Sabeco có tạo nên cơn sốt khi lên sàn chứng khoán?

01/12/2016 08:30
01-12-2016 08:30:00+07:00

Sabeco có tạo nên cơn sốt khi lên sàn chứng khoán?

Kết quả kinh doanh tăng trưởng, nhà đầu tư ngoại nhăm nhe, cổ phiếu vốn được săn đón ngay từ lúc chưa lên sàn và nhiều nhà đầu tư hiện cũng sẵn sàng mua cổ phiếu Sabeco với giá 169,000 đồng/cp, cao hơn mức khởi điểm rất nhiều. Do vậy, Sabeco được kỳ vọng tạo nên cơn sốt khi chính thức chào sàn HOSE vào ngày 06/12 tới.

Cơn sốt Habeco kéo dài đến khi nào?

Theo công bố chính thức của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), cổ phiếu Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) sẽ chính thức giao dịch vào ngày 6/12 với mã chứng khoán SAB. Giá tham chiếu phiên chào sàn là 110,000 đồng/cổ phiếu, mức giá này trước đó đã được Bộ Công thương chấp thuận.

Trước Sabeco, người anh em ngành bia rượu là cổ phiếu BHN của Habeco (Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội) chào sàn UPCoM vào 28/11. Habeco đã gây sốc cho cộng đồng đầu tư với cơn sốt tăng giá một mạch từ mốc tham chiếu 39,000 đồng/cp lên 144,000 đồng/cp và hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 100,000 đồng/cp (gấp gần 3 lần giá khởi điểm). Tuy tăng giá chóng mặt nhưng câu chuyện về thanh khoản cổ phiếu lại rất đối nghịch. Bình quân mỗi phiên thì cổ phiếu Habeco chỉ có khoảng 47,271 cp trao tay và phiên giao dịch nhiều nhất chỉ khoảng 118,000 cp. Lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường của Habeco cũng rất hạn chế, chỉ có 1.66 triệu cp do Bộ Công thương sở hữu 189.59 triệu cp (tỷ lệ 81.79%), Carlsberg 40.19 triệu cp và Indochina Carlsberg 0.34 triệu cp.

Tương tự Habeco, cơ cấu cổ đông của Sabeco cũng cực kỳ cô đặc, riêng Bộ Công thương đã sở hữu gần 90% vốn, tổ chức nước ngoài nắm giữ 9.35% vốn. Điều này đồng nghĩa với việc Sabeco chỉ có hơn 4.6 triệu cp trôi nổi trên thị trường (cơ cấu cổ đông chốt ngày 06/10/2016). Nếu như Habeco có Carlsberg là cổ đông lớn (sở hữu 17.5%) nhăm nhe mua thêm phần vốn từ Bộ Công thương nếu thoái thì Sabeco có hai công ty là Asahi Group Holdings và Kirin Holdings của Nhật Bản cân nhắc đấu thầu mua (tờ báo Nikkei của Nhật cho hay vào cuối tháng 10/2016). Trở lại năm 2008, song song với câu chuyện Habeco huy động vốn từ Carlsberg là cam kết quyền ưu tiên mua cổ phần khi Bộ Công thương thoái vốn.

Khác với Habeco chỉ khi chính thức chào sàn mới tạo nên cơn sốt lạ, cổ phiếu Sabeco ngay từ lúc có thông tin lên sàn đã bắt đầu được gom. Vào đầu tháng 8, giá Sabeco trên thị trường OTC chỉ được chào mua, bán tại mức giá khoảng 80,000 đồng/cp, song tính đến hiện tại, cổ phiếu Sabeco đã có nhà đầu tư chấp nhận mua với giá lên đến 169,000 đồng/cp, cao hơn gần 54% so với mức giá tham chiếu phiên chào sàn tới đây.

Trong năm 2016 này, kết quả kinh doanh của Sabeco được cải thiện qua từng quý. Lũy kế 9 tháng đầu năm ghi nhận doanh thu thuần 21,809 tỷ đồng và lãi ròng 3,547 tỷ đồng; tăng trưởng lần lượt 9% và 22% so với cùng kỳ năm trước.

Sabeco đặt mục tiêu kinh doanh trong năm 2016 không tăng trưởng bao nhiêu (2-3%) so với thực hiện năm 2015 với kế hoạch tổng doanh thu (không thuế tiêu thụ đặc biệt) 28,558 tỷ, lợi nhuận sau thuế 3,659 tỷ đồng. Tuy nhiên, với kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm thì Sabeco chỉ còn cách mục tiêu lợi nhuận ròng hơn 100 tỷ đồng, một quý để thực hiện 100 tỷ đồng là điều quá đơn giản với Sabeco.

Hiện Sabeco đang đương đầu với một số thử thách. Ngay từ đầu năm 2016, HĐQT Sabeco đã đánh giá những khó khăn là không hề ít. Chẳng hạn, sức ép cạnh tranh lớn, đặc biệt là sự xâm nhập thị trường của thương hiệu nổi tiếng AB Inbev; áp lực gia tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt từ đầu năm 2016; biến động tỷ giá tiềm tàng khả năng gia tăng chi phí nhập khẩu các loại nguyên vật liệu; quan trọng nhất là đề án dán tem đối với tất cả các sản phẩm bia đang dự thảo, lấy ý kiến nếu được triển khai sẽ tăng chi phí đáng kể mà cụ thể là với mức sản lượng năm 2016, Công ty sẽ phải bỏ thêm 900 tỷ đồng chi phí, chưa kể chi phí đầu tư thiết bị.

Năm 2017, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần 30,384 tỷ đồng và lãi sau thuế 3.956 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 8% so với kế hoạch năm 2016. Mức cổ tức đề ra là 30% hằng năm.

Tính đến cuối quý 3/2016, Sabeco có 23 công ty con và 22 công ty liên doanh liên kết trải dài khắp ba miền đất nước. Công ty đã vươn lên vị trí thứ 17 trong các tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới và nằm trong nhóm các nhà sản xuất bia hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Ở thị trường nội địa, Sabeco đang dẫn đầu với thị phần 43% và xuất khẩu sang các thị trường lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc…(bia của Sabeco đã có mặt tại 27 quốc gia trên thế giới).

Sabeco hiện đang có năng lực sản xuất lớn nhất trong ngành với 24 nhà máy sản xuất tổng công suất đạt trên 1.8 tỷ lít bia/năm, hệ thống phân phối với 11 công ty thương mại. Các thương hiệu bia nổi tiếng của Công ty như Bia 333, Bia Sài Gòn Lager (Sài Gòn Xanh), Sài Gòn Export (Sài Gòn đỏ) và Sài Gòn Special được trên 90% người tiêu dùng Việt Nam nhận biết và ưa chuộng. Riêng các nhãn hiệu này đã chiếm đến 44.9% tổng thị phần bia trong nước./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lỗ vượt vốn điều lệ, một cổ phiếu ngành nhựa có nguy cơ bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây thông báo về khả năng hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC), sau 2 năm Công ty...

SPC vào diện cảnh báo, nối dài chuỗi ngày bị cắt margin

Ngày 20/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (HNX: SPC) vào diện cảnh báo, đồng thời bổ sung lý do...

Từ 20/03, gần 15.7 triệu cp TKC giao dịch trở lại trên UPCoM, định giá chưa đến 19 tỷ đồng

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo gần 15.7 triệu cp của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (TKC) sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM...

Hơn 304 triệu cổ phiếu HPX thoát diện đình chỉ giao dịch

Ngày 14/03, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) ra khỏi diện đình chỉ giao dịch. Theo đó, hơn 304 triệu cp...

SD2 nối dài chuỗi ngày bị cảnh báo sau nhiều năm vướng ý kiến kiểm toán ngoại trừ

Ngày 13/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo duy trì diện cảnh báo với cổ phiếu của CTCP Sông Đà 2 (UPCoM: SD2) do có trên 3 năm vướng ý kiến kiểm...

Kiểm toán chấp thuận toàn phần và lợi nhuận dương trở lại, KDM thoát diện kiểm soát

Ngày 05/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu KDM của CTCP Tập đoàn GCL ra khỏi diện bị kiểm soát, hiệu lực từ ngày 07/03.

Hơn 1 tỷ cp NAB chính thức chào sàn HOSE, giá tăng 6% sau phiên sáng

Sáng ngày 08/03/2024, hơn 1 tỷ cp NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính thức chào sàn HOSE. 

Vốn chủ âm 9 năm liên tiếp, ngày rời diện hạn chế còn xa với một công ty con của Vinalines

Ngày 20/02/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định duy trì diện hạn chế giao dịch với cổ phiếu của CTCP Đầu tư Cảng Cái Lân (UPCoM: CPI) - công ty...

Chứng khoán DSC đã nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu lên HOSE

Ngày 01/03, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của CTCP Chứng khoán DSC (UPCoM: DSC).

Viettel Post được định giá gần 8 ngàn tỷ đồng trong ngày chào sàn HOSE

Ngày 12/03/2024 sẽ là ngày giao dịch đầu tiên của gần 121.8 triệu cp Viettel Post trên sàn HOSE, tại giá tham chiếu 65,400 đồng/cp, với mã chứng khoán VTP.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98