Sự kiện IPO của công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới tác động gì đến các thị trường?

28/02/2017 20:00
28-02-2017 20:00:00+07:00

Sự kiện IPO của công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới tác động gì đến các thị trường?

Giá trị chính xác của Công ty Saudi Aramco tính theo USD còn nhiều tranh cãi nhưng việc niêm yết của công ty dầu lớn nhất thế giới này sẽ là vô giá đối với Ả-rập Xê-út, Bloomberg cho hay.

Tập đoàn dầu lớn nhất thế giới vẫn định IPO vào năm 2018

Việc bán cổ phần của Công ty Saudi Aramco sẽ trở thành một biểu tượng điển hình của Ả-rập Xê-út trong việc đẩy mạnh sự chuyển đổi nền kinh tế và mở cửa nhiều hơn cho dòng vốn ngoại. Cho dù bạn nghĩ đến giá trị ước tính nào đi chăng nữa – có thể là 2 ngàn tỷ USD theo đề xuất của Thái tử Mohammed bin Salman hay 400 tỷ USD theo ước tính của công ty tư vấn Wood Mackenzie – thì đợt chào bán này có thể tạo làn sóng ở các thị trường từ Tokyo cho tới Toronto.

Việc tư hữu hóa một phần Công ty Aramco sẽ mang lại sự chú ý nhiều hơn cho nước Ả-rập Xê-út. Như là một phần của chương trình tư nhân hóa mở rộng ở các công ty sở hữu nhà nước, đợt IPO này sẽ củng cố thêm thông điệp rằng chiến lược của vương quốc này là phát triển thị trường vốn trong nước và mở cửa với các nhà đầu tư nước ngoài, Michael Bolliger, Trưởng phòng phân bổ tài sản thị trường mới nổi của UBS Wealth Management tại Zurich, cho hay.

Sau đây là những ảnh hưởng của việc niêm yết cổ phiếu Công ty Aramco lên các thị trường:

Thị trường chứng khoán

Sàn giao dịch chứng khoán Tadawul của nước Ả-rập Xê-út có tổng vốn hóa thị trường khoảng 440 tỷ USD, nhờ đó giúp sàn này chiếm ngôi vị hàng đầu về quy mô ở thị trường Trung Đông. Chỉ với 5% số cổ phần được chào bán của Aramco đã có thể huy động được 100 tỷ, theo một vài nguồn ước tính. Đây được xem là vụ niêm yết lớn nhất chưa từng có.

Vốn thiếu hụt sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào sàn này – tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 4% số cổ phần –  và nước Ả-rập Xê-út không còn cách nào khác ngoài việc chia sẽ đợt niêm yết của Aramco với ít nhất một đối tác quốc tế.

Singapore, Trung tâm giao dịch dầu lớn nhất tại châu Á, tỏ ra rất hứng thú với việc chủ trì đợt niêm yết này đến nỗi còn đang xem xét kêu gọi một trong số các công ty đầu tư liên bang của Singapore trở thành một nhà đầu tư quan trọng của đợt IPO, theo một nguồn tin thân cận. Nước này cũng đang tìm kiếm cơ hội hợp tác với Chính phủ Ả-rập Xê-út cho các hoạt động đầu tư trong tương lai.

Các quan chức của Công ty Aramco cũng nhận được lời chào niêm yết ở Hồng Kông. Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành (CEO) của Aramco cũng đề cập đến khả năng niêm yết ở London, New York, Tokyo hoặc Toronto.

Chỉ số chứng khoán

Đợt IPO lớn nhất trong lịch sử này sẽ có sức ảnh hưởng thậm chí vượt xa khỏi nơi mà Công ty niêm yết và lan sang cả những chỉ số chứng khoán được các nhà đầu tư theo dõi trên toàn cầu.

Ả-rập Xê-út kỳ vọng sẽ lọt vào chỉ số MSCI Emerging Markets trong tương lai gần, CEO của sàn cho hay hôm Chủ nhật.

Với tỷ lệ số cổ phần chào bán dự định là 5%, công ty Aramco sẽ chiếm khoảng 2.4% trong chỉ số này, theo ước tính của Mohamad Al Hajj, Chiến lược gia về cổ phiếu của Middle East and North Africa at EFG-Hermes Holding ở Dubai, đủ để đưa Công ty vào top 5 đơn vị có tỷ trọng lớn nhất bên cạnh Samsung Electronics và Alibaba Group Holding.

Sự kiện niêm yết của Aramco gần như làm tăng gấp đôi sự xuất hiện của nước Ả-rập Xê-út trong chỉ số MSCI Emerging Markets Index, với tỷ trọng khoảng 2.8% dựa trên sàn Tadawul hiện tại. Việc thêm vào của Công ty dầu mỏ khổng lồ sẽ dẫn đến dòng vốn thụ động 6.6 tỷ USD từ những người theo dõi chỉ số MSCI và 2.5 tỷ USD từ các nhà đầu tư quỹ FTSE, Al Hajj ước tính.

Giá dầu

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho hay hồi đầu tháng 2/2017 rằng sẽ cắt giảm sản lượng dầu nhiều nhất trong hơn 8 năm. Chìa khóa chủ chốt đối với giá IPO của Aramco và sự thành công của đợt chào bán là giá trị của dầu thô. Thậm chí với sự dịch chuyển toàn cầu sang nhiên liệu sạch, dầu vẫn được cho là sẽ tiếp tục cung cấp khoảng 1/3 nguồn năng lượng trên toàn thế giới trong 2 thập niên tiếp theo.

 

Lãi suất cho vay liên ngân hàng

Sự kiện niêm yết của Aramco có thể lan tỏa tới hệ thống tài chính của vương quốc này. Lãi suất cho vay liên ngân hàng Ả-rập Xê-út (Saibor) kỳ hạn 3 tháng của Ả-rập Xê-út, thước đo chính về tình trạng căng thẳng của ngân hàng, đã leo lên mức cao nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi tháng 10/2008.

Sau đợt bán trái phiếu của Ả-rập Xê-út, lãi suất cho vay liên ngân hàng đã suy giảm. Việc bán cổ phần của Aramco có khả năng gây ra dư thừa thanh khoản cho các ngân hàng ở vương quốc này, qua đó gây áp lực lên chỉ số Saibor./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98