“Gã khổng lồ” MKP sẽ đại náo UPCoM trong năm 2017?

27/03/2017 08:48
27-03-2017 08:48:06+07:00

“Gã khổng lồ” MKP sẽ đại náo UPCoM trong năm 2017?

CTCP Hoá - Dược Phẩm Mekophar (UPCoM: MKP) là một cái tên đã khá quen thuộc với đại bộ phận các nhà đầu tư trong những năm 2010-2012 khi là một trong những điểm nhấn nổi bật trên thị trường trong thời gian đó. Trong thời gian qua, sức hút của cổ phiếu này đã trở nên sôi động hơn rất nhiều trước những đồn đoán về sự trở lại TTCK trong năm 2017.

“Hồng nhan nhưng bạc phận”

Có lẽ cho đến hiện tại, mỗi khi nhắc về MKP, nhiều nhà đầu tư vẫn còn dành khá nhiều sự tiếc nuối cho cổ phiếu này. Với hoạt động kinh doanh khả quan, hướng đi đúng đắn và hợp lý, doanh thu và lợi nhuận của MKP luôn ghi nhận những con số ấn tượng qua các năm. Bên cạnh đó, MKP cũng rất quan tâm đến quyền lợi của cổ đông khi khá “hào phóng” trong việc chi trả cổ tức. Cụ thể, MKP luôn duy trì mức cổ tức tiền mặt rất cao từ 25%-30% ổn định qua các năm. Chính điều này đã giúp MKP nhanh chóng trở thành một trong những cổ phiếu Bluechip đầy triển vọng và được đông đảo nhà đầu tư săn đón kể từ khi chính thức niêm yết trên HOSE.

Diễn biến doanh thu và lợi nhuận của MKP

Nguồn Vietstock Finance

Tuy vậy, trong lúc sức nóng của cổ phiếu này còn chưa nguội thì giới đầu tư đã phải đón nhận thông tin “sét đánh”. Đó là cổ phiếu này sẽ chính thức hủy niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 12/07/2012 sau 2 năm tạo cơn sốt trên TTCK.

Nguyên nhân cho bước ngoặt này đến từ những mâu thuẫn về rào cản kinh doanh đã khiến cổ phiếu này không còn sự lựa chọn nào ngoài việc phải hủy niêm yết để phục vụ cho các kế hoạch phát triển kinh doanh. Cụ thể, theo Thông tư 09/2007-TT-BTMN của Bộ Thương mại về công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài không được quyền phân phối dược phẩm. Với tỷ lệ sở hữu nước ngoài của MKP vào thời điểm đó đạt 4.7% vốn, điều này đã gây ra rất nhiều trở ngại cho doanh nghiệp này trong việc thực hiện lộ trình phát triển kinh doanh. Vì vậy, MKP không còn cách nào khác ngoài quyết định phải hủy niêm yết để có điều kiện thanh lọc hết lượng cổ phiếu mà khối ngoại nắm giữ.

Với vị thế là một doanh nghiệp tăng trưởng đầu ngành, doanh thu và lợi nhuận ổn định cùng khả năng sinh lời hấp dẫn cho cổ đông, đây có thể xem là một điều rất đáng tiếc cho cổ phiếu này khi việc hủy niêm yết không đến từ những sai phạm hay trục trặc trong hoạt động kinh doanh mà lại đến từ những khúc mắc còn tồn đọng trong các quy định kinh doanh của Luật Thương mại.

“Gã khổng lồ” sẽ trở lại trong năm 2017?

Sau khi hủy niêm yết trên HOSE, sức nóng của MKP đã nguội đi rất nhanh và gần như im hơi lặng tiếng trên thị trường. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, những thảo luận về cổ phiếu này đã trở nên sôi động hơn khi xuất hiện nhiều đồn đoán về việc cổ phiếu này sẽ tiến hành niêm yết trở lại.

Những dự đoán càng trở nên vững chắc hơn khi Hội đồng quản trị của Công ty này cũng đã thông qua Nghị quyết 10/NQ-HĐQT vào cuối năm vừa qua về việc thống nhất đăng ký niêm yết trở lại từ tháng 1/2017. Đây là điều khá bất ngờ khi trước đó, Ban lãnh đạo và cả Chủ tịch HĐQT của Công ty này đều đã đồng loạt phản đối khả năng niêm yết trở lại trừ khi Nhà nước chấp nhận thay đổi và khắc phục hoàn toàn những vướng mắc cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành Dược. (xem thêm thông tin chi tiết tại đây http://vietstock.vn/2014/03/chu-tich-duoc-pham-mekophar-len-san-de-lam-gi-737-338908.htm)

Như vậy, động lực nào đã khiến Ban lãnh đạo MKP đi ngược lại với những tuyên bố của mình trước đây?

“Miễn cưỡng” lên sàn theo quy định của Bộ Tài chính?

Theo Thông tư 180/2015/TT-BTC hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết (UPCoM), các công ty đã là công ty đại chúng và công ty đại chúng đã hủy niêm yết phải hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch trên UPCoM trong vòng 1 năm kể từ ngày 01/01/2016 (thời điểm Thông tư có hiệu lực).

Vì vậy, có thể nói việc MKP đưa ra kế hoạch niêm yết trở lại trong năm 2017 hoàn toàn không liên quan đến các kế hoạch mở rộng kinh doanh đã thông qua trong những năm trước mà hoàn toàn đến từ sự miễn cưỡng phải niêm yết và giao dịch cổ phiếu trở lại trên sàn chứng khoán theo các Quy định ban hành của Bộ Tài chính. Có thể nói, những quy định về luật kinh doanh một lần nữa gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp này sau khi đã liên tục ảnh hưởng không nhỏ đến các kế hoạch và dự án mà doanh nghiệp đã đề ra trong thời gian qua.

Tuy vậy, với tình hình hoạt động kinh doanh ổn định, chính sách cổ tức hấp dẫn cùng triển vọng của ngành Dược Việt Nam trong những năm tới là khá sáng sủa thì vẫn có thể hy vọng vào việc cổ phiếu này sẽ tiếp tục thổi bùng sức nóng trên sàn UPCoM giống như những gì đã diễn ra trong quá khứ.

Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2016. Năm 2016, doanh thu hợp nhất của MKP đạt 1,261 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 17% so với năm 2015. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận mức tăng trưởng hơn 4.6%, đạt 105.35 tỷ đồng.

·         Lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS) đạt 6,717 đồng/cp.

·         Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu (BVPS) đạt 49,940 đồng/cp.

·         Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đạt 12.7%.

·         Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản đạt 10.4%.

Với KQKD đầy khả quan, MKP cũng đưa ra mức cổ tức 20%, khá hấp dẫn trong bối cảnh công ty vẫn đang đẩy mạnh đầu tư cho các dự án mở rộng trong những năm tới.

Cơ cấu cổ đông năm 2016

Năm 2016, MKP đã phát hành thành công 4,297,400 cổ phiếu, với mức giá phát hành trung bình hơn 42,300 đồng/cp.

Thông qua các nghị quyết HĐQT được công bố trong năm 2016, thì nhiều khả năng Nipro Pharma (Nhật Bản) là đối tác mua vào lượng cổ phiếu phát hành thêm và trở thành cổ đông lớn nhất của công ty khi nắm 22% vốn điều lệ của Mekophar. 

Nếu số lượng cổ phiếu của các cổ đông lớn công ty năm 2015 không thay đổi thì cơ cấu sở hữu dự kiến trong năm 2016 sẽ theo bảng dưới đây

Kết luận: Với những quy định ban hành từ Bộ Tài chính, việc cổ phiếu MKP niêm yết trở lại sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Dù việc niêm yết cổ phiếu có thể xem là khá miễn cưỡng, nhưng với tình hình hoạt động kinh doanh ổn định, cùng triển vọng của ngành Dược Việt Nam trong những năm tới là khá sáng sủa thì giới đầu tư vẫn có thể kỳ vọng vào sức nóng của cổ phiếu này trên sàn UPCoM trong thời gian tới.

Theo Thông tư 180/2015/TT-BTC, được ban hành nhằm thay thế cho Thông tư 01/2015/TT-BTC, các DN phải đăng ký giao dịch trên UPCoM, trong đó gồm 4 đối tượng: (1) Công ty đại chúng không đủ điều kiện niêm yết (2) Công ty đại chúng đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán (3) Công ty đã hủy niêm yết nếu vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng (4) Doanh nghiệp niêm yết đã chào bán chứng khoán ra công chúng, nếu chưa niêm yết trên sở GDCK.

Đối với các công ty đại chúng đã hủy niêm yết trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, việc hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch trên UPCoM phải được hoàn thành trong vòng 1 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Khi nào công ty chứng khoán được triển khai dịch vụ nhận lệnh nhà đầu tư nước ngoài không ký quỹ 100%?

Cơ quan quản lý đề xuất cho phép các công ty chứng khoán có đủ năng lực được cung cấp dịch vụ không yêu cầu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ 100% tiền trước...

Theo dấu dòng tiền cá mập 27/03: Khối ngoại xả mạnh MSN gần 1,071 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch 27/03, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị lần lượt gần 187 tỷ đồng và hơn 1,904 tỷ đồng. Đáng chú ý...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98