Cổ phiếu ngành Phân bón: Trông cậy vào chính sách mới?

18/01/2017 11:04
18-01-2017 11:04:02+07:00

Cổ phiếu ngành Phân bón: Trông cậy vào chính sách mới?

Cổ phiếu ngành Phân bón đang cho thấy những dấu hiệu chững lại trong thời gian qua khi hoạt động kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp đều ghi nhận những kết quả dưới kỳ vọng. Trước những khó khăn hiện hữu, liệu bức tranh hoạt động kinh doanh của các DNNY ngành Phân bón có thể khởi sắc trở lại trong thời gian tới?

Kết quả kinh doanh sụt giảm sau 9T/2016

Hoạt động kinh doanh của các DNNY ngành Phân bón đều cho thấy sự ảm đạm sau 9T/2016. Ngoại trừ một vài doanh nghiệp vẫn duy trì KQKD ổn định như CTCP Phân Bón Bình Điền (HOSE: BFC) và CTCP Phân Bón hay Hóa Chất Dầu Khí Miền Trung (HNX: PCE), phần còn lại của ngành đều ghi nhận sự sụt thụt lùi khá mạnh. Điển hình như TCT Phân Bón & Hóa Chất Dầu Khí (HOSE: DPM) sau 9T/2016 đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận lần lượt sụt giảm 15.4% và 16% so với cùng kỳ năm trước. CTCP Phân Bón Dầu Khí Cà Mau (HOSE: DCM) cũng ghi nhận sự giảm mạnh lợi nhuận sau thuế lên đến 18% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh của CTCP Supe Phốt Phát & Hóa Chất Lâm Thao (HNX: LAS) cũng không mấy khả quan khi doanh thu và lợi nhuận cũng cho thấy sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả kinh doanh của các DNYY ngành Phân bón sau 9T/2016

Sự thụt lùi trong kết quả kinh doanh của các DNNY ngành Phân bón trong 9T/2016 chủ yếu đến từ:

(1)  Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino kéo dài khiến diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp trong 9T/2016. Cụ thể, diện tích gieo cấy lúa mùa cả nước chỉ đạt 1.51 triệu ha, sụt giảm hơn 12% so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, diện tích gieo trồng màu lương thực cũng chỉ tương đương năm 2015 khi chỉ tăng nhẹ 0.1%. Điều này đã khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón sụt giảm mạnh trong 9T/2016.

(2)  Tình trạng mất cân đối cung cầu vẫn diễn ra khá mạnh khi nhu cầu bị thu hẹp trong khi nguồn cung vẫn đang duy trì ở mức cao. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh từ nguồn phân bón nhập khẩu giá rẻ chất lượng thấp từ Trung Quốc khi trong 11 tháng đầu năm 2016, giá nhập khẩu phân đạm Urê bình quân chỉ đạt 227,5 USD/tấn, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2015.

Doanh nghiệp nào đang mất an toàn?

Tuy gặp khó khăn trong việc tăng trưởng nhưng về ngắn hạn, khả năng thanh toán của các DNNY trong ngành Phân bón phần lớn vẫn duy trì ở các ngưỡng an toàn. Trong đó, DPM vẫn là doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngắn hạn cao nhất khi đạt hơn 8.5 lần. Điểm đáng lưu ý là tài sản ngắn hạn của DPM chủ yếu tập trung dưới dạng tiền mặt khi khoản mục tiền và tương đương tiền tính đến cuối quý 3/2016 đã chiếm đến hơn 70% tài sản ngắn hạn.

Trong khi đó, DDV là doanh nghiệp duy nhất trong ngành gặp vấn đề trong khả năng thanh toán ngắn hạn của mình khi chỉ đáp ứng được 0.7 lần các nghĩa vụ chi trả ngắn hạn.

Tuy vậy, khả năng thanh toán nhanh của một số công ty như BFC, LAS là khá thấp so với ngành.

Xét về cơ cấu vốn thì DCM, BFC và SFG đang là những doanh nghiệp có cơ cấu sử dụng nợ vay nhiều nhất. Tuy vậy, thì các công ty này đều đang có khả năng thanh toán lãi vay khá tốt.

Khả năng thanh khoản của DNNY ngành phân bón 9T/2016

Nguồn: Vietstock Finance

Năm 2017, ngành phân bón sẽ ra sao?

Năm 2017, hoạt động kinh doanh của ngành Phân bón nhiều khả năng cũng sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khi:

Tình trạng mất cân đối cung cầu phân bón tiếp tục diễn ra. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), nguồn cung phân bón sẽ tiếp tục vượt quá nhu cầu tiêu thụ cho đến năm 2018. Cụ thể, chênh lệch cung – cầu tại khu vực tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới là Châu Á được dự báo sẽ tiếp tục thâm hụt lần lượt hơn 2.3 triệu tấn và 1.5 triệu tấn phân bón trong năm 2017 và 2018.

Dự báo cung cầu tiềm năng phân bón khu vực Châu Á đến năm 2018

Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)

Điều này sẽ khiến áp lực cạnh tranh từ phân bón nhập khẩu ở trong nước sẽ duy trì ở mức cao. Trong giai đoạn 11 tháng đầu năm 2016, giá nhập khẩu bình quân sản phẩm phân đạm Urê đã giảm xuống chỉ còn 227,5 USD/tấn, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2015.

Bên cạnh đó, tình trạng phân bón giả và kém chất lượng vẫn chưa được xử lí hoàn toàn sẽ tiếp tục gây khó khăn cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm phân bón nội địa.

Sự hồi phục của giá dầu sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp. Giá dầu đang ghi nhận giai đoạn hồi phục ấn tượng nhất kể từ đầu năm 2016. Những kỳ vọng về tính hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng cũng được kỳ vọng sẽ giúp quá trình hồi phục được kéo dài trong năm 2017.

Với triển vọng không mấy sáng sủa của giá phân bón, sự hồi phục của giá dầu sẽ tác động tiêu cực đến biên lợi nhuận gộp và tiếp tục gia tăng thêm áp lực cho các DNNY trong ngành Phân bón trong thời gian tới.

Biểu đồ giá dầu WTI

 

Kỳ vọng nào cho ngành phân bón?

Với những khó khăn hiện hữu, ngành Phân bón nhiều khả năng sẽ tiếp tục đối mặt với một năm 2017 đầy khó khăn. Tuy vậy, khó khăn có thể giảm bớt khi Chính phủ Việt Nam đang tiến hành thực hiện các biện pháp bảo hộ nền sản xuất phân bón trong nước, nổi bật như:

Đồng ý bãi bỏ chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với các mặt hàng phân bón nhập khẩu. Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đồng ý với đề xuất của Bộ Công thương về việc bãi bỏ chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động và không quy định cửa nhập khẩu đối với mặt hàng phân bón Ure, phân khoáng hoặc phân hoá học có chứa ba nguyên tố cấu thành Nitơ, Phospho và Kali. Điều này sẽ giúp hạn chế sư dư thừa nguồn cung phân bón và giảm áp lực cạnh tranh với phân bón giá rẻ Trung Quốc trong thời gian tới.

Đề xuất điều chỉnh Luật thuế. Theo Luật số 71/2014/QH13, mặt hàng Phân bón được chuyển từ đối tượng chịu thuế VAT 5% sang nhóm không chịu thuế VAT. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp phân bón không còn được khâu trừ thuế GTGT đầu vào, và phần nào khiến cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp phân bón gia tăng, giảm khả năng cạnh tranh.

Trước những rủi ro phải đối mặt, Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ về việc đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 0%( thay vì miễn thuế như hiện tại). Nếu đề xuất được chấp thuận sẽ giúp giảm đáng kể chi phí và giá thành, giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.

Kết luận: Với những khó khăn từ sự mất cân đối cung cầu cùng sự hồi phục trở lại của giá dầu, nhiều khả năng ngành Phân bón sẽ tiếp tục đón nhận một năm 2017 ảm đạm. Tuy vậy, với những chính sách bảo hộ mới từ Chính phủ thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành được kỳ vọng sẽ chuyển biến tích cực trở lại trong dài hạn.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (8)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Khi nào công ty chứng khoán được triển khai dịch vụ nhận lệnh nhà đầu tư nước ngoài không ký quỹ 100%?

Cơ quan quản lý đề xuất cho phép các công ty chứng khoán có đủ năng lực được cung cấp dịch vụ không yêu cầu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ 100% tiền trước...

Theo dấu dòng tiền cá mập 27/03: Khối ngoại xả mạnh MSN gần 1,071 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch 27/03, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị lần lượt gần 187 tỷ đồng và hơn 1,904 tỷ đồng. Đáng chú ý...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 27/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98