Nhịp đập Thị trường 16/01: Đóng cửa thấp nhất phiên

16/01/2017 15:13
16-01-2017 15:13:05+07:00

Nhịp đập Thị trường 16/01: Đóng cửa thấp nhất phiên

Chịu áp lực chốt lời trên diện rộng và động thái bán ròng của khối ngoại, hai sàn đóng cửa đỏ điểm. VN-Index kết phiên ở vùng giá thấp nhất ngày, 677.94 điểm, giảm hơn 7 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 89 triệu đơn vị, tiếp tục thấp hơn mức trung bình 20 phiên gần nhất  (khoảng 94 triệu đơn vị/phiên).

HNX tiệm cận kháng cự 83+/- cho điều chỉnh nhẹ. Đóng cửa ở 83.05, giảm 0.28 điểm (-0.34%), KLGD đạt 35 triệu đơn vị, cao hơn trung bình khớp lệnh 20 phiên gần nhất (đạt 26.7 triệu đơn vị khớp lệnh).

Các cổ phiếu bị chốt lời mạnh trên cả hai sàn chủ yếu rơi vào các mã blue và large cap, điển hình có: SAB (-2.8 điểm), HPG (-1.2 điểm); HSG (-0.8 điểm), NKG (-1.35 điểm), GAS (-1.6 điểm), FPT (-0.9 điểm); MWG (-1 điểm), BID (-0.45 điểm), VIC (-0.45 điểm), BVH (-0.4 điểm), …

Với diễn biến hiện tại, nhiều khả năng đà giảm vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi VN-Index quay lại hỗ trợ gần nhất quanh vùng 672 – 675, như đã chia sẻ đầu phiên. Tại đây nhà đầu tư sẽ có cơ sở để xác định thị trường chung đã chính thức thay đổi xu thế giảm hay chỉ phục hồi kỹ thuật.

14h: Cổ phiếu đạm, cao su cũng mất dần sắc xanh

Hai nhóm cổ phiếu giao dịch tích cực nhất trong phiên 16/01 là nhóm phân đạm và nhóm cao su tự nhiên. Bước sang phiên giao dịch buổi chiều, cả hai nhóm đều có dấu hiệu chững lại. DCM lùi dần về tham chiếu. DPM thì đảo chiều đỏ điểm. Chiến lược hạn chế mua đuổi giá cao đầu phiên đã cho  tác dụng.

Bộ ba cổ phiếu nhóm cao su: PHR – TRC – DPR mặc dù giữ được sắc xanh nhưng giảm dần về cuối phiên trước áp lực bán ròng của khối ngoại. Hiện tại giá cao su thiên nhiên vẫn giao dịch quanh vùng 305 yên, do các thông tin bất lợi về tình hình thời tiết tại Thái Lan. Theo số liệu cung cấp từ ANRPC, lũ lụt sẽ làm giảm ít nhất 360,000 tấn sản lượng của Thái Lan so với dự kiến trong năm 2017. Hiện tại, quốc gia này đang chiếm tới 37% nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu.

Top các cổ phiếu đang tác động mạnh nhất đến đà giảm của VN-Index: GAS ( -1.316 điểm); SAB (-1.083 điểm); BID (-0.532 điểm); HPG (-0.337 điểm); VIC (-0.287 điểm); BVH (-0.151 điểm); HSG (-0.157 điểm);  FPT (-0.132 điểm), …

Phiên sáng: Chốt lời trên diện rộng, HSG – HPG – NKG giảm mạnh

Kết thúc phiên sáng, thanh khoản thị trường đạt 43.8 triệu đơn vị khớp lệnh trên HSX và 12.3 triệu đơn vị trên HNX. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt 1241 tỷ đồng. Áp lực chốt lời đè nặng lên tất cả các ngành, nhóm ngành khiến thị trường bao phủ bởi sắc đỏ.

Toàn sàn có 233 mã giảm điểm, 288 mã tham chiếu và 123 mã tăng. VN-Index có lúc giảm sâu nhất -6.46 điểm (-0.94%), về 678.6 điểm. HNX giảm nhẹ 0.21 điểm (-0.25%), vẫn đang loanh quanh vùng kháng cự 83+/-. Rổ VN30 chỉ có 7 mã xanh, còn lại 23 mã đỏ điểm.

11h, HPG và HSG bất ngờ lao dốc, giảm mạnh sau khi mất 2 mốc hỗ trợ quan trọng 43 và 50. Theo đó, cổ phiếu HSG giảm sâu nhất về đến 47.8 – tương đương vùng đỉnh 11/07/2016. Ghi nhận mức giảm 2.7 điểm, diễn biến sôi động ở cả chiều mua và chiều bán khiến biên độ giá trong phiên khá rộng (47.8 – 50.6), các bước giá cũng “nhảy nhót” không ngừng. Nếu kết phiên giao dịch, HSG đóng cửa trên 50.000đ/cp, có thể xem phiên giao dịch 16/01 là một phiên đảo chiều mạnh xu thế giảm thiết lập từ 06/01/2016. Ngược lại, nhà đầu tư nên thận trọng với HSG – HPG trong các phiên giao dịch tới đây.

10h30: Phân đạm xanh điểm, ngân hàng không đỡ được chỉ số

Diễn biến chủ đạo là hoạt động chốt lời từ phía nhà đầu tư, do e ngại thị trường sẽ không vượt được 690 điểm.

Nhóm phân đạm DPM, DCM, LAS  tiếp diễn đà tăng với lực cầu tốt từ thị trường, thanh khoản tăng vọt so với trung bình 20 phiên trước đó. Tuy nhiên, số lượng mã trong nhóm không nhiều, tỷ lệ vốn hóa không cao, không tạo được sự lan tỏa trên thị trường.

Nhóm ngân hàng quay lại tiệm cận các hỗ trợ ngắn hạn, nhưng không nhận được lực đỡ như mong muốn, giao dịch giằng co quanh giá tham chiếu. Trong nhóm này có CTG đang xanh nhẹ 0.1 điểm so với giá tham chiếu điều chỉnh (sau chia thưởng 7% bằng tiền). Gây áp lực giảm lớn nhất lên chỉ số là SAB, GAS, BID và VCB. Nhóm này đóng góp hơn 2 điểm giảm.

Đáng chú ý có HSG và HPG – 2 cổ phiếu đầu ngành thép lần lượt mất các mốc hỗ trợ quan trọng: HPG mất mốc 43, HSG mất mốc 50. Trong đó, HPG đang xây nền giá tích lũy 43 - 44 khá tốt sau khi vượt kháng cự 43. Mất mốc này được xem là tín hiệu tiêu cực trong ngắn hạn đối với HPG.

9h30: Cao su thiên nhiên nổi sóng

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, giá cao su thiên nhiên trên thị trường Tocom Nhật Bản tăng mạnh gần 4%, ghi nhận mức giá 305JPY/KG, cách vùng đỉnh 283.2 khá xa. Theo sát diễn biến này, nhóm cao su thiên nhiên trong nước đồng loạt tăng mạnh ngay phiên ATO.

Điển hình là PHR, sau khi test vùng giá 28,000đ/cp, hiện tại đang giao dịch quanh giá 29,000đ/cp, tăng 0.8 điểm. TRC cũng có giá 30,000đ/cp. DPR quay lại mức 39,800 đồng/cp. Các cổ phiếu cao su khác như HAG – HNG – VHG cũng có mức tăng nhẹ.

Nhóm ngân hàng có diễn biến trái chiều, VCB tiệm cận vùng hỗ trợ 37,500, cũng lấy lại sắc xanh nhẹ. Trong khi đó CTG bất ngờ mất mốc hỗ trợ 17,000, BID giữ giá tham chiếu 16,250 đồng/cp.

Cập nhật đến 9h30, VN-Index đỏ nhẹ 0.59 điểm (-0.09%), KLGD thấp đột biến, chỉ đạt hơn 5.5 triệu đơn vị khớp lệnh. Giá trị giao dịch hơn 150 tỷ đồng. HNX xanh nhẹ 0.12 điểm (+0.13%),  chủ yếu nhờ sắc xanh đến từ ACB. KLGD đạt gần 3 triệu đơn vị, giá trị giao dịch hơn 30 tỷ đồng.

Cập nhật trước phiên

Tuần giao dịch 09/01 - 13/01/2016 chứng kiến sự bùng nổ của nhóm Ngân Hàng ở các phiên đầu tuần, đưa chỉ số vượt qua ngưỡng kháng cự 684 điểm. Tuy nhiên, nhóm này lại quay đầu giảm điểm ở 2 phiên cuối tuần, gây áp lực điều chỉnh tương đối lên VN-Index. Tính riêng phiên 13/01/2016, bộ ba VCB - CTG - BID đã đóng góp 1.6 điểm trong 1.90 điểm giảm.

Tuần giao dịch 16/01 - 20/01/2016 được dự báo sẽ có điều chỉnh nhẹ trên HOSE, do những nguyên nhân sau:

- Áp lực chốt lời gia tăng khi tiệm cận 690. Minh chứng rõ nét nhất là động thái bán ròng của khối ngoại trong tuần qua, với hơn 107.3 tỷ đồng.

- Thanh khoản trung bình 20 phiên chỉ đạt 95 triệu đơn vị, thấp hơn khoảng 15.9% so với khối lượng trung bình 20 phiên tại vùng đỉnh 690 trước đó (khoảng 113 triệu đơn vị/phiên). Và càng tiệm cận đỉnh, thanh khoản càng có xu hướng giảm dần.

- Các chỉ báo động lượng RSI, MACD, Stochastic đều có dấu hiệu suy yếu.

- Dòng tiền mặc dù có tính chất phân hóa, tuy nhiên độ rộng không cao, khi chỉ tập trung vào một hoặc một vài mã trong ngành.

HNX sau khi tăng điểm 2 tuần liên tiếp (nhờ đóng góp đáng kể của ACB) hiện tại cũng đang tiệm cận vùng cản 83 điểm - tương đương với cận trên của đường trendline theo tháng. Khả năng chinh phục vùng cản này ngay trong phiên giao dịch đầu tuần là không cao, khi ACB - cổ phiếu đóng góp đáng kể vào chỉ cũng đang quay lại vùng đỉnh giá 22, có tín hiệu đảo chiều. Nhóm cổ phiếu có tỷ trọng lớn khác là VCS, SHB, VCG, PVS không có nhiều biến động.

Các cổ phiếu đáng chú ý trong phiên giao dịch đầu tuần

Nhóm ngân hàng: Sau khi điều chỉnh ở 2 phiên giao dịch cuối tuần trước, phần lớn nhóm này đang nằm gần các hỗ trợ ngắn hạn: VCB ở 37.5, BID 16.2, CTG 17 (ngoại trừ ACB thuộc sàn Hà Nội đang nằm ở vùng đỉnh), các mã này có thể sẽ lấy lại sắc xanh.

Nhóm cổ phiếu ngành phân đạm: Hưởng lợi từ thông tin giá đạm thế giới tăng cao, các cổ phiếu DCM, DPM, LAS, BFC, ... đều đang được thị trường săn đón. Tuy nhiên đà tăng shock trong ngắn hạn có thể sẽ tạo áp lực chốt lời lên nhóm này trong 1, 2 phiên tới. Nhà đầu tư nên thận trọng, tránh mua đuổi giá cao.

Nhóm cao su: Đứng đầu là PHR, vừa chinh phục thành công ngưỡng 28.000 (sau 3 lần thất bại). Hiện tại PHR đang quay lại retest chính ngưỡng này với thanh khoản giảm dần, chỉ  bằng 30% thanh khoản của phiên breakout mô hình cờ đuôi nheo. Đây đều là những tín hiệu tích cực, cho thấy cổ phiếu có tiềm năng đi xa hơn trong tương lai. Mục tiêu gần nhất 32.000đ/cp.

Bất động sản - hạ tầng - xây dựng: HBC vừa chinh phục vùng đỉnh 32.2 mặc dù chịu áp lực bán ròng từ khối ngoại. Các phân tích kỹ thuật cho thấy, cổ phiếu chưa có tín hiệu đảo chiều giảm giá mạnh. Một cổ phiếu hạ tầng khác là CII - đang liên tiếp tạo các thân nến dài, biên độ dao động trong phiên lớn, thanh khoản cao đột biến và "chiêu trò" chất lệnh khủng bên chờ mua.Đây là những tín hiệu cho thấy cổ phiếu bước vào giai đoạn tăng giá shock, tính đầu cơ cao, dễ thu hút những nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm.

Một số các cổ phiếu đáng chú ý khác: VSC, DHA, AAA, C32, ...



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (33)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường chứng quyền 29/03/2024: Liên tục biến động khó lường

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/03/2024, toàn thị trường có 86 mã tăng, 53 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 29/03/2024: Tâm lý lạc quan vẫn hiện hữu

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 28/03/2024. VN30-Index bật tăng đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Rising Window kèm theo khối...

Vietstock Daily 29/03/2024: Có thể xảy ra rung lắc ngắn hạn

VN-Index tăng điểm và test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,285-1,295 điểm). Dự kiến trong các phiên tới, chỉ số có thể xảy ra các đợt rung lắc mạnh...

Nhịp đập Thị trường 28/03: Khối ngoại nối dài chuỗi bán ròng 13 phiên liên tiếp

Chốt phiên 28/03, khối ngoại bán ròng xấp xỉ 1,000 tỷ đồng, đưa số phiên bán ròng lên 13 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 9.6 ngàn tỷ đồng. Nhóm này bán mạnh...

Thị trường chứng quyền 28/03/2024: Tốt xấu đan xen

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/03/2024, toàn thị trường có 46 mã tăng, 85 mã giảm và 36 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 28/03/2024: Tín hiệu lạc quan dần xuất hiện

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 27/03/2024. VN30-Index tăng điểm nhẹ đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Doji với bóng nến dưới...

Vietstock Daily 28/03/2024: Duy trì thế trận giằng co

VN-Index tăng nhẹ kèm theo xuất hiện mẫu hình nến gần giống Spinning Top cho thấy tình trạng giằng co đang hiện diện. Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng gần 2 ngàn tỷ...

Nhịp đập Thị trường 27/03: Tiền về, VN-Index hồi trong phiên chiều

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0.88 điểm (0.07%), lên mức 1,283.09 điểm; HNX-Index tăng 0.82 điểm (0.34%), lên mức 242.85 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 27/03/2024: Sắc xanh quay trở lại

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/03/2024, toàn thị trường có 100 mã tăng, 38 mã giảm và 29 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 27/03/2024: Thiếu sự ủng hộ từ dòng tiền

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 26/03/2024. VN30-Index tăng điểm trong bối cảnh phân kỳ giá xuống (Bearish Divergence) ở chỉ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98