Còn hạn điền, tích tụ ruộng đất bằng cách nào?

12/11/2016 15:02
12-11-2016 15:02:00+07:00

Còn hạn điền, tích tụ ruộng đất bằng cách nào?

 “Tích tụ ruộng đất” là cụm từ xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều khi bàn về phát triển nông nghiệp, tái cơ cấu nông nghiệp và sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn. TBKTSG trao đổi với ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, về ý nghĩa của việc này cũng như bàn luận, phác thảo cách thức, lộ trình thực hiện.

Ông Trần Hữu Hiệp

Tích tụ ruộng đất đang được thảo luận như là lời giải cho bài toán sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Ông Trần Hữu Hiệp: Tôi nghĩ rằng, đặt vấn đề tích tụ ruộng đất là đúng nhưng nếu chỉ nói khơi khơi như vậy mà không kèm với việc giải quyết một số rào cản đang tồn tại thì những điểm nghẽn của sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn liên quan đến đất đai vẫn chưa thể được giải quyết.

Để sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên đất đai, chúng ta đã thực hiện “dồn điền, đổi thửa”. Mặc dù chính sách này có tác dụng nhất định nhưng cũng không mấy thành công. “Dồn điền, đổi thửa” chỉ là đổi thửa đất này qua thửa đất khác, hợp lý hóa vị trí và nhu cầu sử dụng chứ chưa thay đổi được quy mô đất đai, không làm thay đổi về chất.

Một trong những “điểm nghẽn” của sản xuất hàng hóa nông nghiệp lớn thời gian qua là doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn và nông dân chưa được phép tích tụ đất đai đủ lớn do “vướng trần” hạn điền trong luật.

Theo dõi kỳ họp Quốc hội, tôi rất tâm đắc với ý kiến đề xuất của ông Nguyễn Xuân Cường (Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đó là nên xem xét bỏ “hạn điền”.

Cách đây năm năm, tôi cùng một vài người nghiên cứu cũng đã đề xuất nên tháo “nút thắt” đất đai, cần chọn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức thí điểm “bỏ hạn điền” để có cơ sở thực tiễn, tổng kết, bổ sung lý luận và đề xuất chủ trương chính sách mới liên quan đất đai, nhưng đáng tiếc là điều này chưa được thực hiện.

Điều đáng mừng hiện nay là đã có nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội đồng tình “bỏ hạn điền”. Chúng ta cũng đã có một số mô hình thành công trong thực tiễn về việc tích tụ ruộng đất như mô hình “cánh đồng lớn” hay mô hình của nhiều doanh nhân nông nghiệp như ông Võ Quan Huy ở Long An và các tỉnh khác...

Ý kiến của ông Nguyễn Xuân Cường cũng đã nói rất rõ, bây giờ tích tụ ruộng đất lớn, người ta lo ngại nông dân mất đất sản xuất, nhưng thực sự thì sao? Đồng ý là khi tích tụ ruộng đất sẽ có không ít người mất đất sản xuất và tất nhiên ta phải có phương án tính toán cho đối tượng bị mất đất...

Ông cho rằng “trần hạn điền” là rào cản của tích tụ ruộng đất hiện nay nhưng vượt trần hẳn vẫn còn những e ngại?

- Trần hạn điền theo Luật Đất đai năm 2013 đối với mỗi hộ gia đình chỉ từ hai đến ba héc ta thôi, tùy vùng. Hai héc ta đất đối với hộ sản xuất nông nghiệp, trồng lúa không phải là tài sản lớn. Giá trị quyền sử dụng đất như vậy đâu phải quá lớn mà mình cứ phải áp dụng cái trần đó? Trong khi, những người làm ở những ngành nghề khác có khối tài sản lớn hơn rất nhiều.

Tất nhiên, anh phải chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, như nông dân nghèo, ít đất hoặc không có đất sản xuất, người làm thuê... họ sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển hóa đó. Đó là một vế của vấn đề, cần có chính sách.

Quan trọng là, đối với đất đai, chúng ta đã có các quy định ràng buộc. Dù thừa nhận giá trị quyền sử dụng đất là một loại tài sản, nhưng vì nó là loại tài sản đặc biệt nên Nhà nước có những quy định ràng buộc về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nó.

Ví dụ, phần đất cho quốc phòng an ninh, phần đất cho lợi ích công cộng, thì luật vẫn quy định Nhà nước có quyền thu hồi trong những trường hợp, điều kiện nhất định, tương đối rõ ràng. Hay một người tích tụ ruộng đất mà không sử dụng, tích tụ rồi bỏ không, trong khi có nhiều người thiếu đất, thì Nhà nước với vai trò quản lý đất đai (thuộc sở hữu toàn dân) vẫn có quyền can thiệp, điều chỉnh.

Nếu như mình quá cứng nhắc sẽ không có tích tụ đất đai được, còn buông lỏng quá, thì nó sẽ trở thành những vấn đề xã hội. Ý tôi là như vậy.

Tóm lại, muốn phát triển nông nghiệp phải làm sao dỡ bỏ được rào cản về hạn điền, phải nhận thức được hạn điền “một mặt muốn bảo vệ những người nông dân, tránh tình trạng mất đi tư liệu sản xuất, nhưng hiện nay đặt trong bối cảnh hội nhập, nó đã khác trước đây, thì phải thay đổi cho phù hợp”.

Đọc tiếp tại đây...



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98