Tại sao có quá nhiều cư dân Mỹ bỏ phiếu cho Donald Trump?

09/11/2016 18:08
09-11-2016 18:08:11+07:00

Tại sao có quá nhiều cư dân Mỹ bỏ phiếu cho Donald Trump?

(Bài viết của tác giả Diana Furchtgott-Roth đăng trên MarketWatch)

Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng chậm hơn hẳn so với năm 2015 và có lẽ người dân muốn thay đổi.

Nhiều người cho rằng Donald Trump dường như rất khác so với những ứng viên thuộc Đảng Cộng hòa. Ông không phải là chính trị gia chuyên nghiệp và không nói nước đôi như các chính trị gia khác. Tuy nhiên, hầu hết các vị trí chính trị của ông đều nằm trong ranh giới của Đảng Cộng hòa.

Cũng như đề xuất cắt giảm thuế và cuộc cải cách về pháp luật, việc Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn trường học cũng như sự phát triển của ngành năng lượng,“khai tử” đạo luật Obamacare , ngăn chặn việc nhập cư trái phép và thúc ép các hiệp định thương mại.

* Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

* Sẽ ra sao nếu Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ?

* Giao thương Mỹ và các đối tác chính sẽ thiệt hại ra sao khi Donald Trump làm Tổng thống?

Donald Trump “càn quét” lá phiếu bầu cử khắp nước Mỹ bởi các chính sách của ông có thể góp phần cải thiện nền kinh tế Mỹ và củng cố vị thế của Mỹ trên thương trường thế giới. Hơn nữa, ông Trump còn lên tiếng thừa nhận mối đe dọa từ nhóm hồi giáo cực đoan và có thể tăng cường khả năng quân sự của Mỹ. Bên cạnh đó, ông sẽ giảm thuế và giảm bớt các quy định tốn kém. Ngược lại, Hillary Clinton cho biết bà muốn nâng lãi suất, áp đặt nhiều quy định hơn và mở cửa biên giới.

Sau 8 năm dưới thời Tổng thống Obama, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ cao hơn 1% một chút. Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động đang dao động ở mức năm 1978. Quy định pháp luật thì lại không khuyến khích đầu tư và tạo việc làm.

Cử tri tham gia bỏ phiếu bầu Tổng thống Mỹ

Exit Poll: Các cử tri phản đối việc trục xuất và cũng không đồng ý xây dựng bức tường ngăn cách

Các kết quả exit-poll trước đó cho thấy các cử tri nghĩ rằng Hillary Clinton hội tụ nhiều điều kiện để trở thành Tổng thống Mỹ hơn là Donald Trump nhưng lại không nhất trí về các chính sách quan trọng như hoạt động nhập cư, nền kinh tế và đạo luật Obamacare.

Vào cuối tháng 1/2016, tác giả bài viết Diana Furctgott-Roth đã nhận định: “Trong 8/9 cuộc bầu cử, nếu tốc độ tăng trưởng GDP thực trong năm bầu cử tăng cao hơn so với năm trước đó, thì Đảng Tổng thống cầm quyền sẽ chiến thắng. Ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng GDP thực giảm so với năm trước, thì Đảng không nắm quyền sẽ giành lấy chiếc ghế vào Nhà Trắng”.

Cuộc bầu cử năm 2016 cũng trùng khớp với mẫu hình này. Tốc độ tăng trưởng GDP năm nay thấp hơn so với năm ngoái và có lẽ người dân cũng muốn thay đổi.

Được biết, ông Trump đã đề xuất giảm thuế cá nhân từ 44% xuống chì còn 33%, hạ thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 15% và loại bỏ thuế di sản. Trong khi đó, bà Clinton lại muốn nâng tất cả 3 loại thuế trên.

Dĩ nhiên, Tổng thống Mỹ vẫn bị tác động bởi Quốc hội. Luật pháp về thuế sẽ bắt đầu từ Hạ viện và sau đó phải chuyển sang cho Thượng viện trước khi chính thức được ký kết bởi Tổng thống. Tuy nhiên, với việc Quốc hội chịu sự kiếm soát của Đảng Cộng hòa, cuộc cải cách của Trump có khả năng cao sẽ trở thành hiện thực trong thời gian tới.

Ngược lại với luật thuế, các quy định từ các cơ quan hành pháp khác nhau, vốn không cần sự đồng thuận của Quốc hội, có thể tác động tiêu cực đến việc mở rộng quy mô công ty và kế hoạch tuyển dụng. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), Bộ Giáo dục và Bộ Lao động đã trở nên cực kỳ “hung hăn” trong 8 năm vừa qua.

Opinion Journal: 2016 - Cuộc bầu cử tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ?

Những cơ quan này đã đưa ra một cuộc tấn công dữ dội về các quy định. Nhưng phần lớn đều quá khó hiểu đối với người không có chuyên môn. Mặc dù chất lượng không khí tại Mỹ đang được cải thiện, nhưng EPA vẫn muốn đưa ra Quy hoạch Triển khai Tiểu bang (SPI) để hạn chế lượng khí thải như thủy ngân, ozone và các chất khác bằng cách giảm bớt số lượng nhà máy và nhà máy điện. Trong năm 2010, Quốc hội dưới sự kiểm soát của Đảng Dân chủ đã từ chối thông qua một điều luật tương tự bởi những tác động tiêu cực lên số lượng việc làm và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Cũng trong năm 2010, Quốc hội cũng không thể thông qua Đạo luật Bình đẳng Chi phiếu Tiền lương. Điều luật này yêu cầu các công ty theo dõi thu nhập của các nhân viên theo chủng tộc và giới tính.

Bằng cách bầu cho Donald Trump và giữ phần lớn người thuộc phe Cộng Hòa trong Hạ viện và Thượng viện, nước Mỹ đã lựa chọn không tiếp tục trên con đường tăng trưởng chậm chạp, thuế suất cao và những quy định phiền hà và khả năng quân sự yếu kém. Lựa chọn này nên được hoan nghênh./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhật Bản chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm sau 17 năm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) chính thức nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007, kết thúc kỷ nguyên lãi suất âm.

Trung Quốc tất tay vào chuỗi cung ứng xe điện

Chính phủ Trung Quốc đã đặt ra một kế hoạch quyết liệt để tận dụng tất cả các nguồn lực chính sách nhằm tạo ra chuỗi cung ứng cho sản xuất xe điện trong nước. Điều...

NHTW Nhật Bản đứng trước bước ngoặt lịch sử

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) được kỳ vọng chấm dứt chương trình kiểm soát đường cong lợi suất và mua tài sản rủi ro, cũng như chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm...

Bức tranh kinh tế Trung Quốc ghi nhận tín hiệu khởi sắc

Số liệu của NBS cho thấy tổng sản lượng công nghiệp giá trị gia tăng của Trung Quốc, một chỉ số kinh tế quan trọng, đã tăng 7% trong 2 tháng đầu năm nay.

Nhiều khả năng Fed sẽ giữ nguyên quyết định lãi suất trong lần họp tới

Chuyên gia từ Nationwide nhận định: “Chúng tôi đang nghĩ đến tháng 5/2024 Fed mới hạ lãi suất; chúng tôi đã chuyển thời điểm đó trở lại tháng 6 và nếu không phải là...

Nga công bố chiến thắng áp đảo của Tổng thống Vladimir Putin

Ông Putin tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga khi giành được 87,97% số phiếu trong cuộc bầu cử kéo dài ba ngày từ 15-17/3.

Trung Quốc: Chi 17 tỷ mua căn hộ chung cư, quảng cáo thăng hoa nhận nhà vỡ mộng

Không ít người mua nhà tan ngay giấc mơ về căn nhà đẹp như quảng cáo khi vừa nhận bàn giao căn hộ.

Lạm phát có dấu hiệu trỗi dậy ở châu Á

Do giá cả thực phẩm tăng mạnh, lạm phát trong tháng 2 ở các nền kinh tế châu Á gồm Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan đều tăng vượt mức dự báo của...

Hàn Quốc: Đảo Jeju xem xét áp dụng thuế du lịch sinh thái

Doanh thu từ thuế sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề ô nhiễm ngày càng tăng, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trước làn sóng hơn 10 triệu lượt khách đổ...

Việt Nam mới là đối thủ sản xuất thực sự của Ấn Độ

Nếu Ấn Độ muốn gầy dựng ngành sản xuất máy tính và thiết bị điện tử vững mạnh, họ phải nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận. Thay vì tập trung vào thị trường nội địa...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98