NAFTA qua lăng kính của công nhân sản xuất ở Michigan

21/02/2017 06:38
21-02-2017 06:38:35+07:00

NAFTA qua lăng kính của công nhân sản xuất ở Michigan

Sal Moceri tỏ ra tức giận thấy rõ khi đề cập tới chữ “NAFTA”. Ông nghĩ thỏa thuận này đã giết chết “Giấc mơ Mỹ”, CNNMoney đưa tin.

* Ngay cả bỏng ngô cũng có thể trở thành nạn nhân nếu NAFTA kết thúc

“NAFTA là một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất đối với người lao động Mỹ”, ông Moceri, người lao động 61 tuổi ở Ford, cho hay.

Ông Moceri có một công việc đáng mơ ước mà Tổng thống Donald Trump muốn tạo ra nhiều hơn ở Mỹ. Ông kiếm được khoảng 30 USD cho một tiếng sửa chữa công cụ tại một nhà máy của Ford ở Detroit. Công việc này đã giúp ông chu cấp cho 4 đứa con của mình đi học đại học.

Ông tự gọi mình là người dành trọn cuộc đời theo Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, năm 2016, ông đã bất ngờ bầu cho Donald Trump, một người thuộc Đảng Cộng hòa, phần lớn là vì lời cam kết “làm lại” Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Michigan đã mất gần 300,000 việc làm sản xuất kể từ năm 2000. Mặc dù ông Moceri vẫn giữ được việc làm của mình, nhưng ông cho biết ông có rất nhiều người bạn bị mất công việc.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng không có cách nào để đưa những công việc này trở về nước Mỹ. Vấn đề mà họ đang tranh cãi ở đây là máy móc đang dần lấy mất đi việc làm của con người. Một nghiên cứu của Đại học Ball State cho thấy 87% lượng việc làm sản xuất ở Mỹ đã bị mất vào tay robot. Chỉ có 13% bị mất đi vì hoạt động thương mại.

Tuy nhiên, người lao động ở Michigan lại nghĩ rằng các chuyên gia đã hiểu sai. Người lao động ở đây không hề trách robot, mà ngược lại họ còn tỏ ra yêu thích chúng.

“Tự động hóa thật tuyệt vời. Tôi muốn làm việc theo excel. Tôi muốn nhiều máy tính. Tôi muốn nhiều robot hơn nữa”, ông Moceri cho hay.

Frank Pitcher, người lao động ở Ford và là thành viên công đoàn UAW, cũng đồng ý với điều này. Ông có niềm tin mãnh liệt rằng robot không những sẽ hỗ trợ người lao động mà còn khiến nhân viên Ford phải trau dồi thêm kỹ năng của mình.

Người chuẩn bị bước sang tuổi 50 và vui mừng vì cơ thể vẫn chưa đến mức rệu rã, ông Pitcher, cho hay robot đã gánh thay các công việc gây nguy hiểm cho con người. “Tôi không sợ công nghệ hay việc tự động hóa. Tôi luôn hoan nghênh chúng”, ông nói thêm.

Hãng tin CNNMoney đã dành 1 tuần ở khu vực xe điện ngầm Detroit để trò chuyện với các công nhân sản xuất hiện tại và cả những người từng làm công việc này. Hầu hết mọi người đều trả lời: Không phải robot lấy đi việc làm của Mỹ mà chính là NAFTA.

Ông Matt Seely, CEO của một công ty sản xuất nhỏ ở Detroit, Michigan

“Tôi đã buộc phải sa thải đa số nhân viên của mình”

Một lá cờ Mỹ tung bay trên tường của một cửa hàng sản xuất nhỏ của ông Matt Seely. Vào cuối thập niên 90 và đầu những năm 2000, công ty Quality Bending and Threading của ông rất nhộn nhịp. Ông thuê 17 nhân công. Điện thoại thì rung lên mọi lúc với hàng loạt các đơn đặt hàng từ các công ty xe hơi lớn và các nhà thầu quốc phòng cho các bộ phận bằng thép đặc chế.

Tới ngày hôm nay, số lượng nhân viên chỉ còn lại 5 người và ông cho rằng NAFTA chính là nguyên nhân dẫn tới điều này.

“Trước khi NAFTA được áp dụng, đã từng có một cửa hàng máy móc như thế này ở mỗi góc phố tại khu điện ngầm Detroit”, ông Seely cho hay. Giờ đây, ông nghĩ rằng mọi người không còn muốn trả tiền cho các hàng hóa được sản xuất tại Mỹ nữa vì họ có thể mua từ Mexico với giá rẻ hơn.

NAFTA là thỏa thuận thương mại được Tổng thống Bill Clinton ký kết với cả Mexico lẫn Canada và chính thức có hiệu lực kể từ tháng 1/1994. Thỏa thuận này cho phép nhiều hàng hóa từ Mexico và Canada được nhập khẩu vào Mỹ mà không bị đánh thuế.

“Chúng ta đang giao thương thiếu sự bình đẳng và đây là vấn đề thật sự căng go”, ông Seely cho hay. Ông tin rằng thật không công bằng cho Mỹ khi quốc gia này phải chịu thâm hụt thương mại lên tới 63 tỷ USD với Mexico trong năm ngoái. Điều này có nghĩa là tổng giá trị hàng hóa mà Mỹ mua từ Mexico lớn hơn rất nhiều so với lượng hàng hóa Mexico mua từ Mỹ.

Seely cho biết, ông chưa bao giờ là một người biết nhiều chính trị cho đến khi Donald Trump bắt đầu tranh cử Tổng thống. Ông và vợ mình không những đã bầu cho Donald Trump mà còn điều hành một văn phòng chiến dịch của ông Trump.

Ông Trump rõ ràng là đã đánh rất mạnh vào tâm lý “chống NAFTA” này. Cụ thể, ông đã vận động chiến dịch ở Michigan, tập hợp 4 đám đông ở đó trong tuần cuối trước bầu cử. Ông cam kết rằng “Detroit – thành phố xe hơi – sẽ trở nên nhộn nhịp trở lại”. Cuối cùng, ông đã chiến thắng ở bang Michigan với 10,704 phiếu bầu.

Trump gọi NAFTA là một “thảm họa”

Kể từ khi nhậm chức, ông Trump đã gọi NAFTA là một “thảm họa” và cam kết sẽ bắt đầu tái thương lượng thỏa thuận này vào mùa xuân. Đây chính xác là điều mà Ken Sultes, một nhân viên khác của Ford và cũng là thành viên công đoàn, muốn nghe.

Ông cũng nghĩ rằng các chuyên gia đã hiểu sai về điều đang gây tổn thương cho ngành xe hơi.

“Điều này không giống như việc robot đến và lấy mất việc làm của 500 người”, ông giải thích. Sultes cho rằng, chỉ có rất ít công việc bị thay thế bởi máy móc tại thời điểm này. Ngoài ra, các công nhân bị thay thế vẫn được ở lại nhà máy và thực hiện công việc khác.

Ở chiều ngược lại, người lao động trong lĩnh vực sản xuất nhận thức được khi nào thì có nhà máy lớn đóng cửa. Khi điều này xảy ra, hàng trăm công việc dịch chuyển sang bang khác hoặc ra nước ngoài.

Trong khi Donald Trump và nhiều công nhân cho rằng NAFTA chính là nguyên nhân dẫn tới tai ương ở Rust Belt thì dữ liệu lại cho thấy một câu chuyện u ám hơn rất nhiều. Trên thực tế, Michigan đã có thêm công việc sản xuất sau khi NAFTA được ký kết trong năm 1994. Sự sụt giảm vẫn chưa thực sự bắt đầu cho đến năm 2000, khoảng thời gian Trung quốc tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong năm 2001.

Cuộc Đại Suy thoái đã gây ra nhiều mất mát hơn cho dù Michigan đã hồi phục từ cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất. Hơn 150,000 việc làm sản xuất đã trở lại kể từ khi rơi xuống mức thấp nhất của năm 2009. Chính điều này đã giúp cho doanh số xe hơi Mỹ tăng lên mức kỷ lục trong thời gian gần đây.

Michigan: Một số công việc đã trở lại, nhưng cái giá phải trả là gì?

Mặc dù xuất hiện rất nhiều mối lo ngại ở Michigan, tỷ lệ thất nghiệp ở bang này chỉ chạm mức 5%, mức thấp nhất kể từ năm 2001. Điều này cho thấy nhiều việc làm đã trở lại Michigan.

Tuy nhiên, các công nhân như ông Sultes và Pitcher cho rằng, số lượng công việc hiện tại không dành cho tầng lớp trung lưu, đặc biệt là đối với các công nhân vừa bắt đầu. Thậm chí, tại các nhà máy sản xuất xe hơi, các công ty lớn như Ford đã tạo ra hệ thống “2 cấp bậc”. Theo hệ thống này, một số nhân viên sẽ được trả 30 USD mỗi tiếng và những người khác chỉ nhận được khoảng 20 USD mỗi tiếng.

Nhiều công nhân, đặc biệt là các lao động giá rẻ người Mexico, đã đổ lỗi cho NAFTA vì đã làm giảm tiền lương tại Mỹ.

“Chúng tôi chưa bao giờ có một hệ thống '2 cấp bậc' trước khi NAFTA được ký kết”, ông Moceri lắc đầu cho hay. Về cơ bản, công ty cho rằng: “Nếu bạn không chấp nhận lương thấp hơn thì công việc đó sẽ ra đi”./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.

Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật 'chế ngự' đô la

Các ngân hàng trung ương châu Á đang chuẩn bị ứng phó nhiều bất ổn hơn từ sự trỗi dậy của đồng đô la Mỹ khi triển vọng giảm lãi suất không chắc chắn của Mỹ trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98