Đạm Cà Mau: Hoạt động hiệu suất cao ngay từ những tháng đầu năm

08/03/2017 09:40
08-03-2017 09:40:00+07:00

Đạm Cà Mau: Hoạt động hiệu suất cao ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2017 được nhìn nhận là một năm tích cực và có nhiều dấu hiệu khả quan đối với ngành phân bón nói chung và Đạm Cà Mau nói riêng. Chính vì vậy mà sản lượng sản xuất và tiêu thụ phân bón Đạm Cà Mau trong những tháng đầu năm 2017 đều thể hiện những con số tăng trưởng mang sắc màu tích cực.

Trong năm nay, ngành phân bón trong nước được dự báo sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ so với năm trước, nhờ vào một số yếu tố như giá phân bón trên thế giới đang phục hồi, sản lượng phân bón tiêu thụ tăng đều. Bên cạnh đó, việc Bộ Công thương đã đề xuất Chính phủ đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 0% thay vì miễn thuế như hiện tại cũng sẽ giúp giảm chi phí giá vốn cho các doanh nghiệp trong ngành phân bón đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.

Những con số thống kê đầu năm 2017 của Tổng cục Hải quan là minh chứng rõ nhất cho thấy những tín hiệu tích cực trong ngành khi xuất khẩu phân bón các loại từ ngày 1/1/2017 đến 15/2/2017 đều tăng về cả số lượng và giá trị. Cụ thể, xuất khẩu phân bón đạt hơn 101 ngàn tấn trong giai đoạn này với tổng giá trị là 29 triệu USD, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước.  

Theo dự báo của World Bank, giá phân bón thế giới sẽ tăng nhẹ trong năm 2017 với mức tăng 5% cho DAP và 4% cho phân Ure. Ngoài ra, nhu cầu phân bón trong nước năm nay có thể tăng trưởng do thời tiết bớt gay gắt hơn. Ngay trong 15 ngày đầu tháng 2/2017, theo thông tin từ Bộ Công thương, giá phân bón Ure trong nước đã tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tại miền Bắc, mức giá phổ biến khoảng 7,500-7,600 đồng/kg, tăng 100-200 đồng/kg. Tại miền Nam, mức giá phổ biến khoảng 7,300-7,500 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá phân bón urê tại một số thị trường chính trên thế giới tăng nhẹ trong nửa đầu tháng 02/2017.

Với những dấu hiệu lạc quan chung của thị trường phân bón, ngay từ những tháng đầu năm 2017, hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) đã có nhiều khởi sắc với nhiều chỉ số tăng trưởng tích cực. Theo đó, trong 2 tháng đầu năm, nhà máy Đạm Cà Mau luôn duy trì công suất ổn định cao gần 110%, sản lượng sản xuất đạt 153,000 tấn và sản lượng tiêu thụ trên 120,000 tấn. Ngay trong những ngày đầu tháng 3, Công ty đã hoàn thành việc lắp đặt và vận hành hệ thống điều khiển quy trình công nghệ nâng cao (APC) với mục đích tiếp tục ổn định quy trình công nghệ, tiết kiệm tiêu hao năng lượng, đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định ở công suất cao. Nhờ đó, nhà máy đạm Cà Mau đã cán mốc sản lượng 4 triệu tấn thương mại chỉ sau 5 năm nhà máy đi vào vận hành, sớm hơn kế hoạch ban đầu nhiều tháng.

Bên cạnh đó, Công ty cũng đã có kế hoạch tăng cường nguồn cung để phục vụ nhu cầu phân bón cho cây trồng của bà con nông dân trong vụ Hè Thu. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tổ chức nhiều hội thảo tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân, đặc biệt là tổ chức cho bà con trao đổi trực tiếp với các chuyên gia nông nghiệp với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón” tại khu vực Đông Nam bộ - Tây Nguyên nhằm giúp bà con nhận biết được thực trạng cây trồng và cách sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2017, DCM dự kiến tiêu thụ 752,000 tấn ure thương mại, 30,000 tấn sản phẩm mới các loại và kinh doanh 75,000 tấn phân bón khác trên thị trường với tổng doanh thu dự kiến đạt trên 5,300 tỷ đồng, tăng 10% so với doanh thu năm 2016.

Để đạt được các chỉ tiêu này, DCM cho biết sẽ tiếp tục đổi mới mô hình kinh doanh, thực hiện chính sách bán hàng linh hoạt, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị truyền thông, rà soát hệ thống phân phối nhằm duy trì vị thế số một tại thị trường Tây Nam Bộ, gia tăng thị phần tiêu thụ tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, Campuchia, mở rộng thị trường ra khu vực Miền Bắc và Miền Trung.

Hiện tại, DCM đã có một nền tảng vững vàng khi thị phần thực tế (tiêu thụ trực tiếp xuống nông dân) của ure Đạm Cà Mau trong năm 2016 chiếm gần 40% thị trường, trong đó tại Tây Nam Bộ DCM là lựa chọn hàng đầu của bà con với 56%. Riêng thị trường Campuchia, năm 2016 DCM đã xuất khẩu 75,725 tấn ure với doanh thu đạt 411.2 tỷ đồng, tăng trưởng 89.8% so với năm 2015. Qua năm 2017, DCM dự kiến xuất khẩu sang thị trường này khoảng 80,000 tấn ure, đồng thời xuất khẩu thêm một số sản phẩm khác như NPK, DAP mang thương hiệu Đạm Cà Mau.

Với việc không ngừng cải tiến và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển, DCM sẽ tiếp tục cung cấp các sản phẩm mới chất lượng cao mang thương hiệu Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng ra thị trường như N46.Plus, N.Humate+TE, N46.Nano C+,…nhằm cụ thể hóa sứ mệnh cung cấp các giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng đem lại lợi ích hòa giữa công ty, khách hàng và người tiêu dùng./.



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch REE Nguyễn Thị Mai Thanh nói về khó khăn mảng điện 2024

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 29/03, bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) đã có những chia sẻ về ngành điện -...

Vietnam Airlines tăng trưởng doanh thu hơn 30% trong năm ngoái, quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc

Trong năm 2023, Vietnam Airlines báo cáo doanh thu hợp nhất từ hoạt động kinh doanh chính đạt 92,231 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 3,885 tỷ đồng. Các kết quả này đều cải...

Vượt lên tình hình khó khăn thế giới, Viettel Global tăng trưởng bứt phá

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã qua kiểm toán. Theo đó, cả doanh thu và lợi nhuận...

IDI kế hoạch lãi sau thuế 2024 gấp 3 lần

Sau một năm kinh doanh không như kỳ vọng, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng trưởng nhảy vọt.

Chủ tịch VNDIRECT gửi tâm thư về sự cố hệ thống bị hacker tấn công

Mới đây, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) đã gửi đi tâm thư nói về sự cố tấn công mạng làm gián đoạn, ngừng trệ giao dịch tại VND...

Một cổ phiếu bất động sản tăng vọt hơn 20% từ đầu năm, kế hoạch lãi tăng 41%

Hưởng lợi từ hai dự án lớn, giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) tăng nóng hơn 20% từ đầu năm. Công ty đặt kế hoạch lãi ròng 2024 đạt 199 tỷ đồng, tăng...

Phó Tổng GVR: Giá cao su vẫn sẽ ở mức cao ít nhất đến tháng 5, 6

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1, ông Trần Thanh Phụng - Phó Tổng Giám đốc GVR đã có những chia sẻ về tình hình giá cao su tăng mạnh gần đây và dự báo về giá cao...

ĐHĐCĐ Nam A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 4,000 tỷ, chia cổ tức 25%

Sáng ngày 29/03/2024, tại Đà Lạt, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng...

GVR: Xấp xỉ 25,000ha đất cao su được chuyển đổi, bổ sung 650ha đất cho 3 khu công nghiệp

Ngoài thông qua nội dung các tờ trình, ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) diễn ra sáng 29/03 còn đáng chú ý...

FPT quyết tâm vươn tầm "world class", mục tiêu 5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào 2030

CTCP FPT (HOSE: FPT) đặt mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời thể hiện quyết tâm nâng tầm, vượt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98