“Giải mã” hiện tượng ôtô Ấn giá rẻ ồ ạt vào Việt Nam

16/02/2017 21:06
16-02-2017 21:06:00+07:00

“Giải mã” hiện tượng ôtô Ấn giá rẻ ồ ạt vào Việt Nam

Những ngày qua, dư luận ồn ào xung quanh câu chuyện giá ôtô Ấn Độ cập cảng Việt Nam chỉ khoảng 84 triệu đồng (giá CIF) chưa bao gồm các loại thuế. Thông tin này gây chú ý cho không ít người, bởi sở hữu ôtô vẫn là giấc mơ của không ít người Việt.

Ấn Độ đang được xem là một công xưởng sản xuất xe hơi của thế giới. Các thương hiệu ôtô nổi tiếng đều có nhà máy lắp ráp tại Ấn Độ, dựa trên những ưu đãi của chính phủ nước này hay giá nhân công rẻ.

Rẻ chưa từng thấy

Một báo cáo đáng chú ý về tình hình nhập khẩu xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi của Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy, lượng xe nhập trong tháng 1/2017 đạt 5.425 chiếc, trị giá 97 triệu USD, tăng 120,8% về lượng và 92% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo đó, nhập khẩu từ ASEAN tăng mạnh 233% với 3.408 chiếc, chiếm 62,8% lượng xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu của cả nước.

Xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu từ khu vực ASEAN chỉ có xuất xứ Thái Lan và Indonesia, trong đó lượng xe có xuất xứ Thái Lan đạt 1.585 chiếc, trị giá 31 triệu USD, tăng 55% về lượng và tăng 209% về giá trị so với cùng kỳ.

Lượng xe có xuất xứ Indonesia tăng đột biến, đạt 1.823 chiếc, trị giá 35 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ có 1 chiếc, trị giá 10.000 USD.

Nguyên nhân dẫn tới việc ôtô nhập khẩu từ ASEAN tăng cao là vì từ 1/1/2017, thuế suất thuế nhập khẩu xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi có xuất xứ từ khu vực ASEAN được điều chỉnh giảm từ 40% xuống 30%.

“Với một số mẫu xe, các hãng thay vì lắp ráp giờ đã chuyển hẳn qua nhập khẩu, chẳng hạn Fortuner, Civic…, khiến lượng xe hơi nhập khẩu tăng đột biến”, lãnh đạo một doanh nghiệp nhập khẩu xe cho hay.

Như vậy, sự bứt phá của dòng xe hơi từ Thái Lan, Indonesia có động lực từ thuế phí giảm. Tuy nhiên, một thế lực mới trên thị trường xe ở Việt Nam là xe hơi từ Ấn Độ, với 1.006 xe cập cảng Việt Nam chỉ có giá bình quân 3.708 USD, tương ứng khoảng 84 triệu đồng/xe.

Đây là mức giá rẻ nhất so với các thị trường mà Việt Nam nhập xe. So với các mức giá bình quân nhập cảng xe của Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp hay Mỹ…, giá xe Ấn Độ rẻ không có đối thủ.

Đặc biệt, giá xe Ấn Độ vốn đã rẻ lại ngày càng có xu hướng giảm. Giữa năm 2016, giá xe bình quân nhập cảng khoảng gần 160 triệu đồng, cuối năm 2016 chỉ còn 100 triệu đồng và đến tháng 1/2017 giảm mạnh như mức đề cập trên.

Năm 2016, Việt Nam cũng nhập hơn 22.000 xe từ Ấn Độ, với giá bình quân khoảng 160 triệu đồng/xe.

Nhưng vì sao rẻ?

Trao đổi với VnEconomy, một số lãnh đạo doanh nghiệp, chủ showroom nhập xe nguyên chiếc cho biết, có nhiều lý do đằng sau câu chuyện ôtô Ấn Độ có giá cập cảng chỉ khoảng 84 triệu đồng/xe.

Thứ nhất, Ấn Độ không phải là thị trường ưu đãi lớn của Việt Nam, và thuế phí nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Ấn Độ được áp theo quy định chung. Thực tế lượng ôtô Ấn Độ vào Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ năm 2016, do khó cạnh tranh thuế phí với khu vực ASEAN.

Vì vậy, chiêu giảm giá “tới đáy” của các hãng xe Ấn Độ được cho là chiến lược cạnh tranh với các dòng xe của Thái Lan, Indonesia.

Thứ hai, ngoài ASEAN được giảm thuế theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), với các thị trường khác bao gồm Ấn Độ, từ 1/1/2017, thuế nhập khẩu các loại cũng giảm đáng kể, dựa trên cam kết khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Cụ thể, các mẫu xe 2 cầu, xe SUV, xe có dung tích xi lanh trên 3.0 lít, có loại được giảm từ 70% xuống còn 58%, từ 51% xuống còn 47% và từ 61% xuống còn 58%,...

Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt mới, các dòng xe có dung tích dưới 1.5 lít từ đầu năm 2017, thuế xuống còn 35%. Dòng xe có dung tích từ 1,5 đến 2 lít (tập trung chủ yếu ở phân khúc xe hơi) giảm về 40%, vì vậy việc giảm thuế này được cho là đã tạo lợi thế đáng kể cho xe từ Ấn Độ - vốn đã có giá rất cạnh tranh.

Thứ ba, Ấn Độ đang được xem là một công xưởng sản xuất xe hơi của thế giới. Các thương hiệu ôtô nổi tiếng đều có nhà máy lắp ráp tại Ấn Độ, dựa trên những ưu đãi của chính phủ nước này hay giá nhân công rẻ.

“Ấn Độ có dân số đông thứ hai thế giới, do đó nước này khuyến khích phát triển các dòng xe nhỏ, giá rẻ, tiết kiệm nhiên liệu. Các hãng xe thế giới đều đổ tiền vào đây để sản xuất quy mô lớn, tối đa hoá các chi phí. Sức cạnh tranh phải nói là không có đối thủ”, giám đốc một doanh nghiệp nhập ôtô nói.

Ấn Độ cũng đã chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 3 và đang hướng đến chuẩn Euro 4. Trong khi đó, theo Quyết định 49 của Thủ tướng từ 1/1/2017, Việt Nam chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Tuy nhiên, quy định này đến nay chưa thể thực thi do nguồn nhiên liệu chưa đáp ứng. Bộ Giao thông Vận tải mới đây có văn bản xin hoãn áp dụng tiêu chuẩn Euro 4 lên Chính phủ.

Các nước xung quanh Việt Nam đều đã áp dụng các tiêu chuẩn khí thải cao, như Hàn Quốc áp dụng Euro 5, Trung Quốc áp dụng Euro 5 ở một số thành phố và Euro 4 cho toàn quốc. Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines áp dụng Euro 4...

Theo đó, các loại xe con Ấn Độ đã lỗi thời có tiêu chuẩn khí thải Euro 2, Euro 3 sẽ tranh thủ thời gian này để giải phóng tồn kho. Và các nước có tiêu chuẩn khí thải thấp như Việt Nam là điểm "xả hàng" lý tưởng của các hãng xe hơi Ấn Độ, vị lãnh đạo doanh nghiệp nhập ôtô nói trên nhìn nhận.

Tại Việt Nam, sự phát triển các phương tiện vận tải công cộng và taxi cũng đang bùng nổ với nhiều dự án thí điểm, đổi mới hệ thống xe, nên xuất hiện nhu cầu lớn lượng xe giá rẻ, và xe Ấn Độ được lựa chọn để tối ưu hoá lợi nhuận. Do đó, có tình trạng nhập khẩu “chạy” tiêu chuẩn Euro 4, trước khi Việt Nam áp dụng chuẩn Euro 4.

http://vneconomy.vn/xe-360/giai-ma-hien-tuong-oto-an-gia-re-o-at-vao-viet-nam-20170216042823405.htm



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98