Thiết lập đồng bộ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

22/11/2016 16:03
22-11-2016 16:03:32+07:00

Thiết lập đồng bộ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, sáng 22/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, cho ý kiến vào dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

Nhiều ý kiến tán thành việc xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm thiết lập đồng bộ các chính sách, chương trình để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế của đất nước, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, quốc gia và nguồn lực có thể bố trí trong từng thời kỳ; tăng cường năng lực và hiệu quả cho hệ thống cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; nâng cao hiệu quả điều phối, xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Theo quan điểm của đại biểu Phùng Thị Thường (Vĩnh Phúc), việc xây dựng dự án Luật là cần thiết để khơi dậy những nguồn lực còn tiềm ẩn, phát triển kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nơi được xem là đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đây cũng là một "cú hích" để khu vực này trở thành động lực thực sự của nền kinh tế, đạt được mục tiêu đến năm 2020 đạt 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Đại biểu Đỗ Văn Bình (Hải Phòng) đánh giá việc xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển có ý nghĩa rất quan trọng. Việc hỗ trợ doanh nghiệp đã được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, nhưng chưa đồng bộ, thống nhất.

Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, văn bản có tính pháp lý cao nhất đang điều chỉnh trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là Nghị định số 56/2009 của Chính phủ, việc thực hiện việc hỗ trợ còn nhiều vướng mắc, chưa đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, theo đại biểu Bình, việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần đảm bảo bình đẳng đối với các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt các thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp nhận các nguồn lực hỗ trợ. Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rõ Nhà nước đảm bảo các doanh nghiệp bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Đại biểu băn khoăn, nếu xây dựng Luật với nội dung và tên gọi chỉ hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có thể hiểu là chỉ tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trên cơ sở nhất trí cần tập trung tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân, kể cả doanh nghiệp lớn phát triển, trong đó có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn để tạo thành chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng, chứ không nên cắt khúc hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đại biểu Bình phân tích để góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Chính phủ đã có Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp, trong đó có cả các doanh nghiệp quy mô lớn, nguồn lực mạnh, hằng năm có khoảng 30-35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo. Do vậy, cùng với việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, nâng cao quy mô, năng lực cạnh tranh, cũng cần quan tâm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để có thể tăng mạnh số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Thống kê cho thấy có tới 77% doanh nghiệp siêu nhỏ và 69% doanh nghiệp nhỏ đi lên từ mô hình các hộ kinh doanh. Hiện nay, cả nước có khoảng 3,4 triệu hộ kinh doanh. Do vậy, việc xây dựng và luật hóa các nội dung phù hợp để tạo điều kiện, khuyến khích mạnh mẽ các hộ kinh doanh này phát triển, đăng ký thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng phát triển doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Đại biểu Bình thấy rằng nếu đặt vấn đề hỗ trợ tất cả doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ và cả các hộ kinh doanh thì sẽ không khả thi vì đối tượng hỗ trợ sẽ rất lớn, trong khi nguồn lực Nhà nước có hạn. Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu xây dựng Luật hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp với các quy định khuyến khích thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; hỗ trợ nhóm doanh nghiệp (không chỉ là doanh nghiệp nhỏ và vừa) có hoạt động đổi mới sáng tạo, có tiềm năng phát triển, nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.

Ý kiến khác nhau về tên gọi dự thảo Luật

Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) đề nghị ban soạn thảo cân nhắc sửa tên dự thảo Luật thành "Luật hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa."

Đại biểu phân tích trong tên dự thảo Luật, từ "hỗ trợ" mới chỉ ra biện pháp, cách thức là yếu tố cần nhưng chưa đủ, chưa phản ánh được ý nghĩa chiến lược vì mục tiêu phát triển vững chắc của khu vực doanh nghiệp này, cũng chưa phản ánh được mối quan hệ lợi ích tác động qua lại giữa sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa với tăng trưởng kinh tế.

Vì vậy, theo đại biểu cần thêm từ "phát triển" để chỉ ra mục tiêu, động lực, "làm luật để hướng đến mục tiêu phát triển đạt tới 1 triệu doanh nghiệp thực sự hoạt động vào năm 2020. Mặt khác, trong các văn kiện Đại hội Đảng XII cũng như Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị khi đề cập đến vấn đề này đều nhất quán sử dụng cụm từ "hỗ trợ phát triển" và nhấn mạnh yếu tố "phát triển" trong các thông điệp như "Tăng cường trợ giúp để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa," "phát triển mạnh kinh tế tư nhân."

Tuy nhiên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đã tranh luận lại với quan điểm này. Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, "tại điểm c khoản 2 Điều 20 đã ghi rất rõ là góp phần hỗ trợ toàn diện doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển."

Đại biểu nhấn mạnh "không phải là phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chúng ta lầm lẫn là phát triển về số lượng, luật này là phát triển toàn diện, hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa."

Nêu quan điểm không cần thiết đổi tên dự thảo Luật, đại biểu phân tích theo những thông tin gần đây, doanh nghiệp nhỏ và vừa không cần hỗ trợ nhiều về vốn, mà cơ bản là về thủ tục, Nhà nước cần tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, thu hút dòng vốn xã hội vào đối tượng này, đại biểu nêu quan điểm.

Giải trình làm rõ hơn về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết các nước trên thế giới đều dùng tên gọi như dự thảo Luật, trong doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bao hàm cả doanh nghiệp siêu nhỏ.

Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, làm rõ khái niệm theo hướng doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ theo 3 cấp độ, vì ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước còn có có sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Các tổ chức, cá nhân lại có sự quan tâm khác nhau, lĩnh vực khác nhau, địa bàn khác nhau... nên càng phân loại rõ ràng, càng dễ cho các tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận - Bộ trưởng nêu.

Xác định rõ tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nêu quan điểm về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, đại biểu Đỗ Văn Bình cơ bản nhất trí với ý kiến thứ nhất đã nêu trong Báo cáo của Ủy ban Kinh tế về việc sử dụng tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là căn cứ tổng nguồn vốn và lao động bình quân. Tuy nhiên, để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa chính xác, khách quan, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu xác định tiêu chí ưu tiên trong hai tiêu chí trên.

Đồng thời, đại biểu Bình đề nghị xem xét kết hợp với tiêu chí tổng doanh thu khi tiêu chí ưu tiên chưa đạt. Thực tế có doanh nghiệp khoa học công nghệ số lao động không lớn, nhưng tổng doanh thu không nhỏ. Việc quy định loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ để có chính sách hỗ trợ, có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ngoài tiêu chí về số lao động bình quân, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung tiêu chí về tổng nguồn vốn và có thể cả tiêu chí về tổng doanh thu vì nếu chỉ quy định tiêu chí về lao động dưới 10 người thì cũng giống như đối với hộ kinh doanh, trong khi hộ kinh doanh lại không được hỗ trợ.

Đại biểu Quốc hội Hà Nam Trần Thị Hiền phát biểu ý kiến. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)

Đại biểu Trần Thị Hiền tán thành việc sử dụng tiêu chí tổng nguồn vốn và số lao động để phân loại quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó, tiêu chí về số lao động cần được quy định rõ gắn với tiêu chí tham gia bảo hiểm xã hội, làm cơ sở để kiểm soát và đối xử công bằng, đồng thời cũng là biện pháp tích cực để thúc đẩy mở rộng diện bao phủ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đây là ý nghĩa xã hội quan trọng của việc sử dụng tiêu chí này, đại biểu nêu.

Nhận xét chưa từng có tiền lệ lập pháp bằng biểu bảng như khoản 1 Điều 4, đại biểu Hiền đề nghị cần bảo đảm quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc diễn giải và quy định minh bạch về tiêu chí xác định từng loại quy mô doanh nghiệp bằng ngôn ngữ viết, để áp dụng pháp luật chính xác, dễ viện dẫn. Vì không thể hiện bằng ngôn ngữ viết nên không minh bạch được việc phải đáp ứng cùng lúc 2 tiêu chí, hay tiêu chí nào có tính ưu tiên hơn, không rõ các tiêu chí này xác định theo hằng năm hay theo bình quân giai đoạn.

Đại biểu nêu: "dự thảo Luật xác định doanh nghiệp theo 3 quy mô, phân biệt rõ giữa "nhỏ" và "siêu nhỏ" nhưng hoàn toàn thiếu vắng các quy định thể hiện rõ từng dòng hoạt động hỗ trợ gắn với từng quy mô doanh nghiệp. Thậm chí, Điều 6 dự thảo quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong tiếp cận hỗ trợ còn bỏ quên đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ. Đây là điểm yếu nhất, mờ nhất trong ý tưởng lập pháp của dự thảo Luật./.

http://www.vietnamplus.vn/thiet-lap-dong-bo-chinh-sach-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua/417296.vnp





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98