Kinh tế Mỹ sẽ hứng chịu những hậu quả nào dưới thời Tổng thống Donald Trump?

15/11/2016 16:58
15-11-2016 16:58:04+07:00

Kinh tế Mỹ sẽ hứng chịu những hậu quả nào dưới thời Tổng thống Donald Trump?

Đề xuất thuế của Donald Trump sẽ tạo ra lợi ích “khổng lồ” cho tầng lớp giàu có tại Mỹ.

Việc Donald Trump lên chức Tổng thống Mỹ có thể tác động đến nền kinh tế về nhiều mặt, chẳng hạn như có thể đảo ngược tiến trình toàn cầu hóa, làm mất đi sự ổn định của hệ thống tài chính, khiến tài chính công suy yếu và đe dọa niềm tin của nhà đầu tư vào đồng USD.

Tiến trình toàn cầu hóa dưới sự dẫn dắt của Mỹ vốn đã rất mỏng manh và giờ lại càng mỏng manh hơn dưới thời của ông Trump. Sau chiến thắng đầy bất ngờ của Donald Trump, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) coi như chấm hết. Điều này có thể dẫn tới một phương án thay thế mới dưới sự dẫn dắt của Bắc Kinh: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Tuy nhiên, không gì có thể thay thế được TPP. Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) cũng dần đến hồi kết. Ngoài ra, Donald Trump cũng đề xuất loại bỏ hoặc thương lượng lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Đặc biệt, ông đã đề xuất áp đặt hàng rào thuế suất cao, đặc biệt là đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và Mexico, để ngăn chặn tình trạng các công ty sa thải nhân viên nhằm di chuyển tới các quốc gia khác và vận chuyển hàng hóa về lại nước Mỹ mà không bị đánh thuế. Những điều trên gần như hoàn toàn trái ngược với những nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời cũng tạo ra nguy cơ bị các nước khác trả đũa.

Một khía cạnh khác cũng rất đáng lo ngại là quy chế tài chính. Ông Trump đã ủng hộ việc bác bỏ Đạo luật Dodd-Frank, một quy định được ban hành năm 2010 nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính. Nhiều doanh nghiệp tài chính cực kỳ ghét đạo luật này. Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là đạo luật này có thể được thay thế bởi một đạo luật khác hiệu quả hơn hay sẽ trở lại giống thời kỳ trước khủng hoảng tài chính.

Nếu quay trở lại thời kỳ trước khủng hoảng tài chính, thì nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng khác lớn hơn sẽ chắc chắn gia tăng. Tuy nhiên, không giống như hoạt động thương mại, khi xét về quy chế tài chính, chủ nghĩa dân túy của ông Trump có thể bảo vệ nước Mỹ khỏi việc tháo gỡ các quy định của Đảng Cộng hòa trong Quốc hội.

Ông Trump cũng muốn gia tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và cắt giảm thuế. Việc tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng có vẻ khá hấp dẫn, đặc biệt là nếu kế hoạch đó hợp lý.

Trong khi đó, đề xuất về thuế có thể tạo ra lợi ích “khổng lồ” cho tầng lớp giàu có tại Mỹ như ông Trump. Theo Trung tâm Chính sách Thuế (TPC), kế hoạch mới nhất của ông Trump sẽ nâng thu nhập sau thuế của tầng lớp giàu có trong phân phối thu nhập thêm 1,010 USD (tương ứng 1.8%). Tuy nhiên, top 10% người giàu nhất sẽ được cắt giảm thuế gần 1.1 triệu USD, tương ứng hơn 14% thu nhập sau thuế. Sự gia tăng tích lũy của nợ công có thể lên đến 25% GDP vào thời điểm năm 2026. Những người thuộc Đảng Cộng hòa trong Quốc hội có thể mong muốn bù đắp cho nợ công, ít nhất là một phần, bằng cách giảm chi tiêu cho lĩnh vực an sinh xã hội và sức khỏe. Tuy nhiên, ông Trump lại phản đối đề xuất này.

Sau cùng, chính chủ nghĩa dân túy của Donald Trump và ham muốn cắt giảm thuế của Đảng Cộng hòa sẽ khiến thâm hụt tài khóa không ngừng gia tăng, qua đó mang lại một thử thách “khổng lồ” cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Động thái rõ ràng nhất sẽ là thắt chặt chính sách tiền tệ. Ông Trump đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc này. Tuy nhiên, ông cũng cho biết nền kinh tế Mỹ cần phải tăng trưởng với tốc độ gần 4%/năm. Điều này có vẻ không thực tế cho lắm với một thị trường lao động đang tăng trưởng chậm chạp như hiện nay.

Tuy nhiên, khi lựa chọn người để thay thế Chủ tịch Fed, Janet Yellen, vào thời điểm năm 2018, Donald Trump sẽ tìm kiếm người có thể điều hành chính sách tiền tệ dựa trên giả định tốc độ tăng trưởng kinh tế gần 4% là khả thi. Kết quả có thể là một sự kết hợp cổ điển của việc nới rộng quá độ cả chính sách tiền tệ lẫn chính sách tài khóa. Rõ ràng, điều này có khả năng làm lạm phát leo dốc, lãi suất danh nghĩa dài hạn tăng cao, và đồng USD suy yếu, qua đó có thể đánh dấu sự chuyển mình trong cơ chế tiền tệ toàn cầu. Thậm chí, điều này còn có thể tạo ra một môi trường giống như năm 1970, khi Tổng thống Richard Nixon and Chủ tịch Fed Arthur Burns nắm quyền kiểm soát nền kinh tế./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHTW Nhật Bản đứng trước bước ngoặt lịch sử

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) được kỳ vọng chấm dứt chương trình kiểm soát đường cong lợi suất và mua tài sản rủi ro, cũng như chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm...

Bức tranh kinh tế Trung Quốc ghi nhận tín hiệu khởi sắc

Số liệu của NBS cho thấy tổng sản lượng công nghiệp giá trị gia tăng của Trung Quốc, một chỉ số kinh tế quan trọng, đã tăng 7% trong 2 tháng đầu năm nay.

Nhiều khả năng Fed sẽ giữ nguyên quyết định lãi suất trong lần họp tới

Chuyên gia từ Nationwide nhận định: “Chúng tôi đang nghĩ đến tháng 5/2024 Fed mới hạ lãi suất; chúng tôi đã chuyển thời điểm đó trở lại tháng 6 và nếu không phải là...

Nga công bố chiến thắng áp đảo của Tổng thống Vladimir Putin

Ông Putin tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga khi giành được 87,97% số phiếu trong cuộc bầu cử kéo dài ba ngày từ 15-17/3.

Trung Quốc: Chi 17 tỷ mua căn hộ chung cư, quảng cáo thăng hoa nhận nhà vỡ mộng

Không ít người mua nhà tan ngay giấc mơ về căn nhà đẹp như quảng cáo khi vừa nhận bàn giao căn hộ.

Lạm phát có dấu hiệu trỗi dậy ở châu Á

Do giá cả thực phẩm tăng mạnh, lạm phát trong tháng 2 ở các nền kinh tế châu Á gồm Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan đều tăng vượt mức dự báo của...

Hàn Quốc: Đảo Jeju xem xét áp dụng thuế du lịch sinh thái

Doanh thu từ thuế sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề ô nhiễm ngày càng tăng, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trước làn sóng hơn 10 triệu lượt khách đổ...

Việt Nam mới là đối thủ sản xuất thực sự của Ấn Độ

Nếu Ấn Độ muốn gầy dựng ngành sản xuất máy tính và thiết bị điện tử vững mạnh, họ phải nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận. Thay vì tập trung vào thị trường nội địa...

Thời kỳ bong bóng AI đã đến?

Đã 4 thập niên trôi qua kể từ khi làn sóng máy tính cá nhân bùng nổ vào thập niên 1980, lợi nhuận hàng năm từ cổ phiếu chỉ cao hơn một chút so với 5 thập niên...

Thổ Nhĩ Kỳ: Nâng mạnh lãi suất mà lạm phát vẫn không giảm, NHTW muốn thử chiến lược khác

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ chọn một cách khác để thắt chặt tiền tệ khi mà lạm phát vẫn tăng mạnh dù họ đã nâng mạnh lãi suất.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98