Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng đầu năm tăng hơn 7%

28/11/2016 13:33
28-11-2016 13:33:49+07:00

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng đầu năm tăng hơn 7%

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 11 ước tính tăng 7.2% so với tháng 11 năm 2015. Tính chung 11 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7.3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 7.4% của 10 tháng và thấp hơn nhiều so với mức tăng 9.9% của cùng kỳ năm 2015

Trong đó riêng tháng 11 ngành khai khoáng giảm 13.8%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13.1%; sản xuất và phân phối điện tăng 12.9%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8.5%.

Lũy kế 11 tháng đầu năm, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11%, đóng góp 7.7 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 12.3%, đóng góp 0.8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7%, đóng góp 0.1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tiếp tục giảm sâu với mức giảm 6.3%, làm giảm 1.3 điểm phần trăm của mức tăng chung.

Trong các ngành công nghiệp cấp 2, một số ngành có chỉ số sản xuất 11 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại và dệt cùng tăng 17.3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 12.7%; sản xuất và phân phối điện tăng 12.3%. Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 4.7%; sản xuất thuốc lá tăng 3,8%; khai khoáng khác tăng 2.4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 1.4%; khai thác than cứng và than non giảm 0.1%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 8.3%.

Trong 11 tháng năm nay, một số sản phẩm công nghiệp tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Ti vi tăng 68.2%; thép cán tăng 25.9%; ô tô tăng 21%; sắt, thép thô tăng 20.2%; thức ăn cho gia súc tăng 18.5%; xi măng tăng 14.5%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Thuốc lá điếu tăng 3.5%; xe máy tăng 2.3%; giày, dép da tăng 1.9%; than đá giảm 0.3%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 0.6%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 2.2%; đường kính giảm 7.7%; điện thoại di động giảm 8.2%; dầu thô khai thác giảm 10%; phân hỗn hợp (NPK) giảm 10.5%.

 Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Quảng Nam tăng 30.6%; Thái Nguyên tăng 24.5%; Hải Phòng tăng 16.7%; Đà Nẵng tăng 13%; Bình Dương tăng 9.5%; Cần Thơ tăng 8.9%; Hải Dương tăng 8.6%; Đồng Nai tăng 8.4%; TPHCM tăng 7.3%; Hà Nội tăng 7.1%; Vĩnh Phúc tăng 6.2%; Bắc Ninh tăng 6.1%; Quảng Ninh tăng 3.8%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 4.2%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10/2016 tăng 2.9% so với tháng trước và tăng 9.2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, chỉ số tiêu thụ tăng 8.3% so với cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ năm trước tăng 12.8%), trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất xe có động cơ tăng 19.9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 16.1%; sản xuất đồ uống tăng 11.6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 10.9%; sản xuất kim loại tăng 10.7%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 6.6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5.8%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 2.9%; sản xuất sản phẩm thuốc lá, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất cùng tăng 2.8%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 0.4%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 1.2%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/11/2016 tăng 8.8% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2015 tăng 9.7%), trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Dệt tăng 2.3%; sản xuất trang phục tăng 1.9%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất giảm 1.7%; sản xuất thiết bị điện giảm 5.1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 9.6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 13.3%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 13.7%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 23.5%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 31.4%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn mức tăng chung: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 110.3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 49.7% (chủ yếu là tồn kho điện thoại di động Samsung chờ xuất khẩu); sản xuất đồ uống tăng 29.3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 26.8%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 24.1%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 22.2%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 10 tháng năm 2016 là 66.9% (cùng kỳ năm trước là 72.9%), trong đó, một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 127.4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 113.2%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 107.9%; sản xuất, chế biến thực phẩm 86.6%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/11/2016 tăng 4.3% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 2.6%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1.7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 7.4%. Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 7.2% so với cùng thời điểm năm trước; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5%; ngành sản xuất, phân phối điện giảm 0.1%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2.1%.

Lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/11/2016 so với cùng thời điểm năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Thái Nguyên tăng 28.4%; Hải Phòng tăng 10.3%; Vĩnh Phúc tăng 8.4%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 7.9%; Bình Dương tăng 7%; Đồng Nai tăng 5.9%; Bắc Ninh tăng 5.7%; Đà Nẵng tăng 4.6%; Hà Nội tăng 2.1%; Quảng Nam tăng 1.3%; Cần Thơ tăng 0.9%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 0.6%; Hải Dương giảm 0.8%; Quảng Ninh giảm 3.3% (do lao động ngành than giảm)./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung

Giá điện 2 thành phần: Tạo sự minh bạch, công bằng

Ngoài việc tạo sự minh bạch, công bằng trong mua - bán điện, khi áp dụng giá điện 2 thành phần, tức theo công suất và điện năng tiêu thụ, còn giúp tiết kiệm điện...

Tập đoàn Nhật Bản khởi công dự án nửa tỷ USD

Chiều 13/04, trong chương trình công tác tại Hòa Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác dự lễ khởi công dự án Nhà máy sản xuất, chế tạo các loại bảng mạch...

Sớm có lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, dịch vụ y tế

Tổng cục Thống kê cho rằng các bộ, ban, ngành xây dựng và báo cáo các phương án tăng giá các mặt hàng thiết yếu.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98