Tiềm năng bứt phá của cổ phiếu DCM

16/11/2016 16:28
16-11-2016 16:28:53+07:00

Tiềm năng bứt phá của cổ phiếu DCM

Cổ phiếu DCM của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng và khả năng bứt phá trong tương lai bởi nhiều yếu tố.

Nền tảng vững chắc

Mặc dù các doanh nghiệp trong ngành phân bón đang gặp nhiều khó khăn bởi nhiều yếu tố khách quan trên thị trường nhưng đa số các chuyên gia phân tích chứng khoán đều khuyến nghị nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của các doanh nghiệp nhóm này bởi tiềm năng tăng trưởng. Trong đó điểm nổi bật là các doanh nghiệp trong ngành đều là những thương hiệu lớn, có uy tín, thị phần rộng và hoạt động kinh doanh ổn định với tỷ suất lợi nhuận hằng năm cao.

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư CTCK Maybank KimEng Việt Nam đánh giá, từ khi lên sàn, giá của DCM tương đối đều. Điểm đáng chú ý đối với mã này là cổ phiếu của một công ty có vị thế lớn trong ngành, có thị phần rộng và tiềm năng phát triển. Doanh nghiệp này có chỉ tiêu tài chính qua các năm tốt. Và với lợi thế có hai cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Tài chính Dầu khí, DCM được hưởng các ưu đãi về nguồn cung cấp khí và giá khí đầu vào.

Còn theo phân tích của CTCK Dầu khí (PSI), ngoài việc là doanh nghiệp trẻ có vốn hóa lớn trên thị trường, các điểm nhấn để lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu DCM là giá thành sản phẩm của DCM hiện nay cạnh tranh hơn so với nhiều thương hiệu khác trên thị trường, là yếu tố lợi thế rất lớn trong dài hạn của công ty. Công ty đang sở hữu thị phần nội địa lớn, sức tiêu thụ ổn định và nhiều tiềm năng phát triển xuất khẩu. Nhất là ở thị trường Campuchia, có nhiều tiềm năng với nhu cầu 250,000 tấn phân bón/năm, trong đó 90% là urê hạt đục. Đây là thị trường DCM đang có thị phần lớn và ưu thế cạnh tranh đặc biệt bởi lợi thế về vị trí địa lý, chi phí logictic...

DCM hiện là doanh nghiệp có quy mô tài sản hàng đầu trong ngành phân bón. Với quy mô công suất nhà máy 800,000 tấn/năm, DCM chiếm 40% thị phần urê nội địa. Công ty đang giữ vị trí số 1 tại thị trường Đồng bằng sông Cửu Long (55% thị phần), thứ 2 tại thị trường Đông Nam bộ (25% thị phần) và giữ thị phần lớn ở thị trường Campuchia (35% thị phần).

Tình hình tài chính của DCM khá lành mạnh, hệ số nợ có xu hướng giảm dần qua các năm từ khi nhà máy đi vào hoạt động. Các chỉ số ROE, ROCE và ROA ở mức tốt cho thấy công ty vẫn đang hoạt động có lãi. Các chỉ số khả năng thanh toán ở mức tốt cho thấy DCM có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đến hạn, đáp ứng kịp thời các khoản vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, ý thức được tầm quan trọng của khâu tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã tăng cường các hoạt động marketing, quảng cáo, tiếp thị, xây dựng hệ thống phân phối để đẩy mạnh đầu ra. Hiện nay DCM đã có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với hàng nghìn đại lý cấp 1, cấp 2 và cửa hàng trên toàn quốc. Công ty cũng đang tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối trong nước và sang các nước trong khu vực, trên thế giới như Campuchia, Philippine, Thái Lan, Bangladesh, Hàn Quốc…

DCM cũng không ngừng nghiên cứu để cải tiến sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm mới, phù hợp với định hướng phát triển của nền nông nghiệp nước nhà, cũng như định hướng xuất khẩu sản phẩm nông sản vào các thị trường khó tính trên thế giới. Hiện công ty đang phối hợp với Viện lúa IRRI thực hiện chương trình SSNM (quản lý dinh dưỡng cho cây trồng); phối hợp với các trung tâm công nghệ cao xây dựng gói giải pháp dinh dưỡng cho rau quả an toàn. Song song đó là việc nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, phát triển những dòng sản phẩm có hiệu quả cao, thân thiện với môi trường trên nền tảng cốt lõi là urê hạt đục của DCM. Cụ thể, ngoài các sản phẩm ure hạt đục, N.Humate+Te mang thương hiệu Đạm Cà Mau – Hạt Ngọc Mùa Vàng, sắp tới đây, PVCFC tiếp tục cho ra mắt sản phẩm mới với tính năng ưu việt để tiết kiệm phân bón và tăng năng suất cho cây trồng. DCM cũng đang nghiên cứu triển khai dự án sản xuất NPK cao cấp, nằm trong định hướng chiến lược là một dự án được đánh giá có nhiều tiềm năng, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Với dự án này DCM kỳ vọng sẽ góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới cũng như cơ hội cho xuất khẩu. Bởi hiện nay nhu cầu NPK cả nước khoảng 4 triệu tấn nhưng tổng mức cung hiện nay của các nhà máy sản xuất trong nước chỉ hơn 1 triệu tấn, nên thị trường tiêu thụ với NPK cao cấp còn rất rộng mở. Ngoài ra, Đạm Cà Mau còn đẩy mạnh kinh doanh và phân phối các sản phẩm phân bón khác như DAP, Kali để tối ưu hóa khả năng sinh lời, nâng cao giá trị gia tăng.

Vượt qua thách thức

Các yếu tố trên có thể khẳng định, cổ phiếu DCM có đầy đủ các nền tảng cần thiết để trở thành một mã blue-chip trên sàn chứng khoán. Bên cạnh đó, DCM còn cho thấy năng lực nội tại vững chắc được trưởng thành qua thử thách trong giai đoạn khó khăn nhất của thị trường hiện nay.

Trên thực tế, điều nhà đầu tư quan tâm nhất đối với một mã cổ phiếu là tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có năng lực nội tại tốt luôn được thị trường đón nhận một cách tích cực. DCM là một trong số đó với việc duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, có lợi nhuận trong khủng hoảng.

Ông Bùi Minh Tiến, Tổng Giám đốc DCM cho biết giá urê giảm liên tục từ 2012 đến nay và hiện thấp hơn giá thành sản xuất của nhiều nhà máy urê trên thế giới. Bằng chứng là nhiều nhà máy trong nước và trên thế giới thua lỗ nặng, hoạt động cầm chừng, thậm chí đóng cửa. Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn DCM vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và tiêu thụ hết sản phẩm. Đồng thời, hiện DCM đã nâng công suất lên 110%, qua đó giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong 9 tháng đầu năm 2016, mặc dù có nhiều khó khăn đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành phân bón nói riêng; hạn hán và lũ lụt đã tác động nhiều đến đời sống và hoạt động sản xuất của bà con nông dân. Nhà máy dừng bảo dưỡng 25 ngày trong tháng 8, nhưng sản lượng 9 tháng đầu năm của DCM vẫn đạt kế hoạch. Theo đó trong 9 tháng, Đạm Cà Mau đã sản xuất, tiêu thụ trên 570,000 tấn phân đạm, đạt 99% kế hoạch đề ra. Doanh thu gần 3,500 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế gần 400 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch. Với kết quả này cùng với những giải pháp đồng bộ về kinh doanh, DCM tự tin sẽ hoàn thành kế hoạch sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2016.

Điều này tiếp tục khẳng định DCM đang đứng vững trên thị trường và chủ động ứng phó với khủng hoảng; tiếp tục giữ vững thương hiệu trên thị trường trong nước và khu vực Đông Nam Á, duy trì vị thế số 1 tại ĐBSCL, cũng như tiếp tục gia tăng khối lượng thị trường ở Tây Nguyên, miền Bắc và Campuchia.

Tiềm năng tăng trưởng

Cùng với sự vững vàng trước khủng hoảng, những tín hiệu tốt trên thị trường trong thời gian tới là điểm cộng đối với cổ phiếu DCM cũng như của ngành phân bón nói chung. Theo Hiệp hội Công nghiệp phân bón quốc tế (IFA), đến niên vụ 2018-2019, nhu cầu phân bón thế giới sẽ đạt tốc độ tăng bình quân 1.8% năm và chạm mốc cao nhất từ trước tới nay là 200 triệu tấn vào năm tài chính 2019/2020. Và từ góc độ ngành, yếu tố ngắn hạn có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp là xu hướng lao dốc mạnh của giá dầu trong thời gian qua, giúp các doanh nghiệp sản xuất phân bón tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, từ đó giảm giá thành sản phẩm, tăng biên độ lợi nhuận.

Riêng DCM cũng đang không ngừng nâng cao năng lực nội tại, khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng chiến lược không ngừng đổi mới; đảm bảo vận hành nhà máy hiệu quả, an toàn, ổn định, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến, tối ưu hóa sản xuất; đẩy mạnh đầu tư và hoàn thiện tổ chức mạng lưới tiêu thụ và kênh phân phối; tăng cường công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới ở phân khúc thị trường tiềm năng mang lại giá trị gia tăng cao; quản trị chặt chẽ chi phí, giá thành sản phẩm đảm bảo cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại; tiếp tục xây dựng thương hiệu “Đạm Cà Mau” là một trong những thương hiệu có uy tín trên thị trường trong nước và khu vực Đông Nam Á.

Dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng cổ phiếu DCM của PVCFC cũng như nhóm cổ phiếu của ngành phân bón vẫn cho thấy tiềm năng tăng trưởng của mình khi có thể vững bước phát triển trong giai đoạn khó khăn nhất của thị trường. Với nền tảng hiện tại, các lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác đầu tư được thực hiện bài bản, định hướng phát triển rõ ràng, PVCFC đang khẳng định khả năng phát triển bền vững, hiệu quả cũng như khẳng định DCM là cổ phiếu hấp dẫn, đáng để các nhà đầu tư quan tâm lựa chọn./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh thu tháng 3 của VHC tăng 5%

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) báo cáo doanh thu tháng 3 đạt 1,089 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tính trong 3 tháng đầu năm, doanh thu VHC tăng 25%.

ĐHĐCĐ Vinalink: Hợp tác với Amazon sẽ là “mỏ neo” trước biến động khó lường

Tổng Giám đốc Vinalink chia sẻ với tình hình biến động và rất khó lường, nếu không có thương mại điện tử thì sẽ khó duy trì được sản phẩm dịch vụ truyền thống như...

Công ty thành viên Sabeco thay ghế Chủ tịch, lợi nhuận quý 1 lao dốc 93%

Ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Kế hoạch (Ban phụ trách) - Sabeco, sẽ đảm nhận chức Chủ tịch HĐQT CTCP Bia - Nước Giải khát Sài Gòn - Tây Đô (TDBECO) từ ngày...

Vì sao DHA giảm lãi hơn 40% trong quý 1?

CTCP Hóa An (HOSE: DHA) công bố lãi ròng quý 1 giảm đến 43% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 9 tỷ đồng.

Mộc Châu Milk có quý lãi thấp nhất 3 năm

Ảnh hưởng từ việc người tiêu dùng giảm sức mua, CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, UPCoM: MCM) lãi sau thuế quý 1/2024 chưa đầy 50 tỷ đồng, giảm 51% so với...

Nam Sông Hậu lỗ quý thứ 2 liên tiếp, Chủ tịch bị bán giải chấp gần 19 triệu cp

Tài khoản chứng khoán của ông Mai Văn Huy - Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH) đang “nóng” như thời tiết Sài Gòn. Theo báo cáo...

ĐHĐCĐ KDH: Đã nộp hồ sơ chào bán riêng lẻ 110 triệu cp

Chiều ngày 23/04/2024, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) đã tổ chức ĐHĐCĐ nhằm thông qua phương án phát hành tối đa gần 102 triệu cp cho các hoạt...

Lãi ròng quý 1 của ANV rơi 82%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Nam Việt (HOSE: ANV) có doanh thu thuần 1,016 tỷ đồng và lãi ròng 17 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 82% so với cùng kỳ năm trước.

Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc “Xây dựng nhà máy phân đạm số 1 từ khí có công suất...

Lãi ròng FPT tiếp tục cao kỷ lục trong quý 1/2024

CTCP FPT (HOSE: FPT) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hai con số trong quý 1/2024, với doanh thu hơn 14 ngàn tỷ đồng và lãi ròng gần 1.8 ngàn tỷ đồng - đây cũng là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98