Năm 2016: Tốc độ tăng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 1,2%

24/12/2016 11:09
24-12-2016 11:09:15+07:00

Năm 2016: Tốc độ tăng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 1,2%

Trong năm 2016, tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 1,2%; giá trị sản xuất tăng 1,44%. Đạt được điều này là sự chủ động, sáng tạo và quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành chung của cả Bộ cũng như các địa phương và người dân.

Ảnh VGP

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, trong năm 2016, các cơ quan đơn vị toàn ngành NN&PTNT đã nghiêm túc triển khai thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ; bám sát tình hình thực tiễn; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương triển khai toàn diện các nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Các lĩnh vực của ngành tiếp tục được duy trì và phát triển. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kiểm soát tốt; thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng; theo dõi sát sao và đối phó có hiệu quả với các diễn biến bất thường của thời tiết, đặc biệt là tình trạng hạn hán ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; chủ động phối hợp đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm với giá cả ổn định cho người dân.

Công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm tiếp tục được chỉ đạo triển khai mạnh mẽ; lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo, hợp tác quốc tế... tiếp tục được quan tâm thực hiện

Tại buổi họp tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ NN&PTNT, ngày 23/12, Bộ trưởng Bộ NN& PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định: Năm 2016 là một năm cực kỳ gian nan, vất vả, khó khăn với ngành NN&PTNT.

Từ đầu năm đến nay, quý nào cũng xảy ra thiên tai và đều ở mức độ khốc liệt. Đầu năm, trận rét đậm, rét hại lịch sử (60 năm) xảy ra ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc, gây ra thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp. Sau đó là đợt hạn hán lớn ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cùng với đó là hạn, mặn lịch sử (100 năm) ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Gần đây nhất là từ đầu tháng 10/2016 đến nay, 8 tỉnh Nam Trung Bộ hứng chịu 5 đợt mưa lũ lịch sử với lượng mưa lên đến 2.300 mm - 2.700 mm.

Do chịu thiệt hại nặng nề của thiên tai và sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung nên 6 tháng đầu năm, tăng trưởng ngành nông nghiệp đã giảm 0,18%.

Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các địa phương tập trung khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất nên kết quả cả năm 2016 ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội của đất nước.

Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết trong 6 tháng đầu năm, sản lượng tôm chưa đạt 600.000 tấn. Nhưng từ tháng 6 đến nay, ngành thủy sản đã tập trung đẩy mạnh việc thả nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú nên sản lượng đã tăng vọt, đạt 650.000 tấn; diện tích thả nuôi cũng được mở rộng lên 700.000 ha. Nhờ đó, xuất khẩu tôm cả năm nay ước đạt 3,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, cá tra cũng đạt giá trị xuất khẩu trên 1,7 tỷ USD. Tính chung, thủy sản xuất khẩu đạt khoảng 7 tỷ USD.

Bước sang năm 2017, mặc dù khó khăn thách thức được dự báo vẫn chưa giảm nhưng toàn ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu sau: Tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm, thủy sản đạt 2,5-2,8%; tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành 2,8-3,1%; kim ngạch xuất khẩu đạt 31,5 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng: 41,45%; tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới đạt từ 28-30%./.

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Nam-2016-Toc-do-tang-GDP-toan-nganh-nong-nghiep-dat-12/295125.vgp







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN TỨC MÃ CHỨNG KHOÁN




TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98