Trung Quốc đổ tiền vào Caucasus

13/11/2016 11:03
13-11-2016 11:03:00+07:00

Trung Quốc đổ tiền vào Caucasus

Trung Quốc đang rót nhiều tỉ đô la Mỹ để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở các nước vùng Caucasus. Những tính toán về kinh tế đằng sau các dự án này vẫn còn là một bí ẩn. Và những người trong cuộc cho rằng, các công ty Trung Quốc không chỉ đổ tiền vào, mà còn họ muốn giữ quyền kiểm soát một số cơ sở hạ tầng trọng yếu.

Dự án thành phố mới Tbilisi Sea New City do Trung Quốc xây dựng đang hình thành ở ngoại ô thủ đô của Gruzia. Ảnh: Internet

Bản sao của Trung Quốc

Ông Scott Mi, doanh nhân người miền Tây Trung Quốc, đứng trên ban công một tòa nhà chung cư chỉ ra phía đỉnh đồi đằng xa. Đó là ranh giới khu đất mà tập đoàn của ông đang xây dựng, ở ngoại ô thủ đô Tbilisi, Gruzia (Georgia).

Chín trong tổng số 27 tòa nhà của dự án đã hoàn thiện. Thành phố mới do người Trung Quốc xây dựng đã dần hình thành tại một trong những vùng địa chính trị bất ổn nhất sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.

“Tất cả mọi thứ bạn có thể nhìn thấy đều là của chúng tôi”, ông Mi khoe với phóng viên The New York Times.

Vị doanh nhân 32 tuổi này là người đứng đầu của Hualing Group Georgia, một công ty tư nhân Trung Quốc, nhưng nguồn vốn chủ yếu do chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ. Doanh nghiệp của ông được coi là “lực lượng tiên phong” trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực kinh tế, ở vùng đất vừa khô cằn vừa bất ổn tại Caucasus.

Tbilisi Sea New City (tạm dịch là Thành phố mới bên bờ biển Tbilisi) là tên gọi của dự án bất động sản nói trên. Mặc dù nó cách biển tới 200 dặm nhưng vẫn được đặt tên như vậy. Dự án nằm gần một hồ chứa nước nhân tạo, có từ thời Liên Xô cũ. Tại đây, một khách sạn năm sao với phòng họp lớn nhất khu vực đã được xây dựng, và gần đó là một trung tâm mua sắm mới, cùng với năm sân bóng đá nhỏ.

Các hoạt động kinh tế kiểu Trung Quốc đang hiện diện tại một quốc gia được Bắc Kinh coi là “mắt xích quan trọng trong “Con đường tơ lụa mới”, nối châu Á và châu Âu. Nơi đây cũng được coi là “chiến trường” của sự đối đầu chưa được giải quyết dứt điểm và có khả năng bùng phát giữa Moscow và phương Tây.

Sau 25 năm kể từ khi tách khỏi Liên Xô và tự tuyên bố là nhà nước độc lập, Gruzia đã lâm vào bất ổn liên miên. Nếu như Moscow và Washington rơi vào cuộc đối đầu ồn ào để tranh giành ảnh hưởng tại đây, thì Bắc Kinh lại âm thầm trở thành “ngư ông đắc lợi”.

Tbilisi Sea New City là sự lắp ghép một bản sao của Trung Quốc vào vùng đất cằn cỗi này. Đi qua những vườn đá cảnh là những dãy phố với tường cao trông giống hệt như các dự án bất động sản từng làm biến đổi cảnh quan đô thị của Trung Quốc.

Không quá ngạc nhiên khi hầu hết các khâu từ thiết kế tới thi công tại Tbilisi Sea New City đều được các công nhân người Trung Quốc thực hiện, bất chấp thực tế là mức lương trả cho người lao động ở Georgia thấp hơn nhiều.

Việc sử dụng công nhân Trung Quốc ban đầu cũng khuấy động sự tức giận và thậm chí tạo ra các cuộc biểu tình. Nhưng cảm xúc đó dần bị phai mờ bởi trong số nhiều “đại dự án” ở Gruzia, thì các dự án của Trung Quốc mới triển khai thực sự và đang tạo ra những công việc về quản lý và những việc khác cho người Gruzia.

Trái ngược với sự tồi tàn của những chung cư kiểu Liên Xô cũ ở vùng lân cận, các tòa nhà mới do người Trung Quốc xây dựng đã tạo ra một hạ tầng tương đối hiện đại, với thang máy có thể hoạt động được và hành lang chung cư không nồng nặc mùi nước tiểu.

“Chúng tôi là người Trung Quốc, vì vậy chúng tôi xây dựng giống như ở Trung Quốc”, ông Mi nói với phóng viên The New York Times tại khách sạn sang trọng của mình trong dự án, nơi có hành lang lát đá cẩm thạch sáng bóng.

Vắng người

Ông Mi cho hay, gần như tất cả các căn hộ của những tòa nhà được xây dựng cho đến nay đều đã được bán hết. Người mua phần lớn những căn hộ này là Chính phủ Gruzia, vì họ muốn tạo chỗ ở cho người tị nạn từ các vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi những vụ xung đột ly khai.

Nhưng theo ghi nhận của phóng viên, toàn bộ nơi này vắng vẻ đến kỳ lạ. Sự ồn ào hiếm hoi xảy ra vào một buổi chiều gần đây là do những hoạt động chuẩn bị cho lễ kỷ niệm quốc khánh Trung Quốc, tại phòng tiệc lớn của khách sạn, với sự có mặt của đại sứ Trung Quốc và các nhà lãnh đạo Gruzia.

Đọc tiếp tại đây...



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98