứ ba là tiếp nhận nhiều người nhập cư từ Ấn Độ và Trung Quốc, đặc biệt là những người có tay nghề cao. Những người nhập cư và con cái của họ có xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp ở quê nhà của họ, qua đó tạo động lực phát triển kinh tế ở các nước này, đồng thời củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia. Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, lợi ích kinh tế của các nước siêu khổng lồ vẫn còn là một trong những hằng số “hạnh phúc”, và nó cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng các nước có thể tiếp tục tăng trưởng./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan...

Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990

Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh sau khi Fed công bố dữ liệu kinh tế, trong phiên giao dịch ngày 15/4, 154,28 yen đổi 1 USD, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng...

Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 14/4 dẫn kết quả thăm dò quý mới nhất cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp và học giả kinh tế đã hạ nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào...

Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá

Trước sức mạnh của đồng USD, ngay cả các nền kinh tế có quy mô như Australia, Canada và EU cũng chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ mất giá lần lượt là 4,4%...

Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý danh mục tín dụng quốc tế (IACPM), các nhà quản lý danh mục đầu tư và tài sản tại một số tổ chức tài chính lớn...

Đồng USD vẫn giữ vị trí ổn định trong dự trữ ngoại hối của nhiều nước

Khảo sát của IMF cho thấy tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các nước tăng 0,2 điểm phần trăm, lên 58,4% trong năm 2023, tuy khiêm tốn nhưng là mức...

KPMG và Deloitte đối mặt mức phạt lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán Mỹ

PCAOB đã áp đặt mức phạt 25 triệu USD đối với KPMG chi nhánh Hà Lan và 2 triệu USD đối với các chi nhánh của Deloitte ở Indonesia và Philippines, vì hành vi gian...

Fitch hạ triển vọng tín nhiệm nợ của Trung Quốc xuống mức tiêu cực

Fitch Ratings hạ triển vọng tín nhiệm nợ nước ngoài dài hạn của Trung Quốc từ ổn định xuống mức tiêu cực do rủi ro tài chính công tăng lên khi Bắc Kinh chuyển đổi...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98