Ba nhân tố gây áp lực lên CPI năm 2017

16/01/2017 13:43
16-01-2017 13:43:33+07:00

Ba nhân tố gây áp lực lên CPI năm 2017

Chỉ số lạm phát năm 2016 tăng 4,74% so với năm 2015 chủ yếu do lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục. Bước sang năm 2017, mặc dù ảnh hưởng của yếu tố trên sẽ giảm bớt nhưng thay vào đó, lạm phát lại chịu áp lực đến từ chính sách tiền tệ nới lỏng và chi phí đẩy.

Giá dầu thế giới hồi phục là nhân tố gây áp lực không nhỏ lên CPI năm 2017. Ảnh: NBCNews.com

Ba rủi ro tiềm ẩn

CPI năm 2017 nhiều khả năng sẽ tiếp tục neo ở mức tương đương với năm 2016 do có một số rủi ro tiềm ẩn liên quan đến sự nới lỏng chính sách tiền tệ và áp lực chi phí đẩy. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, giá dầu nhiều khả năng sẽ tiếp tục hồi phục sau quyết định cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Theo thỏa thuận đạt được vào cuối năm 2016, bắt đầu từ ngày 1-1-2017, các nước thành viên OPEC sẽ cắt giảm 1,2 triệu thùng dầu/ngày và các nước ngoài OPEC sẽ cắt giảm 558 thùng dầu/ngày, khiến lượng cung dầu trên toàn thế giới giảm 1,758 triệu thùng/ngày. Trường hợp nếu nhu cầu dầu mỏ trong năm 2017 không tăng mà vẫn giữ nguyên như năm 2016 thì ước tính cung chỉ vượt cầu 242.000 thùng/ngày. Nếu nhu cầu dầu mỏ thế giới tăng 1,15 triệu thùng/ngày trong năm 2017 thì cung dầu mỏ sẽ ít hơn cầu khoảng 908.000 thùng/ngày. Diễn biến mới này đã hỗ trợ rất lớn cho đà hồi phục của giá dầu thế giới vào thời điểm cuối năm 2016 và dự báo đà tăng của mặt hàng này có thể sẽ còn tiếp diễn trong năm 2017 khi các quyết định cắt giảm chính thức có hiệu lực. Đây sẽ là nhân tố gây áp lực không nhỏ lên giá nhóm hàng giao thông trong năm 2017. Ngoài ra, chi phí vận chuyển tăng cũng có thể kích hoạt, đẩy giá các mặt hàng tiêu dùng khác tăng lên, đặc biệt là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống.

Thứ hai, nhóm hàng y tế và giáo dục tiếp tục thực hiện lộ trình tăng giá. Trong năm 2016, đã có 36 tỉnh thành điều chỉnh xong giá dịch vụ y tế theo hai bước. Như vậy còn khoảng 18 tỉnh thành nữa chưa điều chỉnh xong và dự kiến việc điều chỉnh này sẽ kết thúc ngay trong các tháng đầu năm 2017 với mức tăng thêm ước tính của nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế là hơn 10%, tương đương mức đóng góp vào chỉ số CPI chung trong năm 2017 khoảng 0,5-0,6%.

Đối với nhóm hàng giáo dục, ước tính lộ trình tăng giá nhóm hàng giáo dục (gồm học phí) theo Nghị định 86 sẽ khiến chỉ số CPI chung mỗi năm tăng thêm khoảng 0,3% từ nay đến năm 2021.

Như vậy, lộ trình điều chỉnh giá hai nhóm hàng giáo dục và y tế sẽ tiếp tục đóng góp khoảng 0,9% vào mức tăng CPI chung trong năm 2017.  

Thứ ba là độ trễ của chính sách nới lỏng tiền tệ. Trong hai năm 2015 và 2016, Ngân hàng Nhà nước đã có sự nới lỏng nhất định trong chính sách tiền tệ thông qua tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 nhằm tạo thanh khoản dồi dào cho hệ thống ngân hàng, giúp hạ mặt bằng lãi suất, kích thích tăng trưởng tín dụng. Ảnh hưởng có độ trễ của chính sách nới lỏng cung tiền, mặc dù không quá lớn như trong các giai đoạn trước năm 2011 nhưng cũng có thể góp phần khiến lạm phát 2017 tiếp tục neo ở mức tương đương năm 2016 (4-5%)...

http://www.thesaigontimes.vn/155962/Ba-nhan-to-gay-ap-luc-len-CPI-nam-2017.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98