Trung Quốc yêu cầu tham vấn EU và Hoa Kỳ về việc phương pháp so sánh giá CBPG

21/12/2016 08:02
21-12-2016 08:02:06+07:00

Trung Quốc yêu cầu tham vấn EU và Hoa Kỳ về việc phương pháp so sánh giá CBPG

Ngày 12/12/2016, Trung Quốc đã gửi Yêu cầu tham vấn với EU và Hoa Kỳ trong khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO liên quan tới các phương pháp so sánh giá mà EU và Hoa Kỳ áp dụng với Trung Quốc trong các vụ điều tra chống bán phá giá (DS515 và DS516).

Vào thời điểm Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc và các Thành viên đã thống nhất rằng trong vòng 15 năm kể từ ngày Trung Quốc gia nhập (2001), cơ quan điều tra các nước được phép sử dụng các phương pháp “không dựa trên sự so sánh chặt chẽ với giá hoặc chi phí nội địa của Trung Quốc” để xác định trị giá thông thường trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá liên quan tới hàng hóa Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng sau khi thời hạn 15 năm chấm dứt (vào ngày 11 tháng 12 năm 2016), việc các nước Thành viên tiếp tục sử dụng các phương pháp “không dựa trên sự so sánh chặt chẽ với giá hoặc chi phí nội địa Trung Quốc” là vi phạm nghĩa vụ theo các Hiệp định của WTO.

Trên cơ sở đó, Trung Quốc cho rằng một số phương pháp hiện tại của Hoa Kỳ và EU đã vi phạm quy định nêu trên.

Cụ thể, khiếu kiện của Trung Quốc với Hoa Kỳ và EU như sau:

Đối với Hoa Kỳ (DS516)

Theo quy định tại Mục 773(a) Đạo luật Thuế quan 1930 của Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) thông thường xác định trị giá thông thường dựa trên: (1) giá mà sản phẩm tương tự được bán hoặc được rao bán để tiêu thụ tại nước xuất khẩu; (2) giá mà sản phẩm tương tự được bán hoặc được rao bán để tiêu thụ tại thị trường xuất khẩu nước thứ ba; hoặc (3) chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa, bao gồm chi phí quản lý chung và bán hàng (SG&A) và lợi nhuận. Tuy nhiên, Mục 773(c)(1) cũng quy định, trong trường hợp nước xuất khẩu bị Hoa Kỳ coi là nước “kinh tế phi thị trường” thì DOC sẽ sử dụng phương pháp nước thay thế (surrogate country methodology), tức là xác định trị giá thông thường trên cơ sở chi phí sản xuất (cộng thêm SG&A và lợi nhuận) được xác định tại một nước thứ ba.

Trung Quốc khiếu kiện các quy định của Hoa Kỳ cho phép áp dụng phương pháp nước thay thế và dẫn tới việc tiếp tục sử dụng các trị giá thay thế để xác định trị giá thông thường và biên độ phá giá trong các vụ điều tra chống bán phá giá và rà soát đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc được khởi xướng và/hoặc dẫn tới việc áp dụng biện pháp tạm thời hoặc cuối cùng sau ngày 11 tháng 12 năm 2016 của Hoa Kỳ. Các quy định này bao gồm: Mục 771(18), Mục 773 Đạo luật thuế quan; quy định của DOC tại Mục 19 C.F.R 351.408; việc DOC xác định Trung Quốc là “nền kinh tế phi thị trường”; việc DOC không thu hồi quyết định năm 2006 về việc xác định Trung Quốc là nền kinh tế phi thị trường hoặc không sửa đổi luật và quy định để thể hiện phương pháp nước thay thế không được áp dụng cho các cuộc điều tra và rà soát với hàng xuất khẩu của Trung Quốc mà được khởi xướng và/hoặc dẫn tới việc đưa ra kết luận sơ bộ hoặc cuối cùng sau ngày 11 tháng 12 năm 2016.

Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm Điều 2.1, Điều 2.2 Hiệp định  AD và Điều  VI:1 GATT 1994 vì không sử dụng giá bán tại Trung Quốc (nước xuất khẩu) hoặc chi phí sản xuất tại nước xuất xứ khi tính toán trị giá thông thường và biên độ phá giá (giống với cáo buộc trong vụ DS515 với  EU). Ngoài ra, Trung Quốc còn cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm Điều 18.1 Hiệp định AD (vì các biện pháp bị kiện cấu thành một hành vi cụ thể- specific action- không phù hợp với các quy định của  GATT1994); Điều I:1 GATT 1994 (liên quan đến quy định  MFN); Điều 9.2 Hiệp định AD (vì biện pháp bị kiện dẫn đến việc thu thuế chống bán phá giá không trên “cơ sở không phân biệt); Điều 18.4 Hiệp định AD và Điều  XVI:4 Hiệp định  Marrakesh (vì Hoa Kỳ không đảm bảo các quy định pháp luật của mình tuân thủ với Hiệp ddinhjj ad và  GATT 1944).

Với EU (DS515)

Trung Quốc khiếu kiện Điều 2(1) đến 2(7) Quy định 2016/1036 của EU. Cụ thể, điều 2(1) đến 2(6) quy định việc xác định trị giá thông thường trong các vụ điều tra chống bán phá giá của EU, và điều 2(7) quy định một cơ chế khác áp dụng riêng để tính toán trị giá thông thường cho các nước có “nền kinh tế phi thị trường”. Trong đó, Điều 2(7)(b) (có nêu tên Trung Quốc) quy định rằng các quy định tại Điều 2(1) đến 2(6) sẽ chỉ áp dụng với một nhà sản xuất cụ thể nếu nhà sản xuất đó có thể chứng minh rằng các điều kiện “kinh tế thị trường” có tồn tại liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm đó. Để làm được điều này, nhà sản xuất đó phải chứng minh mình đáp ứng các tiêu chí KTTT được nêu tại Điều 2(7)(c), nếu không chứng minh được, thì trị giá thông thường sẽ được xác định trên cơ sở giá hoặc trị giá tự xây dựng tại nước thứ ba “có nền kinh tế thị trường”.

Trung Quốc cho rằng Điều VI:1 GATT 1994 quy định rằng trị giá thông thường thường được xác định dựa trên giá nội địa của sản phẩm tương tự hoặc, nếu không tồn tại giá này, thì dựa trên giá xuất khẩu sang một nước thứ ba hoặc giá tự xây dựng từ chi phí sản xuất tại nước xuất xứ sản phẩm. Tương tự, Điều 2.1 Hiệp định AD quy định rằng trị giá thông thường thường là giá của sản phẩm tương tự khi được bán, trong điều kiện thương mại thông thường, tại thị trường nội địa của nhà sản xuất/xuất khẩu; Điều 2.2 quy định việc không sử dụng giá trị trường nội địa trong một số trường hợp. Điều 2.1, 2.2 Hiệp định AD và Điều  VI:1 GATT 1994 cấm xác định trị giá thông thường trên cơ sở giá/chi phí của nước thứ ba; nếu làm như vậy là không phù hợp với nghĩa vụ quy định tại các điều này (xác định trị giá thông thường trên cơ sở giá nội địa hoặc chi phí sản xuất của nhà sản xuất ở nước xuất xứ sản phẩm). Trung Quốc cho rằng Điều 2(7) quy định của  EC là không phù hợp với Điều 2.1, 22 Hiệp định AD và Điều VI:1 GATT 1994 vì khi nhà sản xuất không đáp ứng yêu cầu tại Điều 2(7)(b) để chứng minh rằng các điều kiện “kinh tế thị trường” tồn tại theo tiêu chí tại Điều 2(7)(c ), Điều 2(7) yêu cầu cơ quan điều tra của  EU không sử dụng giá và chi phí của Trung Quốc khi tính toán trị giá thông thường mà sử dụng giá và chi phí từ nước thứ ba.

Trung Quốc cho rằng một ngoại lệ duy nhất cho Điều 2.1, 2.2 Hiệp định AD và Điều VI:1 GATT 1994 là nằm tại phụ lục của GATT 1994, theo đó cho phép một  Thành viên không sử dụng phép so sánh nghiêm ngặt (stric) với giá trong nước nếu Thành viên đó đáp ứng 2 điều kiện quy định tại Phụ lục. Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng  Điều 2(7) quy định của  EC lại cho phép EU, trong những trường hợp nhất định, không sử dụng phép so sánh nghiêm ngặt đó mà không cần đáp ứng các điều kiện tương ứng tại Phụ lục, cụ thể, Điều 2(7) cho phép làm như vậy khi một nhà sản xuất không đáp ứng yêu cầu tại Điều 2(7)(b) để chỉ ra rằng các điều kiện  “kinh tế thị trường” tồn tại.

Trung Quốc cho rằng việc đối xử với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc theo Điều 2(7) quy định của EC sẽ không còn phù hợp khi Điều 15(a)(ii) của Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc hết hạn (ngày 11/12/2016) và không phù hợp với các hiệp định liên quan của WTO.

Trung Quốc cũng cho biết họ biết được về đề xuất mới của EC về thay đổi quy định pháp luật về điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên Liên minh châu Âu (EU) và yêu cầu tham vấn này cũng liên quan đến những thay đổi về quy định của EC là hệ quả của những đề xuất này.

Trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam cũng có nội dung cam kết tương tự như Mục 15 của Trung Quốc, và cam kết này cũng sẽ hết hạn sau 15 năm kể từ ngày gia nhập (dự kiến vào năm 2018), do đó Việt Nam cũng rất quan tâm đến những khiếu kiện này của Trung Quốc và các diễn biến của hai vụ việc.



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98