Cổ phiếu CTP bất ngờ “phi nước đại” sau chuỗi ngày bình lặng

27/03/2017 13:50
27-03-2017 13:50:00+07:00

Cổ phiếu CTP bất ngờ “phi nước đại” sau chuỗi ngày bình lặng

Trên thị trường những ngày gần đây, giá cổ phiếu CTP liên tiếp kịch trần, tăng hơn 64% chỉ sau 7 phiên giao dịch sau một thời gian dài khá lặng tiếng từ lúc lên sàn. Vậy, động lực tăng giá cho doanh nghiệp cà phê này liệu có kéo dài?

Chào sàn ngày 28/07/2016 với mức giá tham chiếu 12,800 đồng/cp, giá cổ phiếu CTP của CTCP Thương Phú những ngày sau đó khá bình lặng, gần như đi ngang trong khoảng 11,000 – 13,000 đồng/cp. Khối lượng giao dịch thời gian này cũng tương đối thấp, bình quân chưa đến 100,000 cp/phiên.

Song, bước sang năm 2017, tình hình giao dịch có dấu hiệu được cải thiện, đà tăng cũng nhen nhóm và thực sự bắt đầu từ ngày 08/03/2017, giá cp CTP theo đó liên tục leo dốc đạt đỉnh tại mức 23,500 đồng (17/03/2017), tăng hơn 83% so với giá tham chiếu; khối lượng giao dịch đồng thời được cải thiện đáng kể, có phiên giao dịch hơn 500,000 cp (15/03/2017).

Trong một tuần giao dịch trở lại đây, giá cổ phiếu CTP quay đầu giảm hơn 14%, hiện đang giao dịch quanh mức 20,100 đồng/cp (27/03/2017). Như vậy, mặc dù có điều chỉnh nhẹ, nhưng tính đến nay giá cổ phiếu doanh nghiệp cà phê này vẫn đạt mức tăng tương đối cao, hơn 57% so với mức giá tham chiếu.

Giao dịch cp CTP từ ngày 28/07/2016 – 27/03/2017

Được biết, Thương Phú thành lập vào ngày 25/10/2010, hoạt động kinh doanh chính là chế biến cà phê thóc và cà phê nhân (Arabica), với 90% sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước, chỉ 10% được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các sản phẩm sản xuất chính của Công ty bao gồm:

  • Nhóm 1: Cà phê Arabica đã qua công đoạn chế biến ướt, sàng lọc, làm bóng và phân loại màu (đây là mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu)
  • Nhóm 2: Cà phê Robustar đã qua công đoạn chế biến khô, sàng lọc, đánh bóng và phân loại màu

Hiện tại, Công ty đã đầu tư hệ thống nhà máy sản xuất và dây chuyền chế biến quả tươi trên tổng diện tích 13,142 m2.

Về cơ cấu cổ đông, sau 3 lần tăng vốn, đến nay tổng vốn điều lệ của Công ty đạt 100 tỷ đồng, 100% là cổ đông cá nhân, trong đó duy nhất một cổ đông lớn là bà Nguyễn Thị Thủy – Thành viên HĐQT CTP – nắm giữ 15% vốn Công ty. Hiện tại, Công ty không có cổ đông nước ngoài.

CTCP Nasan Việt Nam được thành lập vào năm 2014 với vốn điều lệ là 60 tỷ đồng, chuyên sản xuất và chế biến cà phê nhân, trong đó 99% sản phẩm của Nasan được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đức, Nhật, Bỉ, … Việc sở hữu Công ty này sẽ giúp CTP mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu sản phẩm ra thế giới. Về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, doanh thu Công ty đạt 84 tỷ đồng, theo đó lợi nhuận sau thuế đạt 791 triệu đồng, tương đương biên lợi nhuận 0.94%.

Năm 2015, Công ty bắt đầu hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với việc sở hữu 96.7% vốn điều lệ của CTCP Nasan Việt Nam, tương đương giá trị vốn góp 58 tỷ đồng. Theo đó, thành tích hoạt động kinh doanh sau khi chuyển đổi mô hình tăng gấp đôi so với năm trước đó với doanh thu năm 2015 đạt hơn 107 tỷ đồng (công ty mẹ đạt 87 tỷ đồng), tăng 134% so với năm 2014. Song lợi nhuận sau thuế vẫn chưa có đột biến khi chỉ tăng 3%, đạt 6.6 tỷ đồng. Được biết thêm, cơ cấu doanh thu năm 2015 có ghi nhận một mặt hàng kinh doanh mới là tinh bột sắn, đóng góp gần 6 tỷ đồng doanh thu, tương đương 6.8%.

Năm 2016 có thể xem là một năm thắng lợi của CTP khi doanh thu lại một lần nữa được độn lên gấp hai lần, đạt 180 tỷ đồng, vượt 49% kế hoạch; lãi ròng tăng với tốc độ tương tự lên mốc 13 tỷ đồng, vượt 11% chỉ tiêu ban đầu. Theo chia sẻ từ phía Công ty, trong năm 2016 được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi về thuế TNDN cũng như tiền thuê đất trong các doanh nghiệp ngành cà phê từ phía chính quyền, cùng với việc kiểm soát tốt chi phí nội bộ khiến Công ty đạt kết quả tương đối khả quan về hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, ở khía cạnh ngược lại thì vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng trong năm này vẫn còn bị hạn chế, do phía nhà băng chưa có chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, cả năm 2016 Công ty chỉ được giải ngân gần 10 tỷ đồng, khiến nguồn vốn lưu động vẫn còn bị hạn chế, khó đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Kết quả kinh doanh CTP giai đoạn 2014 – 2016 và kế hoạch 2017
Đvt: Tỷ đồng

Mặc dù về mặt quy mô, doanh thu và lợi nhận ghi nhận mức tăng trưởng, tuy nhiên nếu xét về lợi nhuận biên thì hiệu quả hoạt động tại CTP không có gì nổi bật, thậm chí chỉ số lợi nhuận biên năm 2015 giảm gần 2 điểm phần trăm so với năm trước đó, từ mức 7.9% chỉ còn 6.2%. Năm 2016, chỉ số này được cải thiện tăng lên mức 7.4%. 

Kế hoạch cho năm tài chính 2017, Công ty dự kiến sẽ xúc tiến thu mua tại nơi hàng nguyên liệu để giảm giá thành trung gian. Đồng thời, Công ty sẽ đầu tư nhà máy chế biến cà phê quả tươi tại tỉnh Sơn La công suất 200 tấn/ngày đêm và hệ thống kho nhà xưởng sức chứa 2,000 tấn cà phê thóc, từ đó đẩy mạnh mua hàng tại Sơn La phục vụ công tác xuất khẩu của Công ty.

Với tham vọng trong tương lai gần 2-3 năm đến, CTP sẽ trở thành một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu với tổng giá trị xuất khẩu chiếm trên 40-50% tổng giá trị tại huyện Hướng Hóa. Trong đó, khách hàng mục tiêu là những quốc gia khó tính như Mỹ, Nhật, Châu Âu, …

Năm 2017, Công ty tiếp tục đà tăng trưởng với doanh thu dự kiến đạt 230 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 20 tỷ đồng, lần lượt tăng 29% và 76% so với thực hiện năm 2016. Biên lợi nhuận theo đó cũng tăng tương đối, lên 8.7%.

Về chi trả cổ tức, đến năm 2016 Công ty mới bắt đầu chi trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 15%, trong đó 5% được chi trả bằng tiền mặt và 10% thông qua phát hành cổ phiếu. Tại ĐHĐCĐ năm 2017, cổ đông Công ty đã thống nhất sẽ tăng con số này lên mức 18% trong năm 2017./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Khi nào công ty chứng khoán được triển khai dịch vụ nhận lệnh nhà đầu tư nước ngoài không ký quỹ 100%?

Cơ quan quản lý đề xuất cho phép các công ty chứng khoán có đủ năng lực được cung cấp dịch vụ không yêu cầu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ 100% tiền trước...

Theo dấu dòng tiền cá mập 27/03: Khối ngoại xả mạnh MSN gần 1,071 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch 27/03, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị lần lượt gần 187 tỷ đồng và hơn 1,904 tỷ đồng. Đáng chú ý...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 27/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98