Giải quyết nợ xấu vướng ở xử lý tài sản đảm bảo

06/12/2016 17:40
06-12-2016 17:40:55+07:00

Giải quyết nợ xấu vướng ở xử lý tài sản đảm bảo

Hiện nợ xấu có tài sản bảo đảm (TSBĐ) đang chiếm phần lớn trong tổng nợ xấu, nhưng khâu xử lý TSBĐ của ngân hàng gặp nhiều vướng mắc nên tốc độ xử lý nợ xấu còn rất chậm. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1-1-2017 chưa có quy định cụ thể về việc thu giữ TSBĐ.

Hội thảo “Quyền xử lý tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng” hôm 6-12. Ảnh do Ban Truyền thông NHNN cung cấp.

Theo thông tin từ Ban Truyền thông Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại hội thảo “Quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng” diễn ra hôm 6-12, tỷ lệ nợ xấu có bảo đảm bằng TSBĐ chiếm trên 90% tổng nợ xấu. Tuy nhiên, việc xử lý TSBĐ của các tổ chức tín dụng (TCTD) gặp nhiều vướng mắc đã tác động đến tốc độ xử lý nợ xấu.

Vướng mắc này chủ yếu do Việt Nam thiếu các quy định pháp luật, nhiều quy định về xử lý TSBĐ không phù hợp, không đồng bộ, mâu thuẫn. Thực tiễn áp dụng và thực thi các quy định pháp luật chưa đúng của cơ quan liên quan thi hành pháp luật gây khó khăn và ảnh hưởng lớn đến quá trình xử lý TSBĐ.

Theo đại diện một số ngân hàng, họ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình nhận TSBĐ là nhà ở. Nhiều quy định của pháp luật hiện hành thiếu các hướng dẫn cụ thể về nội dung xử lý TSBĐ do đó, khi các TCTD nhận thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì việc xử lý TSBĐ có thể dẫn đến thời gian giải quyết kéo dài, gây khó khăn, lúng túng cho các TCTD trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, việc kéo dài thời gian thi hành án không chỉ gây tốn kém chi phí, mà còn kéo dài thời gian thu nợ, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của TCTD.

Được trích lời trong thông tin được gửi đi từ NHNN, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng bản chất kinh tế của quyền xử lý TSBĐ tại TCTD là quyền đối với TSBĐ nhằm bù đắp thiệt hại do nợ xấu gây ra. Tuy nhiên, khi các TCTD xử lý TSBĐ, người đi vay thiếu sự hợp tác cần thiết, thậm chí có khi đối đầu, mâu thuẫn xung đột gay gắt…

“Quyền xử lý TSBĐ chỉ được thực thi một cách nhanh chóng, hiệu quả và hiệu lực khi và chỉ khi nhận thức về quyền, lợi ích và nghĩa vụ của tất cả các bên liên quan trong quan hệ tín dụng ngân hàng được xác lập một cách đúng đắn dựa trên những cơ sở pháp lý khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, đồng thời tiệm cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế…”, ông Ánh cho biết.

Theo luật sư Nguyễn Thị Phương, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng thuộc Hiệp hội Ngân hàng, quyền xử lý TSBĐ của các TCTD là một loại quyền dân sự. Do đó, các TCTD được thực hiện quyền xử lý TSBĐ theo ý chí của mình với điều kiện tiên quyết là không trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và không được lạm dụng quyền gây thiệt hại cho người khác, không vượt quá giới hạn việc thực hiện quyền đó…

http://www.thesaigontimes.vn/154632/Giai-quyet-no-xau-vuong-o-xu-ly-tai-san-dam-bao.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Tăng cường đảm bảo an toàn trong mua, bán ngoại tệ

Ngày 23/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM vừa có văn bản về việc phối hợp tuyên truyền đến người dân quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ.

LPBank triển khai ngay Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 về việc tăng vốn điều lệ

LPBank vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2024.

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7,500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023...

Lạm phát và câu chuyện đánh đổi trong điều hành chính sách tiền tệ

Lạm phát và chính sách điều hành lãi suất từ Fed là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia...

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do vẫn nóng

Sức nóng của USD trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao khiến tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do tiếp tục leo dốc dù Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẵn...

Áp lực tỷ giá USD và 'bàn tay' hữu hình

Từ cuối tháng 3-2024 tới nay, đồng đôla Mỹ tiếp tục tăng giá so với nhiều đồng tiền trên thế giới, đã gây áp lực lên chính sách điều hành của nhiều nước, đặc biệt...

TS. Phạm Xuân Hòe: Tiền chạy sang vàng, ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi

TS. Phạm Xuân Hòe khẳng định tiền gửi ngân hàng giảm trong quý 1 chính là do dịch chuyển sang vàng khi lợi nhuận từ việc nắm vàng từ đầu năm đã tăng lên rất cao.

Công ty tài chính đua nhau báo lỗ, thị trường tài chính tiêu dùng còn cửa sáng?

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân dự báo, trong năm nay, tình hình thị trường tài chính tiêu dùng khó có thể khởi sắc ngay, cần thêm thời gian để tạo sự đột phá.

VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý 1 đạt hơn 2,500 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (HOSE: VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với kết quả tích cực, bảng tổng kết tài sản vững mạnh và hiệu quả hoạt động duy...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98