Myanmar: Chương trình cải cách chính sách tỷ giá của NHTU bắt đầu từ tháng 01/2017

13/01/2017 20:56
13-01-2017 20:56:10+07:00

Myanmar: Chương trình cải cách chính sách tỷ giá của NHTU bắt đầu từ tháng 01/2017

Sau vài năm nhận được nhiều ý kiến phản ánh về việc tỷ giá USD tham chiếu không thể phản ánh tình hình thực tế của thị trường, Ngân hàng Trung ương Myanmar (CBM) thông báo sẽ thực hiện cải cách hệ thống đấu giá USD hàng ngày nhằm nỗ lực giải quyết tình trạng đồng nội tệ suy yếu trong thời gian gần đây cũng như thay đổi phương thức xác định tỷ giá ngoại hối của mình.

Theo đó, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá của CBM và tỷ giá trên thị trường, gần đây CBM thông báo sẽ bắt đầu căn cứ vào các phiên giao dịch của thị trường liên ngân hàng để xác định tỷ giá tham chiếu hàng ngày thay vì dựa vào các phiên đấu giá do CBM tổ chức mỗi ngày như hiện nay. 

Động thái dự kiến này được xem là một thay đổi quan trọng đối với chế độ tỷ giá của CBM được áp dụng kể từ năm 2012. Theo đó, kể từ tháng 4/2012, CBM đã bãi bỏ hệ thống tiền tệ cố định với tỷ giá chính là 6 kyat đổi 1 USD và chuyển sang chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát.

Theo thỏa thuận này, CBM sẽ tổ chức các phiên đấu giá mỗi ngày để các ngân hàng tư nhân đấu giá mua USD và tỷ giá tham chiếu mỗi ngày được xác định dựa trên nhu cầu tại các phiên đấu giá đó. Theo chính sách này, những đơn vị được cấp phép thu mua ngoại tệ và các ngân hàng thương mại chỉ có thể thực hiện các giao dịch ngoại hối của chính mình trong một biên độ hẹp 0.8 % so với tỷ giá tham chiếu.

Tuy nhiên, hệ thống này đã dẫn đến những rắc rối. Các nhà quản lý ngân ngân hàng và nhà phân tích lâu nay đã chỉ ra rằng tỷ giá do CBM xác định cùng với biên độ tỷ giá áp dụng cho các đơn vị thu mua ngoại tệ được cấp phép thường không phản ánh được nhu cầu USD thật sự trong nền kinh tế và dẫn đến hệ quả là khiến các cá nhân cũng như các công ty đến với thị trường “chợ đen” hoặc họ tự thực hiện các giao dịch với nhau. Các nhà phân tích cho rằng điều này phá vỡ thị trường ngoại hối chính thức của CBM và làm gia tăng sự biến động tỷ giá kyat-USD.

Một số cơ quan quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang hối thúc CBM nên để tỷ giá của mình tự thay đổi trong vài năm, thế nhưng vấn đề về chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá không chính thức vẫn tồn tại.

Theo ông U Win Thaw, Giám đốc Phòng Quản lý Ngoại hối của CBM, tỷ giá tham chiếu của Ngân hàng Trung ương vẫn khác xa so với tỷ giá trên thị trường.

Với sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường nên các ngân hàng trong nước ít ưu tiên mua ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương và khiến nhu cầu mua USD qua các phiên đấu giá do CBM tổ chức trở nên ít ỏi.

Chi sẻ trên The Myanmar Times, ông U Win Thaw cho rằng: “Do hệ lụy của sự chênh lệch tỷ giá dai dẵng nên các phiên đấu giá hàng ngày cần được bãi bỏ và việc xác định tỷ giá tham chiếu nên dựa vào thị trường liên ngân hàng. Sự thay đổi này cần được thực hiện và chúng tôi sẽ bắt đầu thực hiện trong năm 2017.

Ông U Win Thaw cho biết thêm, khi sự thay đổi này được áp dụng, CBM sẽ xác định tỷ giá tham chiếu trong ngày dựa trên tỷ giá liên ngân hàng của ngày hôm trước. Tuy nhiên, CBM dự định bắt đầu cập nhật tỷ giá của mình nhiều lần trong ngày trong thời gian tới.

Bên cạnh việc dịch chuyển sang thị trường liên ngân hàng để xác định tỷ giá tham chiếu, CBM cũng dự định loại bỏ giới hạn bắt các ngân hàng thương mại và các đơn vị thu đổi ngoại tệ được cấp phép phải giao dịch trong biên độ tỷ giá 0.8%.

Ông U Win Thaw nói: “Cần xóa bỏ quy tắc này và họ có có thể vận hành một cách tự do. Hiện nay đang tồn tại những khoảng cách giữa tỷ giá của Ngân hàng Trung ương và tỷ giá trên thị trường và không ai tuân thủ quy tắc này cả”.

Được biết, nhiều ngân hàng đã đề xuất một biên độ lớn hơn trong vài tháng qua nhưng một số nhà điều hành ngân hàng và các nhà phân tích cảnh báo khả năng có thể dẫn đến phản ứng mạnh với việc xóa bỏ quy tắc này hoàn toàn. Ông U Than Lwin, Nhà cố vấn cấp cao của Ngân hàng KBZ và là cựu Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương, cho rằng lĩnh vực tài chính Myanmar còn đang ở giai đoạn đầu. Ông nói: “Nếu như thiết lập một thị trường tự do trong bối cảnh hiện tại thì nhiều vấn đề sẽ phát sinh làm ảnh hưởng đến tỷ giá”.

Các nhà quản lý ngân hàng cho rằng việc gia tăng giao dịch đầu cơ sau khi kết thúc biên độ 0.8% là mối nguy chính. Dù rằng ông U Win Thaw trước đây cho biết nếu như biên độ 0.8% được bãi bỏ thì Ngân hàng Trung ương có thể sẽ ban hành những quy định mới để ngăn chặn trình trạng đầu cơ quá mức.

Trong khi đó, thị trường liên ngân hàng không phải là một thị trường hoàn hảo. Ngân hàng Trung ương nhận thấy nếu như dựa vào hoạt động của thị trường liên ngân hàng thì cần phải thúc đẩy thị trường này. Ông nói: “Thị trường này cần phát triển hơn”.

Một số nhà điều hành ngân hàng cũng cho rằng niềm tin giữa các ngân hàng rất kém, điều này hạn chế sự phát triển của thị trường liên ngân hàng. Các nhà quản lý ngân hàng tư nhân cũng cáo buộc các ngân hàng quốc doanh lớn hơn đã nhiều năm độc quyền thực hiện các giao dịch ngoại hối hiện đang tích trữ một lượng lớn USD nhưng không tham gia vào thị trường liên ngân hàng.

Ông U Than Lwin nói: “Cần có sự hợp tác giữa các ngân hàng tư nhân và các ngân hàng quốc doanh. Chỉ các ngân hàng tư nhân với nhau thì không có hiệu quả”.

Phó giám đốc điều hành U Soe Thein của Asia Green Development Bank cho rằng thị trường liên ngân hàng hoạt động tốt hơn sẽ đem lại lợi ích cao hơn. Ông nói thêm: “Tác động quan trọng có thể là thị trường liên ngân hàng phản ánh được tỷ giá ngoại hối thực tế và nếu như điều này diễn ra thì biên độ 0.8% sẽ bị loại bỏ, bằng không, các phiên giao dịch ngoại hối lại tiếp tục diễn ra ở thị trường không thuộc Ngân hàng Trung ương.

Đồng thời khi đó, Ngân hàng Trung ương lại tiếp tục tổ chức các phiên đấu giá hàng ngày mặc dù có những dấu hiệu cho thấy CBM đang cố gắng đảm bảo tỷ giá của mình bắt kịp với tỷ giá trên thị trường không chính thức./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lào ký sắc lệnh về việc khôi phục mức thuế giá trị gia tăng lên 10%

Bộ Tài chính Lào cũng đã chỉ ra một số yếu tố có lợi cho việc tăng thuế VAT, bao gồm cả thực tế là thuế suất hiện tại không có hiệu quả trong việc kích thích nền...

Doanh thu phí bảo hiểm tại Campuchia tăng 2.6% trong quý 3/2023

Báo cáo của Cơ quan quản lý bảo hiểm Campuchia (IRC) gần đây cho thấy ngành bảo hiểm của Vương quốc ghi nhận 87.3 triệu USD doanh thu phí bảo hiểm trong quý 3/2023...

Lào xem xét tăng thuế VAT lên mức 10% để giảm thâm hụt ngân sách

Giải thích cho việc tăng thuế VAT trở lại mức 10%, Bộ Tài chính Lào cho biết có một số yếu tố có lợi, trong đó có thực tế là mức thuế 7% hiện tại không đem lại hiệu...

Thống đốc NHTW Campuchia: Ổn định tài chính gắn liền với chính sách tiền tệ

Sự ổn định tài chính của một quốc gia được gắn kết chặt chẽ với chính sách tiền tệ của chính quốc gia đó.

Thị trường bảo hiểm Campuchia có khả năng tăng mạnh trong tương lai

Doanh thu phí bảo hiểm tại Campuchia trong tháng 6/2023 đạt 28.7 triệu USD, tăng 7.5% so với cùng kỳ năm 2022.

'Vua đầu tư' Campuchia bị bắt giam

Theo lệnh của thẩm phán, ông trùm đầu tư Campuchia Hy Kimhong tiếp tục bị tạm giam để điều tra thêm về các cáo buộc lừa đảo hàng chục nghìn người lên tới 100 triệu...

Campuchia: Thanh toán kỹ thuật số tăng mạnh

Các phương thức thanh toán di động tại Campcuhia gần đây gia tăng đáng kể khi các ngân hàng và các tổ chức tài chính đưa ra các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số đổi...

Campuchia: Nhu cầu đồng Riel tăng trưởng trung bình 16.6%/năm

Theo một quan chức cấp cao của Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC), nhu cầu sử dụng đồng Riel (KHR) đã tăng đều đặn trong hai thập kỷ qua, với tốc độ tăng trưởng...

Campuchia thúc đẩy thỏa thuận thanh toán xuyên biên giới với Việt Nam

Phó Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia Chea Serey cho ra rằng việc thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới sẽ mở rộng lưu thông đồng riel, tạo thuận lợi hơn cho...

Campuchia sẽ thu hút khối ngoại nếu rời danh sách xám về rửa tiền?

Nhiều chuyên gia lĩnh vực tài chính và tư nhân cho rằng việc Campuchia được đưa ra khỏi danh sách xám về rửa tiền của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính quốc tế (FATF)...

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98