6 xu hướng ETF nóng nhất 2017

29/01/2017 08:30
29-01-2017 08:30:00+07:00

6 xu hướng ETF nóng nhất 2017

Hội nghị Inside ETF đã bắt đầu và có lẽ đây là cuộc họp mặt ETF lớn nhất với gần 2,500 người tham dự chỉ trong vòng 4 ngày xoay quanh chủ đề “Đầu tư vào đâu trong năm 2017”.

Và sau đây là 6 xu hướng nóng nhất về các quỹ ETF trong năm 2017 theo thống kê của CNBC:

1. Nhà đầu tư sẽ tiếp tục đổ tiền vào các quỹ ETF

Quỹ ETF tại Mỹ đang quản lý lượng tài sản trị giá 3 ngàn tỷ USD. Mặc dù con số này vẫn còn khá thấp so với mức 16 ngàn tỷ USD của lĩnh vực quỹ tương hỗ, nhưng lượng tài sản của các quỹ ETF đang gia tăng qua mỗi năm. Trong năm 2016, các quỹ ETF nhận được khoảng 288.6 tỷ USD từ nhà đầu tư, dữ liệu từ Morningstar cho thấy. Trong khi đó, các quỹ tương hỗ bị rút 90.8 tỷ USD.

Kết quả thăm dò đối với các chuyên gia ETF cho thấy các công ty ở khu vực Bắc Mỹ dự báo lượng tài sản của các quỹ ETF sẽ tăng lên 5.9 ngàn tỷ USD vào năm 2021, tức tăng lũy kế 23% mỗi năm.

Một phần là do đa số các quỹ ETF đều được quản lý theo chiến lược thụ động, cấu trúc danh mục theo chỉ số. Việc quản lý theo chỉ số đã giành chiến thắng trước chiến lược đầu tư năng động, và dường như nhà đầu tư đang quay lưng với các quỹ đầu tư năng động. Ngay cả trong ngành quỹ tương hỗ, nhà đầu tư đã rút tổng cộng 233.3 USD khỏi các quỹ quản lý theo chiến lược đầu tư năng động, nhưng lại đổ 226 tỷ USD vào các quỹ theo chỉ số trong năm 2016.

Ngoài ra, lý do thứ hai đã giúp các quỹ ETF thu hút nhà đầu tư: Chi phí thấp hơn đang chiếm ưu thế. Đây là một xu hướng đã tồn tại trong 1 thập kỷ qua và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Các quỹ ETF là một phương án thay thế có chi phí thấp hơn cho cả cách quản lý thụ động cũng như năng động. Ben Johnson, Trưởng Bộ phận quỹ ETF tại Morningstar, cho hay: “Đây không giống như một cuộc chiến giữa hoạt động đầu tư năng động hay thụ động, mà là cuộc chiến giữa các quỹ có chi phí cao và các quỹ có chi phí thấp”.

2. Nhiều nhà cung cấp ETF đã giảm phí trong năm 2016 và sẽ tiếp tục trong năm 2017

Phí quản lý có thể thấp đến mức nào? Có thể còn thấp hơn năm 2016. Các quỹ ETF lớn nhất tại Mỹ đã thu phí thấp hơn 10 điểm cơ bản (0.1%) mỗi năm:

Khoản phí 0.09% (tương đương 9 điểm cơ bản) mà SPDR S&P 500 tính chỉ là 90 xu/năm cho mỗi khoản đầu tư 1,000 USD. Rất rẻ, đúng không nào?

Chưa hết, còn có những quỹ ETF lớn hơn và thu phí rất rẻ: Cả 2 quỹ PowerShares QQQ và iShares Russell 2000 đều thu phí 0.2%.

Vậy khoản phí này có thể thấp đến mức nào? Đối với các nhà cung cấp quỹ ETF lớn nhất vốn đang đấu tranh để tranh giành thị phần, thì họ có thể còn giảm phí nhiều hơn nữa. Từ đó, để lại những câu hỏi lớn sau: Khoản phí này có thể gần với mức 0 như thế nào? Làm sao các nhà cung cấp ETF kiếm lời với mức phí gần bằng 0? Dĩ nhiên, họ có thể thu phí hoa hồng. Tuy nhiên, trận chiến về chi phí đã trở nên ngày càng khốc liệt hơn. Quỹ Schwab giờ có các giao dịch không tính phí hoa hồng dựa trên mô hình giao dịch OneSource. Theo đó, bạn có thể đầu tư vào 200 quỹ ETF mà không bị tính phí hoa hồng. Các quỹ ETF có thể tạo tiền bằng cách cho vay chứng khoán. Hoặc đơn giản hơn, các nhà cung cấp này có thể bán cho bạn các sản phẩm và dịch vụ khác.

3. Năng động hay thụ động?

Các doanh nghiệp quản lý năng động đang quay cuồng vì làn sóng rút vốn khỏi các quỹ đầu tư năng động và đổ tiền vào các quỹ đầu tư thụ động, đặc biệt là các quỹ ETF. Tổ chức S&P cho biết trong nhiều năm qua có tới 80% các quỹ đầu tư năng động không thể tạo ra thành quả cao hơn chỉ số S&P 500.

Giờ đây những nhà quản lý quỹ kỳ cựu đang đáp trả lại. Một số người như Jeff Gundlach và Pimco đã bắt đầu quản lý quỹ ETF theo chiến lược năng động.

Tuy nhiên, những nhà quản lý khác đang lên tiếng phản đối xu hướng về chiến lược đầu tư thụ động.

Trong tháng 9/2016, nhà đầu tư nổi tiếng Carl Icahn đã lên tiếng đả kích các quỹ ETF tại hội nghị Delivering Alpha của CNBC, sau đó liên tục lặp lại những nhận định này trong tháng 12/2016. Ông cho rằng: “Trong thị trường hiện nay, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đổ tất cả tiền vào các quỹ ETF, và các quỹ này gần như mua cổ phiếu một cách mù quáng. Bạn chỉ đầu tư vào những quỹ ETF và tôi luôn tự hỏi rằng nếu bạn mua cổ phiếu của những quỹ này và bạn không thực sự biết được mình đang sở hữu những cổ phiếu nào – thì đây có thể là một dạng khủng hoảng và cũng là một vấn đề cần phải giải quyết”.

 

4. Hoạt động đầu tư theo chủ đề tiếp tục tăng trưởng

Trong khi nhà đầu tư liên tục rót tiền vào các quỹ ETF thuần nhất và có vốn hóa lớn như quỹ SPY, thì vẫn còn đó một lợi ích rất lớn mà hoạt động đầu tư theo chủ đề mang lại. Thay vì đầu tư trong các lĩnh vực, một số nhà đầu tư lại tỏ ra hứng thú với việc đầu tư vào một phân khúc thị trường rất hẹp. Cho dù đó là quỹ Cyber Security ETF hoặc quỹ chuyên đầu tư vào Điện toán Đám mây, hoặc các hãng hàng không, thì vẫn còn có lợi ích đáng kể để mọi người đầu tư theo các chủ đề. Lợi ích đó là hoạt động đầu tư theo chủ đề cho các nhà đầu tư có khả năng tiếp cận các phân khúc nhỏ, vốn rất nhạy cảm với các chủ đề.

5. Chiến lược “beta thông minh” phát triển không ngừng

Hoạt động đầu tư theo phương pháp “beta thông minh” bao gồm một số yếu tố của cả chiến lược đầu tư thụ động lẫn năng động. Dù vậy, chiến lược này vẫn chưa thực sự phổ biến trên thị trường và chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ. Chẳng hạn như quỹ PowerShares Dynamic Semiconductors Portfolio. Thay vì theo sát chỉ số theo tỷ trọng thị trường của các cổ phiếu bán dẫn có vốn hóa lớn (như quỹ SPDR Semiconductor), quỹ PSI đầu tư vào 30 cổ phiếu bán dẫn dựa trên một số tiêu chuẩn, bao gồm giá, đà tăng trưởng thu nhập và chất lượng quản lý.

Quỹ PSI đã có thành quả cao hơn quỹ XSD trong năm 2016, nhưng chỉ khi tính trên cơ sở 5 năm. Có rất nhiều vấn đề đối với chiến lược “beta thông minh”:

  • Chiến lược này tốn nhiều phí hơn các hoạt động đầu tư dựa vào chỉ số thông thường.
  • Vẫn còn thiếu các bằng chứng học thuật để thuyết phục các nhà đầu tư rằng việc đầu tư theo chiến lược “beta thông minh” sẽ tạo ra thành quả cao hơn các chiến lược đầu tư năng động hay đầu tư theo chỉ số thông thường.

6. Việc phát hành chứng chỉ quỹ ETF vẫn chưa chạm đỉnh

Trong năm 1999, đã có 36 quỹ ETF với tổng giá trị là 32 tỷ USD. Trong năm 2016, có tới 1,944 quỹ ETF với tổng giá trị lên tới 2.5 ngàn tỷ USD. Nhiều người đã lên tiếng cho rằng có quá nhiều quỹ ETF tương tự nhau  và việc phát hành chứng chỉ quỹ ETF sẽ chạm đỉnh và sau đó sẽ bắt đầu sụt giảm.

Tuy nhiên, quy mô của lĩnh vực ETF có thể không bị thu hẹp trong năm nay. Có khoảng 120 quỹ ETF đã đóng cửa trong năm 2016, dữ liệu từ FactSet cho thấy. Thế nhưng, điều này là hoàn toàn bình thường. Nhiều quỹ chưa bao giờ thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư vì họ tham gia vào cuộc chơi quá trễ hoặc không có đơn vị bầu cử rõ ràng. Một số khác ngừng hoạt động vì nhà đầu tư không có hứng thú.

Đây là lý do tại sao ngày càng có nhiều quỹ ETF được thành lập. Các công ty trong lĩnh vực đầu tư – cho dù họ là các công ty quản lý tài sản, các công ty bảo hiểm, hoặc một công ty gì đó – đều phải tham gia vào cuộc chơi ETF. Bên cạnh đó, vẫn còn một số công ty vẫn chưa tham gia vào thị trường ETF.

Doug Yones, Trưởng Bộ phận ETF tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE), chỉ ra một xu hướng quan trọng khác: Những công ty trong lĩnh vực kinh doanh đầu tư có thể là khách hàng của các quỹ ETF, chẳng hạn như các công ty bảo hiểm. Họ cần phải đầu tư dài hạn để đáp ứng các nghĩa vụ nợ trong tương lai và có một lực lượng tư vấn đầu tư để cho họ biết cách thức thực hiện. Họ quan tâm rất nhiều đến chi phí và hiệu quả đầu tư./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quỹ ETF trăm triệu đô bán ròng cổ phiếu Việt sau nhiều tuần im tiếng, loại hết THD

Sau nhiều tuần không động tĩnh, iShares ETF - quỹ ETF chuyên tập trung vào các cổ phiếu thị trường cận biên và mới nổi - tiến hành bán ròng đối với gần như toàn bộ...

MWG bị loại khỏi danh mục VNDiamond

Ngày 15/04, HOSE đã chính thức công bố kết quả rà soát danh mục các chỉ số cho kỳ Quý 1/2024. Xin lưu ý, các chỉ số mới sẽ có hiệu lực từ ngày 06/05 và các ETF liên...

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực mua giữ “phong độ”

Tuần qua (08-12/04/2024), lực mua bao trùm trong giao dịch của quỹ đầu tư khi thị trường xuất hiện 03-04 phiên rung lắc liên tục ở vùng hỗ trợ quanh 1,245 điểm.

Quỹ thuộc SGI Capital bất ngờ bán gần hết cổ phiếu ngân hàng, nâng tỷ trọng tiền mặt hơn 57%

Sau nhiều tháng dồn lực vào cổ phiếu, quỹ Ballad Fund bất ngờ thoái vốn mạnh trong tháng 3/2024, trong đó bán gần hết các cổ phiếu tài chính, đồng thời cảnh báo về...

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực mua bền bỉ

Tuần qua (01-05/04/2024), giao dịch quỹ đầu tư tiếp tục nghiêng về chiều mua trong bối cảnh VN-Index chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh ở vùng giá quanh 1,295 điểm...

Cá mập PYN Elite lãi 5 tháng liên tiếp

Sau 5 tháng lãi liên tiếp, tỷ suất sinh lợi của quỹ ngoại PYN Elite tại thị trường Việt Nam đạt 15.34%.

Quỹ DCVFMVN Diamond ETF sẽ đảo danh mục ra sao trong quý 1/2024?

SSI Research ước tính quỹ DCVFMVN Diamond ETF sẽ bán 48.5 triệu cp MWG khỏi danh mục, trong khi mua vào khoảng 450,000 cp BMP. Ngoài ra, một số cổ phiếu ước tính...

3 quỹ ETF có NAV gần 20,000 tỷ đồng sẽ loại MWG, thêm BMP?

Dự báo về đợt review tháng 4/2024, CTCK BSC dự báo các quỹ theo chỉ số VNDiamond sẽ mua bán hàng chục triệu cp MWG, MBB, VPB, VRE và KDH.

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực mua áp đảo

Tuần qua (25-29/03/2024), giao dịch cổ phiếu của các quỹ đầu tư chủ yếu nghiêng về chiều mua trong bối cảnh thị trường diễn biến khá tích cực dù chịu áp lực rung...

Nâng hạng thị trường tháng 3: FTSE Russell chỉ ra điều kiện để Việt Nam được nâng hạng

Việt Nam vẫn chưa thể gây bất ngờ trong báo cáo xếp hạng thị trường tháng 3/2024 của FTSE Russell. Tuy vậy, FTSE Russell đánh giá cao nỗ lực và chỉ ra các điều kiện...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98