Số phận các quốc gia châu Á sẽ ra sao sau khi Mỹ rút khỏi TPP?

01/02/2017 13:37
01-02-2017 13:37:19+07:00

Số phận các quốc gia châu Á sẽ ra sao sau khi Mỹ rút khỏi TPP?

Việc Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một trong những thỏa thuận thương mại khu vực lớn nhất trong lịch sử, đã tác động tiêu cực đến một số nền kinh tế lớn nhất châu Á, Bloomberg cho biết.

7 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ký kết thỏa thuận TPP, bao gồm Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Australia, Brunei và New Zealand, đã thực hiện giao thương 2 chiều với Mỹ với tổng giá trị lên tới gần 400 tỷ USD trong năm 2015, chiếm 60% tổng giá trị giao thương của Mỹ với Liên minh châu Âu (EU).

Các công ty Mỹ có lẽ cũng chẳng vui mừng gì vì thỏa thuận này sẽ loại bỏ 18,000 loại thuế quan đánh trên hàng hóa được sản xuất ở Mỹ.

Giao thương tại châu Á quan trọng như thế nào đối với kinh tế Mỹ?

 

Hoạt động thương mại với châu Á được xem là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế Mỹ. Các quốc gia đang phát triển ở châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, chiếm tới 24% tổng kim ngạch thương mại của Mỹ trong năm 2015, tăng từ mức 11% trong năm 1995. Chỉ riêng Nhật Bản đã chiếm hơn 5% tổng giá trị giao thương của Mỹ trong năm 2015.

Vậy việc giao thương với Mỹ quan trọng như thế nào với các quốc gia châu Á?

Hoạt động giao thương với Mỹ đã trở thành một yếu tố chi phối sự phát triển của các quốc gia từ Hàn Quốc cho đến Việt Nam. Trung Quốc từ lâu đã rất vui mừng với tình trạng thặng dư trong kim ngạch thương mại với Mỹ, cụ thể chỉ báo này đã tăng từ mức 84 tỷ USD trong năm 2000 lên 337 tỷ USD trong năm 2015. Mỹ cũng được xem là điểm đến cuối cùng cho các hàng hóa xuất khẩu từ châu Á, với chuỗi cung ứng trải dài từ Đài Loan cho tới Malaysia. Hoạt động thương mại trực tiếp với Mỹ còn tác động tích cực đến nhiều quốc gia châu Á khi nhu cầu từ Trung Quốc trở nên vô cùng ảm đạm trong 6 tháng đầu năm 2016.

Quốc gia nào sẽ chứng kiến đà bứt phá trong hoạt động thương mại?

 

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ với tổng giá trị thương mại lên tới 626.7 tỷ USD trong năm 2015, tăng gấp 10 lần kể từ năm 1995. Hoạt động giao thương giữa Mỹ và các quốc gia châu Á khác cũng tăng trưởng mạnh mẽ trong khoảng thời gian này: Việt Nam gia tăng gấp 5 lần lên 45.7 tỷ USD, Singapore vọt gần 25% lên 51.6 tỷ USD và Hàn Quốc bứt phá hơn 34% lên 116 tỷ USD.

Quốc gia nào hưởng lợi nhiều nhất từ TPP?

Việt Nam, một trung tâm sản xuất lớn đối với các sản phẩm từ giày chạy bộ cho đến điện thoại di động, được xem là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, có khả năng gia tăng GDP thêm 11% vào năm 2025. Với cách tiếp cận rẻ hơn tới thị trường xuất khẩu xe hơi lớn nhất trên thế giới, các nhà sản xuất xe hơi và phụ tùng tại Nhật Bản cũng sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Động thái của ông Trump đã tác động nặng nề đến Singapore khi các nhà lãnh đạo của quốc gia này hy vọng TPP sẽ góp phần vực dậy nền kinh tế vốn đang trên đà sụt giảm.

Quốc gia châu Á nào sẽ tiến tới thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ?

Trong số 20 quốc gia đã ký kết thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ, có 3 quốc gia đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Australia, Singapore và Hàn Quốc. Đây cũng là những mục tiêu bị nhắm đến trong các nhận định của Donald Trump.

Thỏa thuận RCEP là gì?

Quyết định khai tử TPP của Donald Trump đã tạo điều kiện thuận lợi cho một thỏa thuận khác lên ngôi: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Thỏa thuận này bao gồm hơn 45% dân số của thế giới và 40% hoạt động thương mại toàn cầu.

Bao gồm 10 quốc gia thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), RCEP hướng tới việc gắn kết mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Đây được xem là một thỏa thuận có chất lượng thấp hơn so với TPP, vì không bao gồm các điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ, lao động và tiêu chuẩn môi trường cũng như cách thức vận hành các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của nhà nước. Theo dự kiến, các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ bắt đầu vào tháng 2 tại Nhật Bản./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kế hoạch đánh thuế người giàu vẫn tiến triển chậm trên quy mô toàn cầu

Vào cuối năm 2021, hơn 140 quốc gia đã nhất trí áp thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia theo đề xuất của OECD, nhưng tới nay tiến triển vẫn còn hạn chế.

Chứng khoán thăng hoa, tài sản của giới siêu giàu ở Mỹ tăng lên 44,600 tỷ đô

Top 1% những người giàu nhất nước Mỹ sở hữu khối tài sản lên tới 44,600 tỷ USD vào cuối quý 4/2023, chủ yếu là nhờ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán.

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98