Nền kinh tế Việt Nam vẫn sẽ ổn định trong 2-3 năm tới

09/11/2016 10:09
09-11-2016 10:09:13+07:00

Nền kinh tế Việt Nam vẫn sẽ ổn định trong 2-3 năm tới

Đó là cảm nhận cá nhân của ông Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright – được phát biểu tại Diễn đàn CFO Việt Nam 2016 chủ đề “Chiến lược tài chính thúc đẩy tăng trưởng”.

Các chuyên gia chia sẻ tại Diễn đàn CFO Việt Nam 2016.

Theo ông Thành, Việt Nam là đất nước giỏi xử lý tài chính công, cụ thể giai đoạn 2008 – 2009 vẫn đứng vững trước biến động về tỷ giá, trong năm 2011 đã giải quyết bài toán về ngân hàng thông qua các chính sách thắt chặt lãi suất,…. Tương tự cũng đã tiến hành giảm thâm hụt ngân sách trước bối cảnh nợ công đáng báo động trong năm nay. Như vậy, với những động thái nhanh chóng khắc phục sơ khai hậu quả về ngắn hạn cùng với cải thiện đáng kể về tăng trưởng kinh tế thời gian gần đây thì nền kinh tế Việt Nam vẫn sẽ ổn định trong 2 – 3 năm tới.

Tuy nhiên, để giữ vững và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần có những bước đi sâu hơn và rõ ràng hơn, điển hình là giải quyết câu chuyện nợ xấu và tái cơ cấu ngành ngân hàng có nên sử dụng và sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) như thế nào cho hợp lý? Bởi lẽ, về bản chất thì nền kinh tế nước ta vẫn còn khá yếu kém và chưa có nhiều thay đổi cần thiết.

Ông Thành cho biết thêm tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm có sự suy giảm nhẹ, tuy nhiên dự kiến sẽ phục hồi và tăng nhẹ trở lại trong hai năm 2017, 2018. Trong đó, cầu nội địa sẽ là động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng, với dự kiến tiêu dùng tăng trưởng ở cả phía tư nhân và nhà nước. Bên cạnh đó, giá hàng hóa thế giới thấp, tín dụng tiêu dùng được chú trọng đầu tư, cùng với tỷ trọng tăng dần của tầng lớp trung lưu trong dài hạn cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng từ động lực tăng trưởng tiêu dùng.

Tăng trưởng kinh tế ở Đông và Đông Nam Á (%)

Mục tiêu GDP tăng 6.7% cho năm 2017 là quá cao

Tính chung 9 tháng đầu năm nay, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chậm lại với GDP chỉ đạt 5.93%, theo đó vẫn còn khoảng cách tương đối so với kỳ vọng từ 6.3 – 6.5% của Chính phủ. Tuy nhiên, tính riêng quý 3 thì tăng trưởng có sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm trước cũng như so với quý trước đó, tương đương đạt 6.4%.

Được biết, một trong những nguyên nhân để giải thích cho sự suy giảm này là do suy giảm trong công nghiệp khai thác và tăng trưởng chậm lại trong nông nghiệp, cụ thể nông nghiệp giảm hơn 75% so với 9 tháng đầu năm 2015, đồng thời công nghiệp khai thác lao dốc đột ngột về mức tăng trưởng âm. Mặt khác, tiêu dùng cuối cùng tăng thấp hơn cũng góp phần giải thích cho tăng trưởng kinh tế năm nay không bằng năm 2015, giảm hơn 32%.

Nói về chính sách, ông Thành cho rằng 6.7% mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2017 mà Quốc hội đưa ra là quá cao so với nội lực hiện tại, khi mà năm 2016 chỉ mới đạt 6.1%. Đồng thời, vấn đề cần giải quyết trước mắt là nợ công gia tăng và nợ xấu ngân hàng vẫn chưa có hồi đáp rõ ràng. Được biết, tổng giá trị nợ xấu chính thức đến thời điểm tháng 6/2016 đạt 130 ngàn tỷ đồng, tương đương 5.9 tỷ USD. Trong đó, 248 ngàn tỷ nợ xấu đã được chuyển sang VAMC, nhưng chỉ 13% được xử lý, như vậy tính chung cả nợ xấu VAMC đang giữ thì tỷ lệ nợ xấu hiện nay ở con số 6.9%, mặc dù vẫn chưa tính các hạng mục tài sản khác. Chính quyền cần phải tăng cường công tác nâng cấp hệ thống ngân hàng, mạnh tay dùng nguồn lực nhà nước để hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng, trong đó phân chia rõ ràng ngân hàng xấu và ngân hàng tốt để tập trung đầu tư phát triển cũng như loại bỏ nếu cần thiết.

ROA bình quân của khu vực NHTM năm 2015 – Lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam không đủ để tự xử lý nợ xấu.






TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98