Mỹ chính thức rút khỏi TPP, nới lỏng quan hệ với châu Á

24/01/2017 16:12
24-01-2017 16:12:28+07:00

Mỹ chính thức rút khỏi TPP, nới lỏng quan hệ với châu Á

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong ngày thứ Hai, qua đó khiến quốc gia này ngày càng xa rời các đồng minh châu Á, trong lúc Trung Quốc đang không ngừng gia tăng sức ảnh hưởng tại khu vực này.

Thực hiện cam kết chấm dứt sự tham gia của Mỹ vào Hiệp định TPP, ông Trump đã ký kết một sắc lệnh tại Văn phòng Bầu dục để Mỹ rút khỏi thỏa thuận này.

Donald Trump, người muốn thúc đẩy hoạt động sản xuất tại Mỹ, cho biết ông muốn tìm kiếm các thỏa thuận song phương với các quốc gia cho phép Mỹ có thể nhanh chóng chấm dứt chúng trong vòng 30 ngày trong trường hợp một quốc gia nào đó hành xử không hợp lý.

“Chúng ta sẽ chấm dứt các thỏa thuận thương mại ‘vô lý’ đã lấy mất đi nhiều người cũng như nhiều công ty ra khỏi nước Mỹ”, Donald Trump cho biết khi ông gặp gỡ các lãnh đạo công đoàn tại Nhà Trắng.

Vốn được hỗ trợ nhiều bởi các doanh nghiệp Mỹ, TPP đã được thương lượng bởi chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama nhưng chưa bao giờ được Quốc hội Mỹ thông qua. Thỏa thuận này được xem là một trụ cột kinh tế chủ chốt của chính quyền Barack Obama tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Donald Trump đã làm dấy lên mối lo ngại tại Nhật Bản và các quốc gia khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi ông lên tiếng phản đối TPP, và chiến dịch của ông yêu cầu các đồng minh Mỹ tập trung nhiều hơn vào tình trạng an ninh.

Tuy nhiên, lập trường thương mại của Donald Trump phản ánh một cảm nghĩ chung đang không ngừng gia tăng trong lòng người dân Mỹ rằng các thỏa thuận thương mại quốc tế đã làm tổn hại đến thị trường việc làm Mỹ. Đảng Cộng hòa từ lâu đã luôn cho rằng tự do thương mại là một điều cần phải được thực thi. Tuy nhiên, quan điểm này đã thay đổi.

Harry Kazianis, Giám đốc Nghiên cứu Quốc phòng tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia (CNI), cho hay ông Trump cần phải tìm ra một phương án thay thế để dỗ dành các đồng minh tại khu vực châu Á.

“Phương án thay thế có thể bao giồm nhiều thỏa thuận thương mại song phương. Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam nên được tiếp cận đầu tiên vì họ là chìa khóa đối với mọi chiến lược mới tại khu vực châu Á mà Tổng thống Donald Trump sẽ ban hành”, ông nói thêm.

Ông Trump cũng chuẩn bị tái đàm phán về Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) nhằm đem lại nhiều điều khoản có lợi cho nước Mỹ, đồng thời cho biết ông sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Mexico và Canada để bắt đầu quá trình đàm phán.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Tân Tổng thống Mỹ cũng đã gặp gỡ nhiều nhà sản xuất nước này tại Nhà Trắng trong ngày thứ Hai. Tại cuộc họp, ông Trump cam kết nới lỏng quy định cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng cảnh báo ông sẽ ra tay đối với các thỏa thuận thương mại mà ông cho là “vô lý”.

Sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ trong ngày thứ Sáu tuần trước, Donald Trump đã hứa hẹn đem các nhà máy trở lại Mỹ. Theo ông Trump, đây là một vấn đề đã đem lại chiến thắng cho ông trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 08/11/2016. Ông đã không do dự nêu tên nhiều công ty mà ông nghĩ nên mang hoạt động sản xuất trở về lại nước Mỹ.

Ông cho rằng những doanh nghiệp đã chọn cách dịch chuyển nhà máy sản xuất khỏi nước Mỹ phải trả một cái giá khá đắt. “Chúng tôi sẽ áp đặt thuế suất nặng nề lên những hàng hóa nhập vào nước Mỹ”, ông Trump cho biết.

Ông đã yêu cầu một nhóm các nhà điều hành từ các công ty bao gồm Ford Motor, Dell Technologies, Tesla Motors và nhiều công ty khác đưa ra khuyến nghị trong vòng 30 ngày nhằm kích thích hoạt động sản xuất, Andrew Liveris, Giám đốc điều hành (CEO) tại Dow Chemical, cho hay.

Tại cuộc họp này, ông Trump không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về cách thức hoạt động của thuế biên giới.

Đồng USD rơi xuống đáy 7 tuần so với các đồng tiền chủ chốt khác trong ngày thứ Hai, và các thị trường chứng khoán toàn cầu đã chao đảo trong lúc nhà đầu tư lo ngại về lập trường bảo hộ thương mại của Donald Trump.

“Các công ty muốn sa thải toàn bộ người lao động Mỹ và xây dựng một số nhà máy ở nơi khác, và sau đó nghĩ rằng sản phẩm của mình sẽ được nhập vào Mỹ dễ dàng, điều này sẽ không xảy ra đâu”, ông Trump cho biết.

Giảm thuế và nới lỏng quy định

Donald Trump đã nói với các CEO rằng ông sẽ cắt giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống mức 15%-20%. Tuy nhiên, điều này cần phải được Quốc hội Mỹ thông qua.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng việc nới lỏng quy định còn quan trọng hơn nhiều.

Ông Trump cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng có thể giảm bớt 75% quy định. Có thể nhiều hơn thế”.

“Khi bạn muốn mở rộng nhà máy, hoặc khi Mark muốn xây dựng một nhà máy lớn, hay khi Dell muốn làm điều gì đó phi thường và đặc biệt, thì bạn sẽ được chấp thuận cực kỳ nhanh chóng”, ông Trump cho biết, ám chỉ đến Mark Fields, CEO của Ford Motor.   

Ông Trump nói với các CEO rằng các công ty được phép thương lượng với các thống đốc để dịch chuyển hoạt động sản xuất giữa các bang.

Theo dự kiến, ông Trump sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày 24/01/2017 với các nhà lãnh đạo công đoàn Mỹ, nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.

Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật 'chế ngự' đô la

Các ngân hàng trung ương châu Á đang chuẩn bị ứng phó nhiều bất ổn hơn từ sự trỗi dậy của đồng đô la Mỹ khi triển vọng giảm lãi suất không chắc chắn của Mỹ trong...

Đợt tăng vốn lớn nhất cho Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2022

Phần lớn khoản cam kết tài trợ mới nhất, khoảng 9 tỷ USD, là của Mỹ dành cho Nền tảng bảo lãnh danh mục đầu tư mới, giúp hỗ trợ các khoản vay tư nhân và đầu tư vốn...

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98