Nomura: Hãy cẩn thận trước 9 “thiên nga xám” trong năm 2017

13/12/2016 13:45
13-12-2016 13:45:00+07:00

Nomura: Hãy cẩn thận trước 9 “thiên nga xám” trong năm 2017

Trong khi rủi ro thiên nga đen dường như không thể dự báo được, thì tổ chức Nomura lại chỉ ra 9 rủi ro “thiên nga xám” cần phải cẩn trọng trong năm 2017, hãng tin CNBC cho hay.

Ngày nay, có lẽ khái niệm “thiên nga đen” không còn quá xa lạ đối với các nhà đầu tư trên toàn cầu. Khái niệm này lần đầu tiên được biết đến thông qua ấn phẩm “The Black Swan: The Impact of the Highly Improbable” của chuyên gia tài chính Nassim Nicholas Taleb. Cụ thể, cuốn sách này nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả những sự kiện có xác suất rất thấp và chưa từng được nghĩ đến trước đó vẫn có thể xảy ra và gây ra những tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, cũng giống như xác suất xuất hiện thiên nga đen trong đời sống thực.

Tuy nhiên, tổ chức Nomura lại đưa ra khái niệm “thiên nga xám”, một rủi ro gần giống với “thiên nga đen”.

Thứ Tư tuần trước (07/12), tổ chức này cho hay: “Theo quan điểm của chúng tôi, đây là những sự kiện không có khả năng xảy ra nhưng lại có tác động rất lớn đến cả nền kinh tế nói chung. Sự kiện ‘thiên nga xám’ dường như nằm ngoài các trường hợp bình thường và các kịch bản rủi ro của cộng đồng phân tích”.

Rủi ro đầu tiên: Năng suất của kinh tế Mỹ có thể tăng vọt

Nomura nhận định năng suất toàn cầu dường như rất ảm đạm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và khả năng rất cao là năng suất lao động của Mỹ sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong vài năm tới.

Tuy nhiên, tổ chức này cũng chỉ ra trong những năm đầu thập kỷ 90, dù đã được dự báo sẽ duy trì ở mức thấp, nhưng năng suất lại gia tăng gấp 2 lần một cách nhanh chóng trong suốt giai đoạn bùng nổ công nghệ.

Rủi ro thứ 2: Trung Quốc có thể thả nổi đồng Nhân dân tệ

Tổ chức Nomura cho biết xác suất Trung Quốc thả nổi đồng nội tệ (NDT) dao động ở mức “cực thấp”. Tuy nhiên, tổ chức này cũng nói thêm nếu Trung Quốc đột nhiên xóa bỏ biên độ giao dịch 2% trong nước và ngừng hẳn việc can thiệp vào thị trường tiền tệ, thì đồng NDT có thể rớt giá nặng nề và nhanh chóng.

Nomura cho biết: “Rủi ro đồng NDT giảm mạnh có thể châm ngòi cho làn sóng bán tháo tại Trung Quốc”.

Rủi ro thứ 3: EU có thể tiến hành cải cách, và khiến Anh “hồi tâm chuyển ý”

Nomura cho biết: “Để có thể đảo ngược chiến dịch ‘Brexit’, đòi hỏi phải có hàng loạt sự kiện không có khả năng xảy ra và phần lớn nhà đầu tư sẽ phản đối kịch liệt các sự kiện này, bao gồm cả chúng tôi”.

Nomura đã đưa ra 2 kịch bản tiềm năng (nếu không muốn nói là khó có khả năng xảy ra) như sau.

Theo kịch bản đầu tiên, Anh có thể thực hiện quyết định Brexit thông qua một cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện Anh, trong lúc diễn ra vụ kiện về việc Anh cần có sự đồng ý của Quốc hội Scottland và xứ Wales để rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Theo kịch bản thứ 2, EU sẽ tiến hành cải cách như Anh mong muốn, như việc xem xét lại việc tự do dịch chuyển lao động, qua đó có thể khiến Anh “hồi tâm chuyển ý” và đảo ngược chiến dịch “Brexit”, tổ chức Nomura cho hay.

Rủi ro thứ 4: Lạm phát Nhật Bản có thể nhảy vọt

Nomura cho biết để đẩy lạm phát Nhật Bản nhảy vọt, có lẽ kênh khả thi nhất sẽ là tác động thông qua mối tương quan giữa cặp tỷ giá USD/JPY và giá dầu. Trong thời gian gần đây, đồng JPY đã lao dốc khi giá dầu giảm sút. Tuy nhiên, nếu mối tương quan này suy yếu hoặc bị đảo ngược, thì lạm phát Nhật Bản có thể gia tăng mạnh mẽ, Nomura nhận định.

Tổ chức này chia sẻ nếu lạm phát tại Nhật tăng quá cao hoặc tăng một cách không ổn định, thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ cần phải cân nhắc đến chiến lược từ bỏ các chương trình nới lỏng định lượng.

Rủi ro thứ 5: Fed có thể mất dần tiếng nói

Tổ chức Nomura cho rằng một số nhà đầu tư đã xem sự phản đối kịch liệt của Tổng thống Mỹ vừa đắc cử Donald Trump đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) như là một sự đả kích vào tính độc lập của ngân hàng này, và có khả năng dẫn tới những sự can thiệp về mặt chính trị.

Tổ chức này nói thêm vẫn có khả năng xảy ra những thay đổi căn bản, bao gồm cả việc điều chỉnh nhiệm vụ của Fed, chẳng hạn như thay đổi mục tiêu lạm phát.

Rủi ro thứ 6: Cơ quan thanh toán bù trừ có thể sụp đổ

Nomura cho rằng: “Có một giả định đã tồn tại từ năm 2008 rằng các hợp đồng tài chính thông qua đối tác bù trừ trung tâm (CCP) thay vì các hợp đồng song phương giữa các ngân hàng (OTC) sẽ làm giảm rủi ro hệ thống. Ý tưởng là thế này, nếu tất cả ngân hàng đều thỏa thuận thông qua CCP, thì khi một ngân hàng phá sản thì các ngân hàng khác sẽ được bù trừ thông qua CCP”.

Tuy nhiên, Nomura cũng lưu ý rằng thỏa thuận bù trừ này có một khuyết điểm rất lớn, đó là tự bản thân CCP có thể trở thành một rủi ro hệ thống.

Nomura cho rằng: “Nếu CCP sụp đổ, thì hậu quả có thể còn nghiêm trọng hơn cả sự phá sản của một hoặc hai ngân hàng lớn”.

Rủi ro thứ 7: Quyền lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ giảm sút

Trường hợp tồi tệ nhất sẽ là quyền lực của ông Abe sẽ giảm sút và cũng có thể ông sẽ từ chức ngay lập tức.

Rủi ro thứ 8: Các thị trường mới nổi có thể kiểm soát vốn trở lại

Nếu các chính sách tạo lạm phát của Donald Trump làm lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD tăng cao, các thị trường mới nổi có thể bị rút vốn nặng nề, Nomura cho hay.

Tổ chức này cho biết: “Các quốc gia có lượng vốn đầu tư từ nước ngoài cao, đặc biệt là các nước có đồng tiền biến động mạnh, lãi suất thấp và dự trữ ngoại hối thấp sẽ đối mặt với rủi ro từ các biện pháp kiểm soát vốn nhiều nhất”.

Rủi ro thứ 9: Tiền giấy có thể biến mất

Nomura cho hay: “Chúng ta đang ở thời điểm khi các đồng tiền điện tử phi tập trung và các hệ thống thanh toán có thể thay thế tiền giấy cũng như đồng tiền xu trong lưu thông”.

Tổ chức này cũng cho biết các nhà hoạch định chính sách tại các thị trường phát triển có chính sách lãi suất âm, như châu Âu và Nhật Bản, có thể đẩy mạnh xu thế này.

Ở những khu vực như thế,  người dân có thể rút tiền và đặt ở dưới nệm để khỏi phải chịu lãi suất âm ở các ngân hàng, Nomura cho hay. Tuy nhiên, với “hệ thống gửi tiền điện tử”, chính sách lãi suất âm có thể khiến người dân chuyển sang sử dụng “túi tiền điện tử”, qua đó khuyến khích gia tăng chi tiêu./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98