Nợ, trả nợ và khủng hoảng

09/02/2017 11:33
09-02-2017 11:33:28+07:00

Nợ, trả nợ và khủng hoảng

LTS: Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Quản lý nợ công. Trên cơ sở đó, TBKTSG xin giới thiệu bài viết của TS. Vũ Quang Việt như một góp ý cho dự thảo này.

Nhà máy xơ sợi Đình Vũ đã ngừng hoạt động từ giữa năm 2015, bị âm vốn chủ sở hữu 528 tỉ đồng (tại thời điểm cuối năm 2015), chưa kể nợ phải trả gần 7.000 tỉ đồng.

Nợ công của Việt Nam là vấn đề tranh cãi từ lâu. Nợ của Chính phủ và của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu. Cả hai loại nợ này có lẽ cho đến nay ít dựa vào đánh giá khả năng trả nợ mà dựa vào kế hoạch chỉ tiêu (hay lệnh) của cơ quan chủ quản. Nợ chính phủ đòi hỏi tăng thuế để trả nợ. Nợ doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải giảm đầu tư vì áp lực trả nợ. Cả hai đều kìm hãm tăng trưởng trong nền kinh tế.

Một minh chứng điển hình là vấn đề nợ của Nhật Bản trong vài chục năm qua đã làm kinh tế Nhật tiếp tục trì trệ. Nếu không thế, phát hành tiền và tăng tín dụng để tài trợ sẽ gây lạm phát.

Sau một thời gian kìm hãm, nợ công ở Việt Nam có vẻ tăng mạnh, nhất là trong năm 2015 (xem bảng 3, dựa vào số liệu chính thức).

Thông tin trình bày ở dưới bao gồm nợ của Chính phủ (bao gồm cả nợ doanh nghiệp do Chính phủ bảo lãnh) - mà Bộ Tài chính gọi là nợ công và nợ của DNNN. Số liệu tới năm 2015 dựa vào các nguồn chính thức. Số liệu năm 2016 chủ yếu dựa vào ước tính của tác giả.

Khu vực công (public sector) theo định nghĩa của Hệ thống Tài khoản quốc gia của Liên hiệp quốc 2008 bao gồm cả Chính phủ và DNNN nên có thể coi nợ công là tổng của nợ chính phủ và nợ của DNNN. Thông tin này là cần thiết, dù Việt Nam vẫn chỉ chú ý đến nợ chính phủ (được gọi là nợ công), nhưng nếu DNNN nào phá sản thì việc trả nợ là do Chính phủ chịu trách nhiệm, dù Chính phủ tuyên bố không có trách nhiệm và nếu giả thiết cho phá sản, đất và tài sản công sẽ bị tịch biên và thuộc về chủ nợ. Vì thế khi phân tích về nợ công, không thể bỏ qua nợ của DNNN. Dù không đồng ý về định nghĩa, cách tốt nhất là Bộ Tài chính nên công bố cả nợ của DNNN vào Bản tin nợ công để các nhà phân tích tùy nghi sử dụng.

Số liệu tin cậy được cho thấy nợ chính phủ năm 2015 là 115 tỉ đô la Mỹ, bằng 59,5% GDP và ước tính nợ chính phủ năm 2016 lên tới ít nhất 131 tỉ đô la Mỹ, bằng 63,9% GDP. Nợ chính phủ tăng quá nhanh, ở mức gần 35% năm 2015.

Nợ của DNNN ở đây cho thấy toàn cảnh khoảng 3.200 doanh nghiệp với số nợ theo điều tra của TCTK năm 2014 là 4,9 triệu tỉ đồng (231 tỉ đô la Mỹ), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỉ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của DNNN là 324 tỉ đô la Mỹ, bằng 158% GDP.

Như vậy, cộng cả nợ chính phủ và nợ DNNN sau khi trừ đi phần Chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là 431 tỉ đô la Mỹ, bằng 210% GDP.

Với tỷ lệ nợ lớn như trên, khó lòng nền kinh tế phát triển mạnh. Không những thế thời gian qua, do tăng tín dụng, tăng nợ, lạm phát cuối năm 2016 đã lên đến 4,7% và có khả năng tăng cao hơn trong năm 2017 (xem bảng 4). Điều dễ hiểu là tín dụng tăng mạnh. Lạm phát tăng như trên sẽ đẩy lãi suất lên, có thể tới ít nhất 8%/ năm vào năm 2017, trái ngược với tình hình lạm phát và lãi suất giảm cho đến cuối năm 2015 và những tháng đầu năm 2016. Nợ cao, lãi suất cao, khả năng trả nợ sẽ giảm. Kinh tế khó lòng mà phát triển mạnh, nếu không nói là có thể bị rơi vào khủng hoảng.

Vấn đề nợ, đặc biệt là nợ chính phủ ngày càng tăng là do chi ngân sách ngày càng tăng, đưa đến thiếu hụt ngân sách lớn, khoảng 5-6% GDP một năm. Thông tin trong quá khứ cho thấy thường tỷ lệ chi ngân sách vượt nghị quyết của Quốc hội 30-40% (xem bài trên TBKTSG số ra ngày 29-10-2015), mà tới hai năm sau mới biết. Như thế, khả năng kiểm soát chi gần như không có. Cách tốt nhất để kiềm chế trong một vài năm tới là đóng băng chi, và đóng băng tăng biên chế (dài lâu hay tạm thời), chỉ cho phép thay thế người về hưu ở vị trí cần thiết. Nếu làm được thế, thu ngân sách tăng, ít nhất theo tốc độ tăng trưởng kinh tế (6%), thiếu hụt ngân sách sẽ bị xóa bỏ nhanh chóng. Chỉ có thể kiểm soát chi tiêu nếu thống kê ngân sách cụ thể, cập nhật và theo đúng chuẩn quốc tế.

 

http://www.thesaigontimes.vn/156693/No-tra-no-va-khung-hoang.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98