Sau 3 năm hủy niêm yết, sự trở lại của ông chủ thương hiệu Wonderfarm có khác?

10/11/2016 13:24
10-11-2016 13:24:03+07:00

Sau 3 năm hủy niêm yết, sự trở lại của ông chủ thương hiệu Wonderfarm có khác?

Sau hơn 3 năm kể từ khi bị hủy niêm yết trên HOSE, CTCP Thực phẩm Quốc Tế (IFS) sẽ đưa cổ phiếu giao dịch trở lại. Liệu IFS có mang đến một bộ mặt khác để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư?

Ngày 07/11, Sở GDCK Hà Nội đã có quyết định chấp thuận cho CTCP Thực phẩm Quốc Tế (IFS) đăng ký giao dịch cổ phiếu.

Quá khứ "sầu thảm"!

Nhìn lại quá khứ 3 năm trước, IFS hẳn sẽ là một câu chuyện buồn, cay đắng cho nhiều nhà đầu tư đã rót tiền vào đơn vị này. IFS tiền thân là Công ty Công nghiệp Chế biến Thực phẩm Quốc tế (IFPI), được thành năm1991 và có chủ đầu tư ban đầu là Công ty Trade Ocean Exporters Sdn. Bhd (Penang, Malaysia) cùng hai cổ đông sáng lập khác là Pang Tee Chiang, Ng Eng Huat, Yau Hau Jan đều có quốc tịch Malaysia.

Hoạt động kinh doanh của IFS tập trung vào 4 sản phẩm chính là bánh bích quy, bánh xốp các loại, thực phẩm đóng hộp, đồ uống đóng lon; đóng chai PET, hoa quả đóng hộp cùng một số sản phẩm khác. Trong đó, sản phẩm đồ uống lon với thương hiệu Wonderfarm của Công ty khá quen thuộc trên thị trường (từng được trao tặng danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao); bên cạnh dòng sản phẩm chủ lực là nước yến và trà bí đao, IFS các sản phẩm  khác như nước dừa (thực phẩm chế biến), nước xá xị (có gas), nước trái cây (10 loại), 4 nhóm bánh (23 loại) và trà xanh Wonderfarm.

Trong 2 năm trước khi lên sàn, IFS đạt mức doanh thu và lợi nhuận khá ấn tượng. Năm 2004, IFS ghi nhận 340 tỷ đồng doanh thu thuần, với 22.9 tỷ đồng lãi ròng. Năm 2005, tiếp tục có kết quả khởi sắc với doanh thu thuần hơn 555 tỷ đồng (tăng trưởng 48%), lãi ròng tăng gấp 2 lần đạt gần 51 tỷ đồng.

Lên sàn từ cuối năm 2006, với mức giá tham chiếu 39,200 đồng/cp, đi kèm những kết quả kinh doanh ấn tượng cùng tiềm năng thị trường của IFS, không ít người đặt kỳ vọng sau khi IFS đặt chân lên HOSE, tuy nhiên những gì diễn ra sau đó lại khiến nhà đầu tư nhận lấy cay đắng.

* Hậu hủy niêm yết tự nguyện: Đường đi có dễ?

* Chiến lược “mượn xác” của nhà đầu tư ngoại

Trong 2 năm sau khi lên sàn, IFS tiếp tục đạt được kết quả tốt với hơn 60 tỷ đồng lãi ròng trong năm 2006, và 68 tỷ đồng năm 2007. Tuy nhiên, từ đây cũng bắt đầu chuỗi ngày "đen tối" của Công ty.

Năm 2008, IFS báo khoản lỗ khủng lên tới hơn 262 tỷ đồng bởi hàng loạt chi phí tăng mạnh trong đó, chi phí tài chính đột biến gấp 3.6 lần lên 61 tỷ đồng, giá vốn hàng bán cũng 40% lên gần 790 tỷ đồng. Tiếp tục những năm sau đó, IFS vẫn đều đặn ghi những khoản lỗ khủng, và có chăng chỉ là khoản lãi nhỏ bé (hơn 7 tỷ đồng năm 2010).

Tuy nhiên, điều kỳ lạ mặc dù mỗi năm đều lỗ sâu, nhưng doanh thu thuần của IFS vẫn không hề kém so với thời điểm 2006 và 2007, thậm chí có nhiều năm tăng trưởng liên tiếp; nguyên nhân dẫn đến thua lỗ lại chủ yếu nằm ở vấn đề kiểm soát chi phí.

Tháng 3/2012, IFS và Kirin Holdings Singapore Pte. Limited (KIRIN) chính thức hợp tác trong việc sản xuất kinh doanh sản phẩm nước giải khát.

Theo báo cáo quản trị năm 2012 của IFS, cổ đông lớn KIRIN thông qua các đơn vị thành viên đã sở hữu hơn 25 triệu cổ phiếu IFS, tức hơn 87% vốn điều lệ.

Đến cuối năm 2012, sau chuỗi thời gian dài lỗ dai dẳng, khoản lỗ lũy kế của IFS (hơn 495 tỷ đồng) đã vượt vốn điều lệ của Công ty (381 tỷ đồng) và cầm chắc trong tay án hủy niêm yết.

Ngày 03/05/2013, IFS chính thức nhận án hủy niêm yết cổ phiếu, để lại nhiều cay đắng cho nhà đầu tư.

Quay trở lại, liệu có khác?

Sau hơn 3 năm vắng bóng trên thị trường, mới đây IFS đã được sở GDCK Hà Nội cho phép đăng ký giao dịch cổ phiếu trở lại. Liệu rằng, lần trở lại này IFS sẽ mang lại bộ mặt ra sao?

Theo thông tin công bố, hiện nay trong cơ cấu cổ đông của IFS, công ty mẹ KIRIN hiện đang nắm giữ là 95.66% vốn của IFS, tương đương gần 83.4 triệu cp. Trong thành viên HĐQT của Công ty, có 4 thành viên đến từ Nhật Bản và thành viên duy nhất đến từ Việt Nam là bà Nguyễn Thị Kim Liên.

Về hoạt động kinh doanh, sau khi bị hủy niêm yết, IFS vẫn tiếp tục chìm trong những con số thua lỗ. Năm 2013, IFS nhận về khoản lỗ hơn 83.5 tỷ đồng, dù doanh thu có tăng trưởng. Sang năm 2014, kết quả khoản lỗ ròng còn đậm hơn với gần 177 tỷ đồng, trong khi doanh thu thuần đạt 1,147 tỷ đồng cao nhất kể từ sau năm 2006; nguyên nhân chính đến từ chi phí bán hàng ngất ngưởng "nuốt hết" lợi nhuận của Công ty. Câu chuyện vẫn tiếp tục lặp lại vào năm 2015, khi mà doanh thu thuần đạt đến con số 1,280 tỷ đồng (tăng 11%), thi IFS vẫn ghi nhận lỗ ròng hơn 96 tỷ đồng.

KQKD của IFS từ năm 2007 đến nay Đvt: tỷ đồng)

Tuy nhiên, theo kết quả tổng kết 6 tháng đầu năm 2016, lại bắt đầu cho thấy sự chuyển biến mới. Doanh thu thuần trong nửa đầu năm của IFS dừng ở mức 582 tỷ đồng nhưng Công ty đã bắt đầu ghi nhận lãi ròng hơn 7.6 tỷ đồng.

Về tình hình tài chính, cũng tính đến 30/06/2016, tổng tài sản của IFS ở mức 647.7 tỷ đồng, tổng nợ vay gần 324 tỷ đồng, toàn bộ đều là nợ ngắn hạn từ công ty mẹ KIRIN. Hiện nay, IFS chỉ có 1 công ty con là CTCP Thực phẩm AVA (90.4% vốn), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, chế biến nước trái cây, nước giải khát,...

Liệu rằng việc có lãi trở lại trong 6 tháng đầu năm 2016 sau chuỗi ngày dài thua lỗ có đủ để giúp nhà đầu tư đặt kỳ vọng vào cổ phiếu IFS một lần nữa?





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lỗ lũy kế hơn 134 tỷ, cổ phiếu L61 sắp bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo hủy niêm yết bắt buộc gần 7.58 triệu cp của CTCP Lilama 69-1 (HNX: L61) từ ngày 17/05.

VGP lại rơi vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Cảng Rau Quả (HNX: VGP) vào diện cảnh báo, do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2023 quá 15 ngày so...

Hơn 2.2 triệu cp DPC sẽ bị hủy niêm yết từ 14/05

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 16/04 thông báo toàn bộ hơn 2.2 triệu cp của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC) sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 14/05, do lỗ lũy kế...

ELC muốn tạo "mưa" cổ phiếu, nâng vốn điều lệ vượt ngàn tỷ

CTCP Công Nghệ - Viễn Thông Elcom (HOSE: ELC) sắp phát hành 1 triệu cp ESOP, thời gian nhận tiền mua từ 15-24/04/2024. Chưa dừng lại ở đó, ELC còn có kế hoạch tạo...

Liên tục thua lỗ, một công ty thép cùng lúc rơi vào diện cảnh báo và kiểm soát

Ngày 04/04, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo đưa cổ phiếu của CTCP Đại Thiên Lộc (HOSE: DTL) vào diện cảnh báo và kiểm soát từ ngày 11/04, sau khoảng...

Cổ phiếu Nước giải khát Chương Dương giảm kịch sàn trước tin bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SCD của CTCP Nước giải khát Chương Dương do lỗ ba năm liên tục và vốn điều lệ âm...

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm quy định về việc nộp báo cáo tài chính kiểm toán.  

Lỗ vượt vốn điều lệ, một cổ phiếu ngành nhựa có nguy cơ bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây thông báo về khả năng hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC), sau 2 năm Công ty...

SPC vào diện cảnh báo, nối dài chuỗi ngày bị cắt margin

Ngày 20/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (HNX: SPC) vào diện cảnh báo, đồng thời bổ sung lý do...

Từ 20/03, gần 15.7 triệu cp TKC giao dịch trở lại trên UPCoM, định giá chưa đến 19 tỷ đồng

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo gần 15.7 triệu cp của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (TKC) sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98