HSBC: Ngành công nghiệp dịch vụ hưởng lợi nhiều nhất từ thương mại toàn cầu

22/12/2016 11:12
22-12-2016 11:12:16+07:00

HSBC: Ngành công nghiệp dịch vụ hưởng lợi nhiều nhất từ thương mại toàn cầu

Theo báo cáo mới nhất của Khối Dịch vụ Tài chính doanh nghiệp HSBC, khi những khó khăn về kinh tế và chính trị làm giảm thương mại toàn cầu đối với hàng hóa và sản phẩm, các doanh nghiệp nào đang tìm kiếm giải pháp thúc đẩy doanh số thông qua xuất khẩu cần tìm hiểu các cơ hội gắn liền với mảng dịch vụ.

Cụ thể, theo dự báo Thương mại Toàn cầu của HSBC, trong khi giá trị xuất khẩu hàng hóa toàn cầu có xu hướng giảm 3% trong năm 2016, sản lượng giao thương của mảng dịch vụ như du lịch, ngân hàng, xây dựng và phát triển phần mềm lại tăng 1%.

Nếu chính phủ các nước không đặt ra thêm trở ngại mới nào cho thương mại, giá trị xuất khẩu hàng hóa toàn cầu được kỳ vọng sẽ khôi phục dần và đạt mức tăng 3% trong năm 2017 và 6% mỗi năm đến năm 2030. Trong khi đó, dịch vụ sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 7% đóng góp 12,400 tỷ đô la Mỹ vào sản lượng thương mại toàn cầu năm 2030, tăng từ mức 4,900 tỷ đô la Mỹ năm nay.

Tuy nhiên, nếu các rào cản mới về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng, do ảnh hưởng từ thay đổi chính sách thương mại của Mỹ do Donald Trump đề ra hay do “hard Brexit” tại Anh, giá trị thương mại của hàng hóa và dịch vụ năm 2030 có thể giảm 3% ở mức 48,800 tỷ đô la Mỹ so với con số dự báo hiện tại là 50,000 tỷ đô la Mỹ.

Natalie Blyth, Giám đốc Toàn cầu Dịch vụ Thanh toán Quốc tế và Tài trợ Thương mại của HSBC cho biết: “Bức tranh toàn cảnh về thương mại toàn cầu, bao gồm dịch vụ và hàng hóa, cho thấy rõ giá trị của việc giao thương quốc tế đối với các nền kinh tế cũng như giá trị của sự đa dạng hóa đối với tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn. Chúng ta có thể thấy sự tiến bộ về mặt công nghệ, chi tiêu của người tiêu dùng tăng, chi phí du lịch giảm là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của mảng dịch vụ mặc dù những yếu tố như giá cả hàng hóa bất ổn và đầu tư giảm làm ảnh hưởng đến tăng trưởng thương mại hàng hóa.”

Mặc dù thương mại dịch vụ tiếp tục khởi sắc nhưng giá trị khá nhỏ bé so với thương mại hàng hóa toàn cầu. Cụ thể, thương mại hàng hóa toàn cầu dự kiến đạt 37,000 tỉ đô la Mỹ đến năm 2030, theo bản dự báo, tương ứng 75% tổng giá trị thương mại.

Thương mại dịch vụ tại Việt Nam tập trung vào du lịch và lữ hành

Theo HSBC, mặc dù thương mại hàng hóa Việt Nam chiếm ưu thế so với thương mại dịch vụ, tăng trưởng thương mại dịch vụ lại có tiềm năng phát triển đáng kể. Thương mại dịch vụ tại Việt Nam tập trung vào lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành. Với vị trí địa lý thuận lợi, nhiều điểm du lịch thu hút và chi phí tương đối thấp, Việt Nam trở thành điểm đến ưa chuộng của nhiều du khách. Xuất khẩu dịch vụ quan trọng kế tiếp của Việt Nam sau du lịch là dịch vụ vận tải, là lĩnh vực gắn liền với du lịch và thương mại hàng hóa. Xuất khẩu của một số lĩnh vực cụ thể như hậu cần, vận chuyển, và bảo hiểm… được hưởng lợi khi thương mại sản xuất được đẩy mạnh.

Triển vọng thương mại dịch vụ sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng vẫn sẽ tập trung vào những lĩnh vực đã chiếm vị trí quan trọng. Du lịch và lữ hành được kỳ vọng đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng thương mại dịch vụ, đóng góp 65% vào tổng tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2016-2020 và 66% trong năm 2021-2030. Theo sau là vận tải và phân phối, kỳ vọng sẽ đóng góp gần 20% vào tăng trưởng trong cùng giai đoạn. Tuy nhiên, khi du lịch được kỳ vòng duy trì vị trí dẫn đầu trong xuất khẩu dịch vụ vào năm 2030, sự thiếu hụt các hoạt động tiếp thị và đầu tư phát triển sẽ hạn chế tiềm năng phát triển của lĩnh vực này trở thành yếu tố đóng góp nhiều hơn nữa vào tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98