'Chẩn đoán' điểm nghẽn tăng trưởng

14/12/2016 09:33
14-12-2016 09:33:36+07:00

'Chẩn đoán' điểm nghẽn tăng trưởng

Các chuyên gia cho rằng để duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và khai thác được tiềm lực tăng trưởng, Việt Nam cần xác định được những nhân tố ảnh hưởng tới năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Ảnh: VGP/Huy Thắng

Ngày 13/12, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức tọa đàm tham vấn ý kiến chuyên gia về báo cáo nghiên cứu “Chẩn đoán điểm nghẽn tăng trưởng và Bản đồ năng lực sản xuất của Việt Nam” với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang trên đà phục hồi so với các giai đoạn trước. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,68%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2015. Năm 2016, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 6,3% so với năm 2015.

Tuy nhiên, ông Cao Đức Phát, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, hiện nay, nước ta vẫn về cơ bản vẫn theo mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, vốn đầu tư, lao động rẻ; chưa dựa nhiều vào tăng năng suất lao động, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.

Trước việc tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chậm lại và chất lượng tăng trưởng thấp, nước ta chủ trương phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động sáng tạo, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và khai thác được tiềm lực tăng trưởng, Việt Nam cần xác định những nhân tố ảnh hưởng tới năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Kết quả nghiên cứu về "Chẩn đoán điểm nghẽn tăng trưởng và Bản đồ năng lực sản xuất" kiến nghị những lĩnh vực sản xuất ưu tiên và bước đầu chỉ ra những rào cản về mặt thể chế, chính sách của nền kinh tế, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể giúp Việt Nam có thể tận dụng được lợi thế sản xuất tiềm năng và nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo kết quả nghiên cứu bước đầu, các chuyên gia cho rằng điểm nghẽn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gồm 3 nhóm: Điểm nghẽn trong ngắn hạn gồm bộ máy hành chính hoạt động chưa hiệu quả, vẫn còn tình trạng lãng phí, tham nhũng, một số chính sách về đất đai chưa phù hợp thực tiễn và chi phí tài chính cao; điểm nghẽn trung hạn gồm rủi ro kinh tế vĩ mô và rủi ro thể chế vi mô; điểm nghẽn trong dài hạn gồm kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực.

Các chuyên gia cho rằng, tiếp cận tài chính khó khăn cũng là một rào cản, trong đó các doanh nghiệp tư nhân thường thiếu các tài sản bảo đảm trong khi có khoảng 85% doanh nghiệp cho biết không thể vay được nếu không có tài sản này.

Ngoài ra, thị trường chứng khoán chưa phát triển, nguồn vốn lại phụ thuộc chủ yếu và tín dụng ngân hàng, trong khi bản thân hệ thống này cũng đang gặp nhiều khó khăn phải tái cơ cấu.

Để giải quyết vấn đề, các chuyên gia nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc đưa ra tầm nhìn đúng đắn cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ chế và chính sách linh hoạt, thu hút và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn này.

Nghiên cứu cũng cho thấy tiềm năng sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới được khuyến nghị ở các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao như máy móc, điện tử. Bên cạnh đó, vẫn cần chú trọng vào ngành sản xuất và xuất khẩu truyền thống như cây trồng, vật nuôi hay may mặc, da giầy, khai khoáng… nhưng theo hướng đa dạng hóa và ưu tiên sản phẩm thành phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.  

Các chuyên gia cho rằng cũng cần phải giải quyết các điểm nghẽn về khung pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Thực tế, thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng ở Việt Nam là 400 ngày, khá dài so với các nước được so sánh trong khu vực, đồng thời cần nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Chan-doan-diem-nghen-tang-truong/294105.vgp





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98