Những nỗi đau muốn quên lãng của giới đầu tư trong năm 2016

21/12/2016 09:49
21-12-2016 09:49:24+07:00

Những nỗi đau muốn quên lãng của giới đầu tư trong năm 2016

Hai chỉ số chính trên thị trường chứng khoán là VN-Index và HNX-Index đã tăng khá mạnh trong năm 2016 vừa qua nhưng niềm vui thì không đến chung cho các nhà đầu tư. Đã xảy ra những vụ việc khiến nhà đầu tư ngã ngửa, không kịp trở tay và trở thành nỗi đau không muốn nhắc lại.

MTM, TTF, HAG, HNG .... đều là những cú ngã đau mà nhà đầu tư muốn lãng quên trong năm 2016

MTM – Kẻ mạo danh

Vụ việc rúng động có tầm ảnh hưởng lớn nhất năm 2016 có lẽ là trường hợp của Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung (MTM). Chính thức giao dịch tại thị trường UPCoM vào 15/04/2016 với giá tham chiếu 10,500 đồng/cp, nhưng chỉ sau hơn 2 tháng giao dịch thì cổ phiếu MTM bất ngờ bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho tạm ngừng giao dịch. Điểm đáng nói là trước khi bị tạm ngừng giao dịch, cổ phiếu MTM đã khiến nhiều nhà đầu tư lao đao bởi bất ngờ đạt giá cao nhất 14,700 đồng ngay phiên đầu tiên chào sàn rồi giảm mạnh xuống 2,600 đồng/cp, mất 75% giá trị so với giá tham chiếu.

Hơn nữa, cơ hội lấy lại vốn của nhà đầu tư lỡ đổ tiền vào MTM gần như không có khi mà ở đây có hiện tượng lừa đảo. Như địa chỉ trụ sở chính và chi nhánh văn phòng thực chất là quán ăn hay phòng khám tư nhân, trung tâm spa và trụ sở một doanh nghiệp khác; tên công ty, thương hiệu, số điện thoại liên hệ, hình ảnh kho, sản phẩm… tương tự một doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực là CTCP Khoáng sản miền Trung với tên viết tắt MTM.

Và theo công bố của ông Chu Danh Phương, Chủ tịch HĐQT mới được bầu vào kỳ ĐHĐCĐ thường niên 2016, thì bắt đầu từ năm 2015, Công ty không hề có hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ tập trung đăng ký giao dịch cổ phiếu và thay đổi nhân sự lãnh đạo. Do vậy, năm 2015 MTM lỗ gần 60 tỷ, nối tiếp 9 tháng đầu năm 2016 lỗ 45 tỷ đồng; chưa kể đến kết quả năm 2014 sau hồi tố thì chỉ còn lãi 629 triệu thay vì mức 11.2 tỷ đồng như BCTC công bố trước đó.

Hiện tại với bộ sậu mới, MTM đang lên kế hoạch tái cấu trúc toàn diện như chuyển trụ sở/văn phòng về Hà Nội, đổi tên công ty và các thông tin liên quan, đổi ngành nghề kinh doanh, thu hồi công nợ, chuyển nợ thành vốn góp, thu hồi cổ phần chênh lệch, giảm vốn, thanh lý tài sản và khoản đầu tư không hiệu quả… Mục tiêu đặt ra là từ năm 2020 trở đi trở thành công ty đại chúng uy tín và trả cổ tức hằng năm trên 5%.

TTF – Cú ngã đau

Vụ việc rúng động thứ hai diễn ra tại Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF), một đơn vị được cho là đang trên đà phục hồi sau cú sốc nợ năm 2012 – 2013 dưới sự trợ giúp của Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) và Tập đoàn Vingroup (VIC). Quả thật, cho đến phiên ngày 18/07/2016, TTF vẫn thể hiện triển vọng khả quan với kết quả kinh doanh cải thiện qua từng quý và lọt vào “mắt xanh” của Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát – Công ty con 100% vốn thuộc VIC khi đơn vị này đã sở hữu 49.9% vốn và dự kiến tăng sở hữu lên 69% từ việc mua 69.7 triệu cp để cấn trừ hơn 1,200 tỷ đồng nợ. Và VIC cũng đã cử người đến tiếp nhận những vị trí chủ chốt tại TTF như Tổng giám đốc, Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng.

Cũng từ đó, bỗng chốc sự việc thay đổi 180 độ! VIC công bố hoãn chuyển đổi nợ thành cổ phiếu. Tại TTF bắt đầu hé lộ những lỗ hổng lớn, qua đó làm tổn thương niềm tin của nhà đầu tư một cách trầm trọng. Giá cổ phiếu TTF từ mốc 43,600 đồng rơi thẳng một mạch về 8,100 đồng/cp sau 1 tháng ròng rã giảm sàn.

Với sai lệch nghiêm trọng trong hàng tồn kho và khoản phải thu được nhóm cổ đông mới phát hiện, TTF phải gánh chịu khoản lỗ ròng hợp nhất lên đến 1,124 tỷ đồng trong quý 2/2016, đánh bay mọi nỗ lực vực dậy trước đó và phải ghi nhận lỗ lũy kế 1,082 tỷ đồng. Quý 3, TTF tiếp tục lỗ 394 tỷ đồng, nâng mức lỗ lũy kế trên lên 1,605 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ thực góp và đối diện nguy cơ hủy niêm yết nếu quý 4/2016 không có chuyển biến tích cực đáng kể.

Hiện tại, có thể nói TTF đang quay lại thời kỳ năm 2013, chìm trong nợ lớn, lỗ lớn và giá cổ phiếu về mức 5,000 - 6,000 đồng/cp - một gánh nặng lớn mà nhóm cổ đông cũ để lại!

HAG và HNG – Nợ nần đeo bám

Với Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) thì năm 2016 là năm khủng hoảng trầm trọng khi mà tính đến cuối quý 3/2016, HAG có tổng nợ phải trả là 32,995 tỷ đồng (chiếm 65% tổng nguồn vốn), riêng vay ngắn hạn 12,343 tỷ (đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày 30/06/2016) và vay dài hạn 14,340 tỷ. Đồng thời, kiểm toán viên cũng có cảnh báo trong BCTC soát xét bán niên là HAG đang trong quá trình chờ nhận văn bản phê duyệt chính thức từ cơ quan có thẩm quyền để tiến hành tái cơ cấu các khoản vay và trái phiếu, nếu không có kết quả thì có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.

Theo như ông Đoàn Nguyên Đức chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2016 diễn ra ngày 15/09 thì Công ty đang nỗ lực để trả nợ, đưa sức khỏe tài chính về mức cân bằng từ năm 2017 trở đi. Cụ thể, Công ty sẽ bán mảng mía đường, một phần thủy điện để trả nợ và đang cân nhắc bán thêm 20,000 ha cao su cùng 50% bất động sản tại Myanmar.

Trước tình hình tài chính căng thẳng như vậy, kết quả kinh doanh của HAG cũng không mấy khả quan khi 9 tháng đầu năm lỗ 896 tỷ đồng do doanh thu bán bò và đường giảm, chi phí lãi vay tăng mạnh, lỗ lớn từ thanh lý tài sản và đánh giá lại tài sản.

Công ty con là Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG) cùng chung cảnh ngộ. HNG có 4,749 tỷ nợ đến hạn trong vòng 12 tháng kể từ 30/06/2016 và 9 tháng đầu năm lỗ đậm 643 tỷ đồng. Nguyên nhân cũng không khác HAG bao nhiêu, do doanh thu không tăng mà giá vốn tăng mạnh, chi phí lãi vay cao và lỗ đánh giá lại các tài sản không hiệu quả.

Cũng vì vậy, bộ đôi cổ phiếu HAG và HNG đã cùng trở thành nỗi ám ảnh cho nhà đầu tư. Trong năm 2016, giá HAG đã mất đi 50% từ mức trên mệnh giá thời điểm đầu năm; còn HNG giảm mạnh từ 29,000 đồng/cp về giao dịch quanh 6,000 đồng/cp, bay 79% giá trị.

Năm xấu của dòng họ “K”

Năm 2016 chứng khiến sự ra đi của nhiều doanh nghiệp khai khoáng như KSS, KTB, PTK hay BAM. Tất cả đều phải rời thị trường niêm yết do vi phạm công bố thông tin nghiêm trọng. Với KTB và PTK, sau khi bị hủy niêm yết tại HOSE, chuyển qua UPCoM mới được 1 tháng giao dịch lại tiếp tục bị tạm ngừng với mục tiêu bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. KSS cũng đã được đăng ký giao dịch trên UPCoM nhưng vẫn ở diện tạm ngừng giao dịch do chưa khắc phục được nguyên nhân tạm ngừng giao dịch trên HOSE (liên tục vi phạm công bố thông tin).

Nhiều mã họ “K” tồn tại trên sàn nhưng sống lay lắt với mức giá trà đá từ 1,200 đồng đến 2,200 đồng là KSH, KHB, KSK, KSA. Những doanh nghiệp này tuy tổng tài sản hàng trăm tỷ nhưng lợi nhuận mỗi quý chỉ vỏn vẹn vài trăm triệu đồng, riêng KSA tổng tài sản lên đến 1,212 tỷ đồng mà lợi nhuận mỗi quý rất tượng trưng chỉ 1 đến 3 tỷ đồng.

Những pha đổ đèo trong tích tắc

Ngoài ra, trong năm 2016 còn chứng kiến những pha đổ đèo trong thời gian cực ngắn của hàng loạt cổ phiếu như FID, KVC, NHP, HKB, BII. Bắt đầu từ tháng 10 đến nay, cả 5 cổ phiếu trên bỗng chốc giảm sàn liên tục nhiều phiên khiến giá cổ phiếu mất đi từ 70% đến 90% giá trị. Trong đó, FID giảm từ 18,600 đồng về 1,900 đồng/cp, NHP từ 14,000 đồng về 3,400 đồng/cp, HKB từ 11,100 đồng về 2,100 đồng/cp, KVC từ 11,500 đồng về 2,400 đồng/cp và BII từ 21,400 đồng về 2,500 đồng/cp.

Trước đà giảm mạnh của cổ phiếu, Ban lãnh đạo FID có lên tiếng rằng nguyên nhân là do tin đồn có liên quan đến MTM nhưng thực tế không hề có, còn BII cho rằng do giải chấp và hiểu lầm về mối quan hệ với KSA trong khi KVC khẳng định do cung cầu thị trường và thực tế tình hình hoạt động kinh doanh vẫn ổn định. NHP tuy không có giải trình nhưng thông báo trả cổ tức 2015 sớm hơn 1 tháng do đã chuẩn bị được nguồn tiền và Chủ tịch Trần Xuân Nghĩa thông báo đăng ký mua 1 triệu cp để tăng sở hữu lên 17.63%. Riêng HKB thì không có động thái nào đáng kể./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (10)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98