Mỗi năm thiên tai, ô nhiễm môi trường kéo GDP giảm 0,6%

27/11/2016 10:00
27-11-2016 10:00:00+07:00

Mỗi năm thiên tai, ô nhiễm môi trường kéo GDP giảm 0,6%

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia (NCIF), tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 có thể đạt mức 6,86%/năm. Tuy nhiên,do thiên tai, ô nhiễm môi trường, GDP của Việt Nam mỗi năm sẽ bị giảm 0,6%…

Vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.Ảnh: tuoitre.vn

“Rủi ro rất cao” về biến đổi khí hậu

Thông tin đưa ra tại Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh tế Việt Nam trong trung hạn: triển vọng và một số ảnh hưởng của yếu tố môi trường” do NCIF tổ chức mới đây cho thấy, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang có những tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của nền kinh tế nước ta.

Theo chỉ số về mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu (CCVI), Việt Nam xếp thứ 23 trong tổng số 193 quốc gia và là 1 trong 30 nước chịu “rủi ro rất cao”. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5oC. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa hàng năm có xu hướng giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Đồng thời, những năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2015 được cập nhật theo lộ trình đã được xác định trong Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu thì diễn biến thời tiết ở Việt Nam sẽ theo hướng ngày càng khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình tăng lên, có thể tăng lên khoảng 1,7oC vào giữa thế kỷ và 2,4oC vào cuối thế kỷ 21 so với trung bình thời kỳ 1986 - 2005. Mức tăng nhiệt độ dao động từ 1,3 đến 2,4oC ở các vùng khí hậu khác nhau. Lượng mưa mùa khô ở một số vùng có xu thế giảm. Việc lượng mưa giảm trong mùa khô sẽ dẫn tới tình trạng hạn hán diễn ra với cường độ mạnh hơn ở nhiều nơi. Đồng thời, lượng mưa giảm  kết hợp với nước biển dâng cũng làm cho tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn tới diễn ra ngày càng gay gắt hơn.

 “Mặc dù Việt Nam không phải quốc gia gây tác động nghiêm trọng tới quá trình nóng lên toàn cầu nhưng lại nằm trong nhóm 25 quốc gia thu nhập thấp-trung bình dẫn đầu về phát thải khí nhà kính hàng năm. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn. Đặc biệt, ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai tại các đô thị, khu dân cư lớn, các làng nghề đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng..”- TS. Đặng Đức Anh, Trưởng ban Ban Phân tích và dự báo (NCIF) nhận định.

3 kịch bản tăng trưởng kinh tế

Phân tích chung bối cảnh trong nước ta giai đoạn 2016 - 2020, nhóm chuyên gia của NCIF cho rằng, nền kinh tế tiếp tục chu kỳ phục hồi. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng ổn định và là khu vực dẫn dắt tăng trưởng toàn nền kinh tế. Khu vực dịch vụ thì tăng trưởng tốt hơn với sự phát triển của ngành du lịch và dịch vụ tài chính, ngân hàng. Đối với khu vực nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào tác động của biến đổi khí hậu, hiệu quả tái cấu trúc và thay đổi mô hình sản xuất gắn với công nghệ hiện đại để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Trên cơ sở phân tích tác động cuả biến đổi khí hậu, các chuyên gia của NCIF  đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020.

Ở kịch bản thấp, với bối cảnh kinh tế thế giới và thương mại quốc tế suy giảm mạnh và hệ thống tài chính toàn cầu nhiều bất ổn. Kinh tế trong nước với tốc độ tăng đầu tư toàn xã hội là 7%; rủi ro từ nợ công, bội chi ngân sách và hệ thống tài chính ngày một lớn; tiếp tục dựa vào mô hình tăng trưởng kiểu cũ; cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nước đang phát triển khác đối với những mặt hàng giá trị gia tăng thấp. Với kịch bản này, tăng trưởng kinh tế giai đoạn này trung bình sẽ đạt khoảng 6,2%....

http://baophapluat.vn/chinh-sach/moi-nam-thien-tai-o-nhiem-moi-truong-keo-gdp-giam-06-307281.html



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98