Nhập khẩu rau quả dự kiến đạt 1 tỷ USD năm 2016

01/11/2016 16:59
01-11-2016 16:59:00+07:00

Nhập khẩu rau quả dự kiến đạt 1 tỷ USD năm 2016

Theo AsemconnectVietnam, mặc dù Việt Nam là nước nông nghiệp, nhưng gần đây đã chi nhiều tiền để nhập các loại rau củ quả để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu rau quả vào Việt Nam đạt 648.2  triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ riêng tháng 9, Việt Nam đã chi gần 120 triệu USD để nhập khẩu rau quả. Nếu vẫn giữ tốc độ nhập khẩu cao như vậy, thì rất có thể  cả năm 2016 Việt Nam sẽ chi đến 1 tỷ USD để nhập khẩu rau quả.

Trong đó, Thái Lan là thị trường lớn nhất cung cấp các loại rau quả cho Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu lên tới 289.6 triệu USD trong 9 tháng đầu năm nay (tăng trên 76% so với cùng kỳ năm trước). Tính ra mỗi tháng chi khoảng 32 triệu USD (hơn 700 tỷ đồng) nhập rau củ quả Thái Lan.

Tiếp theo là Trung Quốc với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 147 triệu USD (tăng 24%); Hoa Kỳ  56.7 triệu USD (tăng 14%); Australia khoảng hơn 36 triệu USD (tăng 167%); Chi Lê 17.6 triệu USD (tăng 282%); Ấn Độ 7.6 triệu USD (tăng 124%).

Ở chiều ngược lại, rau quả đã vươn lên trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao. Hết tháng 9, xuất khẩu rau quả thu về 1.8 tỷ USD, tăng 31.8%. Đây là mặt hàng có mức tăng trưởng cao thứ 2 trong số 46 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (sau nhóm hàng đá quý, kim loại quý tăng cao nhất 63.4%).

Tuy nhiên, nếu tính riêng nhóm hàng nông, thủy sản, thì rau quả có mức tăng trưởng lớn nhất. Như vậy, rau quả đã chính thức vượt qua mặt hàng gạo và vươn lên đứng thứ 4 về xuất khẩu (sau thủy sản, cà phê và điều).

Trong 9 tháng đầu năm rau củ quả xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc với giá trị kim ngạch 1.3 tỷ USD (chiếm gần 80% tổng kim ngạch). Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ mỗi thị trường chỉ khoảng 56 - 65 triệu USD.

Mới đây, Australia đã chính thức cấp giấy thông hành cho mặt hàng xoài Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường này, tiếp đến sẽ là quả thanh long. Mỹ cũng đang đề xuất cho phép trái xoài tươi của Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Với động thái này, có thể khẳng định gần như chắc chắn sản phẩm trái xoài tươi sẽ là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào tiêu thụ tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay, sau thanh long, chôm chôm, vải, nhãn và vú sữa.

Số liệu thống kê sơ bộ về nhập khẩu rau quả 9 tháng đầu năm 2016
Đvt: USD

Như vậy, với những điều kiện thuận lợi này, đây sẽ là cơ hội cho xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng trưởng tốt hơn trong thời gian tới./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98