Sẽ ra sao nếu Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ?

07/11/2016 16:34
07-11-2016 16:34:29+07:00

Sẽ ra sao nếu Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ?

Chỉ vài ngày nữa thôi, có thể người dân Mỹ sẽ thức dậy và nhận ra là mình đã bầu cho “Tổng thống Donald Trump”.

Donald Trump

Nếu đây là sự thật thì cả thị trường sẽ bị chao đảo – cũng giống như kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về “Brexit” tại Anh. Một vài người dân Anh đã rùng mình khi nhận ra rằng mình đã bỏ phiếu cho một điều khủng khiếp như thế nào (Các cuộc thăm dò gần đây cũng cho thấy hiện người dân Anh đã nhận ra điều này và cảm thấy hối tiếc đến nhường nào).

Đã xuất hiện hàng loạt câu hỏi trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Việc bầu chọn Donald Trump làm Tổng thống sẽ đem lại những hậu quả gì? Điều gì sẽ xảy ra? “Tổng thống Trump” sẽ vận hành nước Mỹ như thế nào?

Dựa trên những gì chúng ta đã được nghe từ Donald Trump và chiến dịch của ông trong 18 tháng qua, cũng như dựa trên chỉ số của các chuyên gia như Evan Osnos từ Tạp chí New Yorker, dưới đây là những giả định về "Tổng thống Donald Trump" từ nhà bình luận Herry Blodget của Business Insider.

Những điều nhỏ nhặt:

  • “Tổng thống Trump” sẽ ký kết các sắc lệnh xóa bỏ phần lớn những gì Tổng thống Obama đề ra và ban thưởng cho những người ủng hộ ông. Sắc lệnh có thể bao gồm việc rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris, khởi động lại dự án đường ống dẫn dầu Keystone, yêu cầu điều tra hoạt động giao thương, và nhiều thứ khác.
  • “Tổng thống Trump” sẽ nhanh chóng làm việc với Quốc hội để bãi bỏ chính sách Obamacare. Nếu Quốc hội gây trở ngại cho ông về vấn đề này, Donald Trump sẽ tấn công, làm nhục và ức hiếp những thành viên chủ chốt một cách công khai, trong khi thỏa thuận lại những vấn đề này một cách bí mật. Nếu “Tổng thống Trump” thông minh, ông và đồng đội có thể không thực sự bãi bỏ chính sách Obamacare, vì người dân Mỹ thích nhiều đặc điểm của chính sách này và cũng bởi họ không có chính sách thay thế. Có khả năng họ sẽ chỉ điều chỉnh chính sách để khắc phục những vấn đề của chính sách Obamacare.
  • “Tổng thống Trump” sẽ tiếp tục sử dụng lại phong cách hùng biện mà ông đã sử dụng trong suốt chiến dịch.
  • “Tổng thống Trump” sẽ thương lượng lại về Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng như các thỏa thuận giao thương quan trọng khác của Mỹ và trì hoãn việc tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông sẽ tiến hành một số thay đổi nho nhỏ đối với các thỏa thuận thương mại trên và tuyên bố rằng ông đã thay thế bằng các “thỏa thuận tuyệt vời”. Bên cạnh đó, “Tổng thống Trump” cũng có thể áp đặt thuế suất cao đối với hoạt động nhập khẩu từ Trung Quốc để cho thấy ông rất nghiêm túc về “chiến thắng” và mang việc làm trở lại nước Mỹ.
  • “Tổng thống Trump” sẽ tiết lộ các kế hoạch cá nhân đối với “bức vạn lý trường thành” ở phía Nam nước Mỹ. Và quan trọng hơn, tiền xây dựng đều xuất phát từ tiền đóng thuế của người dân Mỹ. Ông Trump tự hào khi nói rằng bức tường này sẽ tạo thêm việc làm và làm giảm tội phạm.
  • “Tổng thống Trump” sẽ đề xuất 1 ngàn tỷ USD để chi tiêu cho cơ sở hạ tầng tại Mỹ. Ít nhất thì Quốc hội sẽ hỗ trợ một phần cho kế hoạch này. Rõ ràng, những dự án trên sẽ tác động tích cực đến Mỹ, ngay cả khi điều này sẽ làm gia tăng khoản nợ Chính phủ. Bên cạnh đó, “Tổng thống Trump” cũng duy trì bảo hiểm y tế và xã hội. Ông sẽ thông qua một đợt cắt giảm thuế và điều này phần lớn đều mang lại lợi ích cho tầng lớp giàu có.
  • Đáng chú ý hơn, “Tổng thống Trump” sẽ không bao giờ công bố lợi nhuận thuế.

Những điều lớn lao hơn:

  • “Tổng thống Trump” sẽ cố gắng điều chỉnh Đạo luật Sửa đổi Thứ nhất và hạn chế quyền tự do báo chí.
  • “Tổng thống Trump” sẽ mất kiên nhẫn với việc “kiểm soát và cân bằng” về quyền lực Tổng thống và cố gắng bành trướng quyền lực của mình. Nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh và không xuất hiện bất kỳ cuộc tấn công khủng bố hoặc khủng hoảng địa chính trị nào, thì việc nới rộng quyền lực Tổng thống rất khó thực hiện. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái hoặc xuất hiện khủng hoảng thì việc này lại trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Các hậu quả khác:

  • Thị trường chứng khoán sẽ giảm khoảng 10%-20% (trong thời gian đầu). Việc ông Trump lên chức Tổng thống Mỹ sẽ gia tăng đáng kể rủi ro cũng như mức độ bất ổn, qua đó làm nản lòng nhà đầu tư và những người đưa ra quyết định kinh doanh. Các công ty Mỹ sẽ tạm thời đóng băng các kế hoạch trong lúc tìm hiểu các động thái sắp tới của “Tổng thống Trump”, qua đó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ông Trump sẽ đổ lỗi cho việc điều hành của chính quyền Obama và từ đó yêu cầu Quốc hội đưa ra những động thái khẩn cấp. Cuộc tấn công rõ ràng của ông Trump lên nhiều công ty Mỹ - như Ford, Amazon, Macy’s, Nabisco, Apple – và cam kết ép buộc một vài công ty trong nhóm này đem lại một số hoạt động sản xuất cho Mỹ cũng sẽ làm nản lòng những người đưa ra quyết định. Hầu như chẳng có CEO chủ chốt nào ủng hộ ông Trump cả và nhiều người trong số họ đã lên tiếng chống lại ông.
  • Thâm hụt tài khóa và nợ công sẽ nhảy vọt. Kế hoạch cắt giảm thuế của ông Trump sẽ không kích thích tăng trưởng, cũng giống như kế hoạch hạ thuế suất của ông Geogre Bush (vì thuế đánh trên tầng lớp giàu có không thực sự kìm hãm đà tăng trưởng mà xuất phát từ sự thiếu hụt khả năng chi tiêu từ tầng lớp trung lưu). Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế suất sẽ làm gia tăng thâm hụt ngân sách cũng như khoản nợ Chính phủ. Tương tự, “Tổng thống Trump” cũng quy điều này cho Quốc hội và chính quyền của ông Obama.
  • Tại một số thời điểm trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên của “Tổng thống Trump”, sẽ xuất hiện một cuộc suy thoái trầm trọng và thị trường chứng khoán sẽ tụt dốc 30-50% so với đỉnh hiện tại. Chính sách của “Tổng thống Trump” có thể châm ngòi cho một cuộc suy thoái. Chẳng hạn, cuộc chiến thương mại có thể gây tổn thương cho nền kinh tế đồng thời làm giảm số lượng việc làm tại Mỹ. Cho dù điều gì xảy ra đi chăng nữa, “Tổng thống Trump” cũng sẽ đổ lỗi cho những người phản đối ông và tận dụng điều này để bành trướng quyền lực của mình.

Tác giả của bài viết này, nhà bình luận Herry Blodget tại Business Insider hy vọng phần lớn những điều trên sẽ không xảy ra. Bên cạnh đó, ông cũng kỳ vọng Donald Trump sẽ trở thành một vị Tổng thống mà những người ủng hộ ông mong muốn.

Tuy nhiên, khi xem xét mối quan hệ giữa những hành động và tuyên bố trước đó của ông Trump trong vòng 18 tháng qua, Herry Blodget cho rằng có thể những gì chúng ta đã thấy cũng chính là những gì chúng ta sẽ nhận được trong tương lai./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P nâng triển vọng của Argentina từ “tiêu cực” lên “ổn định”

S&P cho biết khả năng thanh toán nợ của Argentina đã được cải thiện sau khi chính phủ nước này triển khai các biện pháp hoán đổi nợ và bộ chỉ số kinh tế vĩ mô đã...

CEO hãng vận tải biển top đầu thế giới lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu

Rolf Habben Jansen, CEO của Hapag-Lloyd – hãng vận tải biển lớn thứ 5 thế giới, cho biết ông đã có cái nhìn tích cực hơn về thương mại và nhu cầu trong năm 2024...

S&P: Số công ty vỡ nợ tăng nhanh nhất kể từ khủng hoảng 2008-2009

S&P Global Ratings mới đây cảnh báo tình trạng doanh nghiệp vỡ nợ trên toàn cầu, với số lượng vụ vỡ nợ đã tăng lên 29 vụ kể từ đầu năm nay, mức cao nhất kể từ 2009...

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ muốn mua lại TikTok

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin, đã tuyên bố rằng ông đang lập một nhóm nhà đầu tư để mua lại TikTok.

Goldman Sachs dự báo thị trường bất động sản của Mỹ đã chạm đáy

Goldman Sachs Asset Management (GSAM) mới đây đã thông báo về kế hoạch tích cực đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại của Mỹ trong năm nay, với quan điểm...

Vàng trở thành lựa chọn hàng đầu của JPMorgan, dự báo có thể lên mốc 2,500 USD

Vàng trở thành lựa chọn hàng đầu của JPMorgan trên thị trường hàng hóa và giá có khả năng chạm mốc 2,500 USD/oz trong năm nay, theo Natasha Kaneva, Trưởng bộ phận...

Một năm sau khi Credit Suisse sụp đổ, ngành ngân hàng châu Âu vất vả phục hồi

Sau cuộc giải cứu của UBS đối với Credit Suisse, các ngân hàng châu Âu đã có sự phục hồi ấn tượng dù có phần mong manh, với mức lợi nhuận kỷ lục và hưởng mức tăng...

Ông trùm đầu cơ Ken Griffin: Fed không cần vội vàng hạ lãi suất để tránh kịch bản thảm họa

Nhà sáng lập quỹ Citadel Ken Griffin cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nên hành động chậm lại trong quá trình hạ lãi suất để tránh kịch bản phải nâng lãi suất...

Tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Các ngân hàng Trung Quốc đang nỗ lực giải cứu tập đoàn bất động sản China Vanke sau khi Moody’s hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của công ty xuống mức "rủi ro cao" vào đầu...

Ngân hàng nhỏ ở Mỹ có thể sụp đổ vì nợ xấu bất động sản thương mại

Các số liệu mới nhất cho thấy tỷ lệ văn phòng trống tiếp tục tăng lên ở Mỹ trong bối cảnh xu hướng làm việc từ xa ngày càng phổ biến. Điều này khiến giá trị của các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98