Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Chỉ tháo gỡ khó khăn thì không ăn thua

12/01/2017 14:22
12-01-2017 14:22:32+07:00

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Chỉ tháo gỡ khó khăn thì không ăn thua

Năm qua tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,21%. Chính phủ biết chắc không đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% nhưng không điều chỉnh mục tiêu này. Vậy đây có phải là cách nghĩ mới, cách tiếp cận mới không theo chủ nghĩa thành tích ngắn hạn?

Nếu Việt Nam muốn vươn lên trong 20-30 năm tới, việc lựa chọn phương thức phát triển khác đi sẽ quyết định. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Lâu nay, Việt Nam phát triển mà cứ nhìn xuống chân mình chứ không ngẩng đầu lên, nhìn xa ra. Mục tiêu tăng trưởng GDP thì cố ăn đong từng năm một, thậm chí sáu tháng một. Chính phủ thấy không hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng vì những khó khăn này khác là xin điều chỉnh, vì thế, lúc nào Chính phủ cũng hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế, những yếu kém cơ cấu dài hạn, nền tảng chẳng mấy khi được bàn bạc, thảo luận để triển khai nghiêm túc. Tôi muốn nói, Việt Nam cần phải có cách nghĩ khác đi về cách thức phát triển.

Chính phủ cứ lo chuyện tăng trưởng 6,2% hay 6,5% thì có nghĩa lý gì? Chính phủ cần phải lo tái cơ cấu nền kinh tế, chứ tái cơ cấu năm năm rồi mà vẫn chẳng làm được bao nhiêu. Chúng ta cần phải làm cho nội lực tăng lên bền vững mới đứng vững khi hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Năm năm vừa qua, theo tôi, là khó khăn nhất trong 30 năm đổi mới, song năm năm tới thậm chí còn khó khăn hơn. Tôi không có ý bi quan hay lạc quan gì ở đây cả. Tôi chỉ muốn đánh giá khách quan, và trước tình hình đó chúng ta lựa chọn ứng xử như thế nào.

Chương trình tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay không phải là tháo gỡ khó khăn nữa. Những từ như “tháo gỡ” không giải quyết được vấn đề. Đổi mới mô hình tăng trưởng mà chỉ là tháo gỡ khó khăn thì chẳng được việc gì, tháo gỡ khó khăn thì bao giờ mới xong? Vậy mà báo cáo nào cũng dùng từ tháo gỡ. Theo tôi, phải dùng từ thay đổi, phải đổi mới, chứ không phải tháo gỡ.

Hiện nay có hai vấn đề rất đáng lưu tâm.

Thứ nhất, biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây không phải là thiên tai đơn thuần, kiểu như hạn hán thì bơm nước cứu là xong. Câu chuyện này nguy hiểm hơn nhiều. Nước ngọt xuống ít, nước biển dâng lên, phù sa cũng ít đi. Nước mặn dâng mỗi lần một chút và không rút đi, đe dọa phá vỡ toàn bộ cấu trúc ở ĐBSCL. Đây là vấn đề cực kỳ lớn, không phải là câu chuyện cho từng năm một. Nó tác động xã hội rất lớn. Ở miền Bắc hay miền Trung, người dân khổ đến mấy cũng chịu được để bám trụ, nhưng ở Nam bộ khổ là có thể cả làng kéo nhau đi. Họ đi đâu mới được chứ? Tức là chúng ta phải đối diện ngay với điều kiện, cách thức phát triển của cả một vùng đất lâu nay trù phú, và chúng ta chưa lường được.

Thứ hai, lực lượng doanh nghiệp đang nhỏ li ti và quá yếu. Năm ngoái, chúng ta có hơn 110.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, thì lại có 64.000 doanh nghiệp phá sản. Có tới 70% doanh nghiệp từ hộ gia đình đi lên, vẫn làm ăn theo kiểu để kiếm sống là chính, chứ không phải làm giàu. Quy mô doanh nghiệp vẫn nhỏ li ti như cám. Các doanh nghiệp lại không liên kết với nhau theo chuỗi. Doanh nghiệp càng nhỏ thì càng phải liên kết xoắn xuýt lại với nhau mới mạnh lên được. Vậy mà doanh nghiệp chúng ta thì không.

Nhìn lại 30 năm đổi mới, và nhìn tới hai thập kỷ trước mắt, nếu Việt Nam không có những yếu tố đột phá vượt trội thì cục diện tụt hậu vẫn không có gì thay đổi. Nếu Việt Nam muốn vươn lên trong 20-30 năm tới, việc lựa chọn phương thức phát triển khác đi sẽ quyết định.

http://www.thesaigontimes.vn/155960/Ong-Tran-Dinh-Thien-Vien-truong-Vien-Kinh-te-Viet-Nam-Chi-thao-go-kho-khan-thi-khong-an-thua.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...

UOB: Triển vọng vẫn tích cực trong năm 2024

Kết quả khả quan vào đầu 2024 tạo ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm nay, sau năm 2023 đầy thử thách - theo nhận định trong Báo cáo tăng trưởng kinh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98