12 ngàn tỷ USD đang chờ các doanh nghiệp toàn cầu đánh thức?

17/01/2017 10:06
17-01-2017 10:06:12+07:00

12 ngàn tỷ USD đang chờ các doanh nghiệp toàn cầu đánh thức?

Theo nghiên cứu của một nhóm các nhà lãnh đạo trong ngành tài chính và doanh nghiệp toàn cầu, các công ty có thể kiếm được ít nhất 12 ngàn tỷ USD từ những cơ hội trên thị trường vào năm 2030 và tạo ra hơn 380 triệu việc làm bằng cách tiến hành một vài mục tiêu phát triển chủ chốt.

 

Được Hội đồng Phát triển Bền vững và Doanh nghiệp (BSDC) công bố hôm thứ Hai vừa qua, nghiên cứu này cho rằng áp lực để trở thành một “thành phần xã hội có trách nhiệm” đối với các doanh nghiệp có thể sẽ tăng lên.

Nhóm nghiên cứu được lập ra ngay tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2016 (WEF) ở Davos nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đi đầu trong vấn đề giảm nghèo và phát triển bền vững.

Thành viên của nhóm gồm các CEO của những công ty đa quốc gia như Edelman, Pearson, Investec, Merck, Safaricom, Abraaj, Alibaba và Aviva, cùng với giới học thuật, các nhà môi trường học, lãnh đạo công đoàn và mạnh thường quân.

Nghiên cứu trên cho rằng doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hiệp Quốc (UN) để chấm dứt nghèo đói và bảo vệ hành tinh này.

“Đạt được các mục tiêu toàn cầu này sẽ mở ra một ‘phần thưởng’ kinh tế trị giá ít nhất 12 ngàn tỷ USD vào năm 2030 cho khu vực tư nhân, và có khả năng là gấp 2-3 lần”, bản nghiên cứu viết, và cho biết thêm rằng điều này có thể đạt được bằng hành động chỉ trong 4 lĩnh vực: Năng lượng, thành phố, nông nghiệp và sức khỏe.

Theo nghiên cứu trên, 12 ngàn tỷ USD này – gồm tiết kiệm và lợi nhuận doanh nghiệp – sẽ bằng với 1/10 sản lượng kinh tế toàn cầu được dự báo, trong khi 90% số công việc mới sẽ nằm ở các nước đang phát triển.

Mark Malloch-Brown, Chủ tịch BSDC, cho biết các cơ hội này bao gồm những biện pháp cắt giảm khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính, dù Tổng thống đắc cử Donald Trump thỉnh thoảng cho rằng biến đổi khí hậu do con người tạo ra là một “trò hề”.

Nói với Reuters về sự chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh hơn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, được nhiều nước đẩy mạnh do lo ngại về vấn đề nhiệt độ tăng lên và nhờ giá năng lượng tái tạo đang giảm, ông ví von: “Trong nhiều trường hợp, con ngựa ấy đã rời khỏi chuồng”.

Tuy nhiên, tiến bộ ấy còn chậm và nghiên cứu trên cho rằng các doanh nghiệp vẫn chưa sẵn lòng đổ tiền vào những vụ đầu tư dài hạn hơn. Thay vào đó, họ thích “ngồi trên đống tiền” hoặc trả lãi cho cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu và cổ tức hơn.

Được chính thức chấp thuận vào tháng 9/2015, 17 SDG này bao gồm những mục tiêu cho các vấn đề như khí hậu, nước sạch, bình đẳng giới và bất bình đẳng về mặt kinh tế.

Trong những năm gần đây, mục tiêu cuối cùng đã thu hút được nhiều sự chú ý, dẫn tới sự nổi lên của những chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc và dân túy, đặc biệt là ở phương Tây, vì “tức nước vỡ bờ” trước các vấn đề xã hội như lương bổng ì ạch, nạn nhập cư bất hợp pháp, lương CEO thì cao ngất ngưởng so với nhân viên, và tình trạng trốn thuế doanh nghiệp.

“Chúng tôi dự báo sẽ có áp lực lớn hơn nhiều cho các doanh nghiệp để chứng tỏ rằng họ là một thành phần xã hội có trách nhiệm, tạo ra được những việc làm tốt và trả lương đúng mức trong chuỗi cung cấp, cũng như ở các nhà máy và văn phòng của họ”, bản nghiên cứu viết, đồng thời nói thêm rằng việc đóng thuế một cách minh bạch là chìa khóa dẫn đến việc tạo dựng lại “hợp đồng xã hội”.

Những bước đi khác mà bản nghiên cứu đề xuất gồm có tính thuế carbon cho những doanh nghiệp gây ô nhiễm và giảm lãng phí thực phẩm, một hành động có thể đáng giá đến 405 tỷ USD.

Tuy nhiên, bản nghiên cứu cho thấy, chi phí để đạt được các mục tiêu này vào năm 2030 có thể lên đến 2.4 ngàn tỷ USD đầu tư thêm hàng năm, đặc biệt là cho cơ sở hạ tầng.

Nhóm nghiên cứu đã đề xuất giải pháp “tài chính sáng tạo” từ các nguồn lực ở khu vực công lẫn tư để tăng con số này lên, đồng thời phát biểu thêm rằng: “Hệ thống tài chính toàn cầu cần trở nên tốt hơn hơn trong việc triển khai hàng ngàn tỷ USD tiết kiệm này vào những vụ đầu tư bền vững mà thế giới đang cần”./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98