Nhịp đập Thị trường 16/02: Sụp đổ bất ngờ từ 13h35

16/02/2017 11:00
16-02-2017 11:00:40+07:00

Nhịp đập Thị trường 16/02: Sụp đổ bất ngờ từ 13h35

VN-Index và đa số chỉ số cổ phiếu khác trừ sàn Upcom bất ngờ suy giảm 1 cách nhanh chóng kể từ thời điểm 13h35 và hầu hết đóng cửa cuối ngày trong sắc đỏ.

VN-Index giảm 0.31% về 709.35 điểm, HNX-Index thậm chí giảm mạnh hơn -0.77% về 85.65 điểm. Riêng Upcom-Index vẫn tăng nhẹ 0.09% lên 55.11 điểm. Trên sàn HOSE có 132 mã giảm, trong đó 16 mã thuộc VN30, chỉ có 112 mã tăng giá. Ngân hàng và dầu khí vẫn là 2 nhóm chính đỡ chỉ số, nhưng bản thân nhiều cổ phiếu ở 2 nhóm này cũng giảm giá.

Ngoài ra, có khá nhiều mã vốn hóa lớn cũng giảm giá kể từ thời điểm 13h35 như VIC, BVH, FPT, NT2, DPM… Nguyên nhân vẫn chưa rõ và cũng chưa thấy thông tin kinh tế tài chính thế giới nào có khả năng gây ra tác động tiêu cực, liệu đây là hiện tượng chốt lời ở các mã lớn hay có thông tin vĩ mô nào đó tác động đến.

Có rất nhiều nhóm cổ phiếu giảm giá trong phiên chiều như bảo hiểm, đầu tư tài chính, chứng khoán, thiết bị điện… HNG cũng giảm vào phút cuối, may thay, HAG vẫn xanh.

Nhóm ngân hàng có nhiều mã diễn biến ngược trong phiên chiều (so với phiên sáng). EIB bất ngờ giảm sàn trong đợt 3, cho dù vẫn tăng giá cho đến sát thời điểm 14h30. VCB, ACB giảm, nhưng STBNVB lại tăng mạnh. Khối ngoại mua ròng nhiều ở nhóm này, nhất là CTG (mua ròng 3 triệu đơn vị) giúp cổ phiếu này hồi giá ở đợt 3 về tham chiếu.

Đi ngược thị trường, cổ phiếu CII đã tăng mạnh hơn phiên chiều. Có lẽ là do kế hoạch SXKD 2017 đầy tham vọng mới công bố. Khối ngoại mua ròng hơn 230,000 cp trong hôm nay.

Phiên sáng: VN-Inxex bay cao nhờ 2 cánh ngân hàng và dầu khí

VN-INdex tăng điểm vững chắc trong phiên sáng và chốt tại 715.85 điểm (+0.6%). HNX-Index rung lắc nhiều hơn 1 chút, thậm chí có vài thời điểm rơi về sát mức tham chiếu, nhưng vẫn giữa được sắc xanh tại 86.53 điểm (+0.24%).

Nhóm ngân hàng, dầu khí là 2 trụ đỡ chính cho VN-Index. Các nhóm ngành khác có nhiều mã tăng giá là cao su, sắt thép, hóa chất, đồ gỗ-đá nội ngoại thất, xây dựng nhà ở… Ngược lại, thủy sản có khá nhiều mã giảm giá.

Theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2016 là 23.84 tỷ USD (+4.6% so với năm 2015), trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất với kim ngạch 11.45 tỷ USD (chiếm 48% tổng kim ngạch XK). Do đó, nếu bị áp thuế biên giới, các doanh nghiệp dệt may nước ta sẽ bị ảnh hưởng khá lớn. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu gì chắc chắn về việc áp thuế này.

QCG tiếp tục tăng trần phiên thứ 2 cho dù xuất hiện mối e ngại về khoản nợ vay ngắn hạn gần 1,700 tỷ đồng. Tuy DT và lợi nhuận tăng đột biến trong quý 4/2016, tuy nhiên QCG vẫn thuộc nhóm có chỉ số khả năng thanh toán thấp do phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho.

KKC mới công bố nâng tỷ lệ cổ tức tiền mặt cho năm 2016 lên 50%, theo đó tỷ lệ cổ tức/thị giá trở nên rất hấp dẫn 21.7%. Là công ty KD mặt hàng sắt thép, KKC cũng đạt được 1 năm rất khả quan, dù DT suy giảm nhẹ nhưng lợi nhuận lại tăng rất mạnh. Ngoài ra, cấu trúc tài chính đang có dấu hiệu dư thừa tiền mặt, cho phép công ty trả cổ tức khủng nói trên.

BID bất ngờ giảm giá 1.15% trong phiên sáng nay, cùng với NVB (-7%) trong khi hầu hết các cổ phiếu ngân hàng khác tăng giá (VCB +1%, CTG +1%, MBB +1.4%), STB +2%...).

HVN bất ngờ giảm gần 4% cho dù có thông tin về kế hoạch mua thêm máy bay qua hình thức Sell and lease back như trường hợp của Vietjet Air (VJC). Chưa rõ Techcombank có đặt lệnh bán trong sáng nay hay không, hiện khối lượng khớp lệnh sáng nay (300,828 cp) đã đạt gần bằng cả ngày hôm qua (364,184 cp).

Tương tự BID hay HVN, REE giảm giá 1.8% sáng nay với khối lượng GD cũng đạt gần bằng cả ngày hôm qua. Tuy nhiên, nhiều khả năng cổ phiếu này chỉ là hiện tượng chốt lời ngắn hạn.

KAC giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp sau khi đã tăng một mạch từ cuối tháng 12/2016 đến nay (chủ yếu tăng trần). Công ty cũng đã công bố BCTC quý 4/2016 với kết quả DT cả năm không thay đổi mấy so với năm trước, nhưng LNST lại giảm đến hơn 80%. Điểm tích cực cho KAC có lẽ đến từ bảng CĐKT.

10h30: VN-Index lên sát 715 điểm

VN-Index tiếp tục tăng nhẹ sau khi mở cửa, và đang đạt gần 714 điểm. HNX-Index tăng 0.27% lên 86.6 điểm, tuy nhiên rung lắc mạnh hơn sàn HOSE, chủ yếu do nhóm chứng khoán. Nhìn chung, thị trường vẫn lạc quan, nhất là ở nhóm dầu khí, cao su, sắt thép. TTCK đang bước vào mùa họp ĐHĐCĐ thường niên, với số lượng công ty chốt ngày họp ngày càng nhiều. Lưu ý rằng đi kèm với lịch họp ĐHĐCĐ thường là chi trả cổ tức.

LDG sẽ trả cổ tức năm 2016 là 20% bằng cp, thị giá đã tăng hơn 45% kể từ giữa tháng 1 đến nay. 1 công ty có liên quan đến LDG là DXG cũng đã tăng giá 3.3% lên 15,450 đ/cp, vượt đỉnh giá từ khi công ty lên niêm yết (đã điều chỉnh giá quá khứ theo các đợt phát hành thêm).

POM vẫn tăng trần phiên thứ 9 liên tiếp sau khi có thông tin lãi quý 4 tăng đột biến và thông tin về kế hoạch mở rộng nhà máy. Ngoài POM, TVN cũng tăng giá 6%, KKC tăng 5.5%. Tuy nhiên, 2 cổ phiếu lớn ngành tôn thép là HPGHSG vẫn đang dao động quanh tham chiếu.

Ngày 28/02 BHS sẽ giao dịch không hưởng cổ phiếu thưởng 30% và quyền mua cổ phiếu mới, tỷ lệ 1:1 giá phát hành 10,000 đ/cp, như vậy mức điều chỉnh giá sẽ vào khoảng 24% với thị giá 13,500 đ/cp. Cổ phiếu BHS vẫn đang giảm giá nhẹ trong 3 phiên tính đến sáng nay dù thông tin đã công bố chính thức.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký QĐ phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài 50-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. Hiện tại ngành logisstics đang bị coi là rơi vào tay nước ngoài, các doanh nghiệp nội địa chỉ chiếm chưa đến 10% thị phần. Trong lĩnh vực này, duy nhất nhóm dịch vụ cảng là đạt mức tăng trưởng và hiệu quả KD cao nhất, nhóm vận tải và dịch vụ vận tải vẫn gặp nhiều khó khăn.

HAG đã tăng trần lên 7,270 đồng/cp sau thông tin về khả năng kết quả SXKD quý 1/2017 tới khả quan, chủ yếu do giảm nợ và có thể ghi nhận lợi nhuận bất thường.

GDT sẽ tăng cổ tức 2016 từ 35% lên 60% mệnh giá. Thực tế công ty đã chốt ngày tạm ứng hết 35% cổ tức trong quý 4/2016, nên mức cổ tức sắp trả sẽ chỉ là 25%. Giá cổ phiếu DGT hiện đang tăng hơn 2.5% lên 56,400 đồng/cp, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn mức đỉnh 6 tháng gần nhất.

Mở cửa: Tâm lý lạc quan tiếp tục lan tỏa

VN-Index mở cửa ở mức 712.61 điểm, tăng 0.15%. Tất cả các chỉ số chính và cả sub-indexes của cả 3 sàn đều đang xanh, cho thấy tâm lý NĐT đang rất lạc quan tính từ đầu tuần đến hôm nay. Các nhóm ngành có nhiều mã tăng giá là tôn thép, ngân hàng, dầu khí…

Nhóm dầu khí có rất nhiều mã tăng giá, trong đó PVB đang tăng đến 8% dù vừa công bố BCTC quý 4 với mức lỗ 660 triệu đồng dù có lợi nhuận bất thường hơn 12 tỷ đồng. Giá dầu thế giới gần đây đang dao động quanh ngưỡng 53 USD/thùng (WTI).

Đa số cổ phiếu ngân hàng đang tăng giá lúc mở cửa, bất chấp thông tin được công bố hôm qua rằng đang có 1 số điểm khá bất thường về tỷ lệ lãi dự thu trên tổng tài sản và giữa lãi dự thu với lợi nhuận ròng. Theo đánh giá của Ban kinh tế Trung ương, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất giảm, chất lượng tài sản vẫn còn tiềm ẩn rủi ro. MBB sắp chốt ngày trả cổ tức đợt 1/2016 là 600 đồng/cp, tỷ lệ cổ tức/thị giá khoảng 4%, cổ phiếu này đã tăng giá liên tục từ đầu năm đến nay.

HAG cho biết sẽ có thể bán xong 2 mảng thủy điện và mía đường trong quý 1/2017 qua đó nợ phải trả sẽ giảm đáng kể. Đã từ lâu mảng thủy điện không còn đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận tập đoàn, mảng mía đường cũng hầu như không còn đóng góp gì trong quý 4/2016 dù từng là mảng mang lại lợi nhuận gộp rất cao (chỉ sau mảng bò thịt) cho tập đoàn trong năm 2015. Ngoài ra, theo BCTC hợp nhất 2016, tổng nợ phải trả ngắn hạn của HAG vào khoảng 7,300 tỷ đồng, chiếm 20% tổng nợ. Giá mở cửa của cổ phiếu HAG sáng nay ở mức 6,850 đồng/cp (+0.7%). HAG đang tăng phiên thứ 5 liên tiếp.

CII tăng khá mạnh, gần 2% nhờ thông tin về kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận năm 2017. Theo CII, dự kiến EPS 2017 sẽ lên đến 5,927 đồng (lần đầu tiên trong các năm qua CII công bố KH về EPS), như vậy P/E forward sẽ chỉ khoảng 5.4 lần, rất thấp trong nhóm VN30 có chỉ số tài chính cơ bản tốt.



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (29)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vietstock Daily 26/04/2024: Tâm lý thận trọng bao trùm

VN-Index giảm nhẹ đồng thời hình thành mẫu hình nến High Wave Candle. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch có sự sụt giảm đáng kể và duy trì dưới mức trung bình 20...

Nhịp đập Thị trường 25/04: Khối ngoại mua ròng mạnh nhất MWG, nhóm ngân hàng gây thất vọng

Kết phiên ngày 25/04, VN-Index tiếp tục dừng quanh mốc 1,205 điểm. Khối ngoại có phiên thứ 4 liên tiếp bán ròng, lần này đạt 200 tỷ đồng.

Thị trường chứng quyền 25/04/2024: Tình hình đang chuyển biến tích cực

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/04/2024, toàn thị trường có 120 mã tăng, 15 mã giảm và 16 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 25/04/2024: Triển vọng phục hồi đang quay lại

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 24/04/2024. VN30-Index bật tăng mạnh đồng thời xuất hiện mẫu hình nến thân dài sau khi test...

Vietstock Daily 25/04/2024: Tâm lý thận trọng vẫn còn hiện hữu

VN-Index tăng mạnh đồng thời hình thành những phiên tăng giảm xen kẽ trong thời gian gần đây, cho thấy tình trạng giằng co vẫn chưa dừng lại. Hiện tại, chỉ báo...

Nhịp đập Thị trường 24/04: Sắc xanh lan rộng, VN-Index tăng hơn 28 điểm

Thị trường tiếp tục tích cực trong phiên chiều khi sắc xanh lan rộng ở nhiều nhóm ngành. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 28.21 điểm (2.4%), lên mức 1,205.61...

Thị trường chứng quyền 24/04/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/04/2024, toàn thị trường có 24 mã tăng, 111 mã giảm và 18 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 24/04/2024: Xuất hiện trạng thái giằng co

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 23/04/2024. VN30-Index giảm điểm kèm khối lượng giao dịch có sự trồi sụt thất thường trong các...

Vietstock Daily 24/04/2024: Triển vọng ngắn hạn khá bi quan

VN-Index giảm mạnh trở lại sau đà hưng phấn của phiên trước đó đồng thời tạm dừng trên đường SMA 200 ngày. Nếu chỉ số cắt xuống đường này trong các phiên tới thì...

Nhịp đập Thị trường 23/04: Tâm lý bi quan bao trùm

Diễn biến tiêu cực tiếp tục diễn ra, nắng nóng thiêu đốt thị trường chứng khoán. VN-Index tiếp tục lùi về mốc thấp nhất trong ngày là 1,169.92 điểm (-20.3 điểm)...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98