Khối ngoại sẽ làm gì trong năm 2017?

27/12/2016 09:37
27-12-2016 09:37:20+07:00

Khối ngoại sẽ làm gì trong năm 2017?

TTCK Việt Nam đang bước vào những tuần giao dịch cuối cùng của năm 2016. Khối ngoại là một trong những nhân tố được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua khi động thái rút ròng của họ đã ảnh hưởng mạnh lên thị trường. Tuy vậy, sau giai đoạn đầy biến động vừa qua, liệu chủ thể này sẽ tiếp tục tạo ảnh hưởng mạnh đến xu hướng thị trường trong năm 2017?

Khối ngoại bán ròng cuối năm, diễn biến không còn xa lạ

Trong những năm trở lại đây, khối ngoại thường bán ròng mạnh trong hai tháng cuối năm. Cụ thể, sau khi mua ròng liên tục trong giai đoạn cuối năm 2012 và năm 2013 thì khối ngoại đã chuyển sang xu hướng bán ròng khá mạnh với lực bán tăng dần qua các năm.

Trong đó, danh sách cổ phiếu “ưu thích” của khối ngoại gần như chỉ tập trung ở nhóm cổ phiếu Bluechip và trụ cột với các cổ phiếu tâm điểm là VNM, VIC, MSN, DPM, SSI, BID…Vì vậy, không quá khó hiểu khi dù chỉ chiếm 30% tổng giá trị giao dịch nhưng động thái giao dịch của khối ngoại luôn tạo ảnh hưởng mạnh lên xu hướng chung của các chỉ số thị trường.

Tuy vậy, xu hướng bán ròng của khối ngoại lại không quá khó hiểu khi trong những giai đoạn cuối năm trở lại đây, TTCK VN luôn phải đối mặt với những thông tin mang tính ảnh hưởng chi phối đến dòng vốn đầu tư nước ngoài. Có thể kể đến như việc Fed chấm dứt gói QE3, NHNN Việt Nam nới biên độ tỷ giá thêm 1%, Fed tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau 8 năm vào cuối năm 2015 đã khiến quy mô bán ròng của khối ngoại trở nên mạnh mẽ hơn theo thời gian.

Năm 2016 cũng không là ngoại lệ khi TTCK VN trong giai đoạn này cũng tiếp tục đón nhận những thông tin ảnh hưởng mạnh đến sự dịch chuyển dòng vốn của khối ngoại, điển hình như:

(1)  FED đã chính thức tăng lãi suất cơ bản lần thứ 2 trong cuộc họp thường niên cuối năm. Điều này đã khiến đồng USD liên tục tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khác.

(2)  Kỳ tái cơ cấu của các quỹ ETF diễn ra với sự giảm tỷ trọng của nhiều cổ phiếu Việt Nam trong danh mục cơ cấu.

(3)  Giai đoạn cuối năm cũng là thời điểm của các kỳ nghỉ lễ và điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư ngoại.

Một yếu tố cũng được thảo luận trên thị trường đó là việc khối ngoại rút ròng để chuẩn bị nguồn tiền cho hàng loạt thương vụ niêm yết lớn trên thị trường trong năm 2017.

Tính đến ngày 22/12, khối ngoại đã rút ròng tổng cộng gần 3,073 tỷ đồng trên cả hai sàn, với hơn 2,927 tỷ đồng trên HOSE và hơn 145 tỷ đồng trên HNX. Xu hướng bán ròng của họ theo đó đã khiến thị trường liên tục gặp khó khăn trong các tháng cuối năm 2016.

Những yếu tố nào sẽ chi phối hoạt động của khối ngoại trong năm 2017?

Với tầm ảnh hưởng của mình, giao dịch của khối ngoại sẽ tiếp tục trở thành một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh lên sự thành bại của TTCK Việt Nam trong năm 2017 khi TTCK Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thông tin trái chiều mang tính ảnh hưởng khá mạnh, nổi bật như:

Câu chuyện lãi suất và tỷ giá sẽ tiếp tục trở thành tâm điểm?

 FED đã chính thức nâng lãi suất lần thứ 2 trong vòng 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Điều này đã không làm giới đầu tư trở nên bất ngờ khi khả năng nâng lãi suất đã được dự báo khá chính xác trong thời gian qua. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là FED đã đưa ra khả năng nâng lãi suất đến 3 lần vào năm 2017 và xa hơn là các kế hoạch nâng lãi suất ít nhất 3 lần trong năm 2018 và năm 2019.

Với những lộ trình nâng lãi suất đề ra trước mắt, đồng USD nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá dài hạn trong năm 2017. Điều này sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến TTCK Việt Nam và gia tăng áp lực phá giá lên VND.

Lộ trình thoái vốn của SCIC và kế hoạch niêm yết lần đầu của nhiều “ông lớn”

Năm 2016 đã chứng kiến nhiều thương vụ niêm yết đình đám của nhiều ông lớn như Bia Hà Nội (BHN) hay Tổng công ty Bia rượu & Nước giải khát Sài Gòn (SAB) với giá trị vốn hóa lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Tiếp nối sự thành công, nhiều doanh nghiệp tiềm năng khác cũng có kế hoạch niêm yết cổ phiếu như VIB, Novaland, Petrolimex, Vinatex, Vinafor… bên cạnh các kế hoạch thoái vốn của SCIC trong năm 2017. Điều này sẽ giúp gia tăng quy mô cũng như nâng cao sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam trong năm 2017.

Danh sách các doanh nghiệp lớn sẽ lên niêm yết trên TTCK trong thời gian sắp tới

Nguồn: VNDirect

Tiềm năng của TTCK Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực

Tính đến đầu tháng 11/2016, quy mô TTCK Việt Nam đạt khoảng 1.77 triệu tỷ đồng, tương đương gần 38.5% GDP. Tính từ đầu năm 2016, quy mô TTCK Việt Nam đã tăng gần 18%, gấp gần 2 lần so với giai đoạn năm 2010-2015. Bên cạnh đó, khả năng sinh lời của TTCK Việt Nam cũng khá ấn tượng khi đạt hơn 12% tính đến cuối quý 3/2016.

Tuy vậy, điểm đáng lưu ý là dù ghi nhận khả năng tăng trưởng và sinh lời khá tốt nhưng mức định giá của TTCK Việt Nam vẫn còn khá thấp so với các quốc gia còn lại trong khu vực. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam vẫn là khá lớn và điều này được kỳ vọng sẽ trở thành động lực thu hút vốn đầu tư của khối ngoại trong thời gian tới.

Định giá và khả năng sinh lời của TTCK Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực

 

Nguồn: VinaCapital

Kết luận: Thống kê cho thấy, giai đoạn 3 tháng đầu năm hoạt động của khối ngoại thường khá  khó đoán khi hoạt động mua/bán thường diễn biến trái chiều ở mỗi năm . Năm 2017, động thái giao dịch của khối ngoại nhiều khả năng cũng khó có thể dự báo khi nền kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thông tin trái chiều mang tính ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2017./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (9)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

25/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 

UBCKNN làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

Chiều ngày 22/04/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội thị trường tài chính và...

UBCKNN xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Thuận Đức (HOSE: TDP), CTCP Anh ngữ APAX và CTCP Thủy sản Việt Úc (VUG) do vi...

An Gia (AGG) dự kiến hết nợ trái phiếu, kế hoạch lợi nhuận tăng 43% trong năm nay

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2024 tăng 43%. Công ty lên kế hoạch phát hành cổ...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

24/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/04: Tự doanh bán ròng trên ngàn tỷ, xả mạnh FPT và MWG

Phiên giao dịch ngày 23/04, mặc dù quyết định đầu tư cùng chiều nhưng tự doanh công ty chứng khoán bán ròng áp đảo 1,056 tỷ đồng, trong khi khối ngoại chỉ xả hơn...

Đâu sẽ là yếu tố quyết định để 1 nhà đầu tư chọn mở tài khoản chứng khoán

Chiến lược ưu đãi phí có thể coi là xu hướng của các công ty chứng khoán trong cuộc chiến thu hút khách hàng ở thời điểm hiện tại nhưng đó vẫn chưa phải là yếu tố...

Không công bố thông tin trái phiếu, Signo Land bị xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 19/04 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98