Chính sách tiền tệ 2016: Nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng

18/11/2016 08:53
18-11-2016 08:53:52+07:00

Chính sách tiền tệ 2016: Nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng

Phân bổ vốn cho nền kinh tế đã hợp lý và đi vào thực chất, chính sách tiền tệ được nới lỏng hợp lý để hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên nền kinh tế năm 2017 vẫn phải đối mặt với khá nhiều khó khăn và thách thức. Đây là những nhận định trong Báo cáo đánh giá tổng quan thị trường tài chính 2016 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC).

Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần ổn định thị trường tài chính

Theo những phân tích trong báo cáo tại Hội thảo Tổng quan thị trường tài chính 2016 do NFSC tổ chức, năm nay, nền kinh tế Việt Nam được hỗ trợ tích cực từ hệ thống tài chính với tổng nguồn vốn cung ứng tăng 15,1% so với năm 2015, tương đương 170% GDP. Thị trường chứng khoán tăng gần 20%; vốn hóa thị trường đạt 38% GDP so với 32,4% năm 2015; đầu tư gián tiếp tăng trên 20%.

TS. Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch NFSC - nhận xét: Điểm sáng trong điều hành chính sách vĩ mô năm 2016 là thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt, nhân tố chủ đạo hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN), góp phần ổn định thị trường tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo lạm phát ổn định.

Nói rõ hơn về việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong năm 2016, TS.Trương Văn Phước - Phó Chủ tịch NFSC - cho rằng, chính sách tiền tệ nới lỏng ở mức hợp lý là cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng. Bên cạnh đó, tổng tài sản các định chế tài chính đạt trên 8,4 triệu tỷ đồng (188% GDP), tăng 13% so với cuối năm 2015. Tài sản các tổ chức tín dụng (TCTD) chiếm 96% tổng tài sản của hệ thống. Tổng cung ứng vốn cho nền kinh tế tương đương 175% GDP, tăng 20% so với cuối năm 2015; trong đó dư nợ cho vay từ TCTD là 62,5%; cung ứng vốn từ thị trường chứng khoán là 37,5%. Lãi suất cho vay bình quân khoảng 8,5%, nguồn cung ngoại tệ dồi dào.

NFSC cũng đưa ra dự báo mức tăng trưởng tín dụng của năm nay vào khoảng 18-19%. Tuy nhiên, những tồn tại chưa thể giải quyết của hệ thống ngân hàng như nợ xấu, cơ cấu của tín dụng cũng như vấn đề lãi suất cho vay là những rào cản lớn cho hoạt động tín dụng. TS. Trương Văn Phước tính toán: Mức sinh lời của toàn hệ thống ngân hàng năm nay ước khoảng 120.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì nợ xấu nhiều nên các nhà băng phải trích lập 70.000 tỷ đồng nên số lợi nhuận sau thuế ước chừng còn khoảng 40.000 tỷ đồng. Ngoài ra, NFSC cũng đưa ra cảnh báo cần phải xem lại tín dụng cho vay bất động sản, mặc dù trong năm nay chỉ tăng 12% (năm ngoái tăng 28%) nhưng tín dụng tiêu dùng lại tăng gần 40%, trong đó có một nửa liên quan đến mua nhà ở.

Theo dự báo của NFSC, năm 2017 tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ được cải thiện khá nhờ cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, tạo xung lực mới cho khu vực tư nhân. Do đó, tăng trưởng kinh tế năm 2017 có khả năng đạt mức 6,7%.

Tuy nhiên, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, trước hết từ môi trường kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định từ thế giới, trong khi dư địa chính sách hạn hẹp, tiến trình tái cơ cấu trên nhiều lĩnh vực vẫn còn chậm; hệ thống tài chính vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực ngân hàng... Nguyên Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy khẳng định, quan trọng nhất là phải có nền kinh tế hiệu quả, với sức cạnh tranh cao hơn chứ không nên quá chú trọng vào vào các chỉ số tăng trưởng.

Thông điệp chính của Báo cáo đánh giá tổng quan thị trường tài chính năm 2016 là mục tiêu ổn định tài chính cần tiếp tục được coi là ưu tiên hàng đầu trong điều hành chính sách năm 2017. Bên cạnh đó, cần phải tập trung các giải pháp tái cơ cấu để cải thiện bên cung của nền kinh tế, trong điều kiện dư địa chính sách và nguồn lực nước ngoài cũng không còn nhiều để kích cầu.

TS. Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch NFSC: Điểm nhấn quan trọng trong báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2016 là đưa ra dự báo trong năm 2017, động lực tăng trưởng chính là khu vực tư nhân nhờ sự cải thiện của môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

http://baocongthuong.com.vn/chinh-sach-tien-te-2016-noi-long-de-ho-tro-tang-truong.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98