Vì sao Đức hối thúc G20 ủng hộ thương mại tự do?

16/03/2017 16:44
16-03-2017 16:44:17+07:00

Vì sao Đức hối thúc G20 ủng hộ thương mại tự do?

Đức sẽ hối thúc các thành viên trong nhóm 20 quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất (G20) ủng hộ một số nguyên tắc, trong đó có thương mại tự do, tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo tài chính G20 tuần này, điều mà chính quyền ông Trump có thể xem như là một thách thức với lập trường bảo hộ hơn của họ, Reuters đưa tin.

Trong một động thái bất thường, Đức, nước chủ nhà của cuộc họp sắp tới, sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thương mại tự do toàn cầu trong một tài liệu riêng biệt với thông cáo chính của nhóm, các nguồn tin của G20 cho biết.

Động thái này nhấn mạnh khao khát từ chối của Đức đối với bất kỳ yêu cầu “thẳng thừng” nào từ Mỹ nhằm làm giảm cam kết thương mại tự do của nhóm này, vì Thủ tướng Angela Merkel chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ đầu tiên của bà với Tổng thống Donald Trump vào thứ Sáu tới.

Việc kèm theo một tài liệu riêng cũng sẽ cho phép Đức làm rõ những ưu tiên của họ và giúp cho chúng không bị “che khuất” bởi một cuộc tranh luận “nóng” hơn về chủ nghĩa bảo hộ và chính sách tiền tệ có thể xảy ra.

Chuyện một quốc gia chủ nhà G20 phát hành một tài liệu riêng so với thông cáo chính, đặc biệt là một tài liệu có “giọng điệu” và những ưu tiên khác biệt, là điều hiếm hoi.

Nhóm 20 nhà lãnh đạo tài chính sẽ gặp nhau tại Baden-Baden, Đức vào thứ Sáu và thứ Bảy tới. Đó sẽ là cuộc gặp mặt đầu tiên của họ có sự tham gia của những đại diện thuộc chính quyền tân Tổng thống Donald Trump.

Một bản phác thảo về thông cáo chính của G20 mà Reuters có được dường như đồng ý với các quan điểm của ông Trump về thương mại bằng cách bỏ đi một cụm từ chống lại “tất cả mọi hình thức của chủ nghĩa bảo hộ”.

Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm giảm sự cam kết dành cho thương mại tự do sẽ có thể đối mặt với sự chống đối từ các nền kinh tế mới nổi đang phụ thuộc vào xuất khẩu toàn cầu, gồm cả Trung Quốc, buộc Đức phải có trách nhiệm tìm kiếm sự thỏa hiệp.

Vẫn chưa rõ là ông Trump và đội ngũ của mình, vốn tán thành thương mại công bằng hơn thương mại tự do và đã thảo luận về thuế biên giới dành cho các mặt hàng nhập khẩu, sẽ ký vào tài liệu này hay không.

Tài liệu này, hiện đang được lưu hành trong các thành viên G20, đưa ra một danh sách khoảng 10 nguyên tắc về cách “một nền kinh tế tăng trưởng tốt” nên hành động như thế nào trong các vấn đề như chính sách tài khóa, tiền tệ và thương mại, các nguồn tin cho biết.

Tài liệu nhấn mạnh những vấn đề mà Đức xem là quan trọng như các quốc gia cần phải làm cho hệ thống tài chính của mình có khả năng hồi phục trước những cú sốc và kiềm chế việc nới lỏng tài khóa quá mức thông qua “sự quản lý thận trọng và khôn ngoan đối với tài chính công”, nguồn tin cung cấp.

“Trong số những vấn đề quan trọng nhất từ quan điểm của Đức, liên quan đến kinh tế thế giới, đó là khả năng hồi phục. Đó là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, một trong những nguồn tin khẳng định.

Đức thường tranh luận rằng các nền kinh tế không nên phụ thuộc quá nhiều vào gói kích thích ngắn hạn và phải có những hành động cần thiết để củng cố các nền tảng để nền kinh tế của họ hồi phục tốt hơn trước các cú sốc.

Các nguồn tin xin được giấu tên vì họ không có thẩm quyền nói với giới truyền thông.

Đức hy vọng những thành viên G20 sẽ ủng hộ tài liệu này ở Baden-Baden, dù một số quan chức chính phủ thừa nhận rằng không phải tất cả mọi nước đều sẽ ủng hộ trong lần gặp gỡ tuần này.

“Hãy xem liệu chúng ta có thuyết phục được tất cả các thành viên ở Baden-Baden hay không, hay chỉ sau cuộc họp thượng đỉnh dành cho các nhà lãnh đạo vào tháng 7 tới”, một quan chức nói.

Bà Merkel đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại tự do trong một bài phát biểu với các lãnh đạo doanh nghiệp ở Munich trong tuần này. Những lần hội đàm của bà với ông Trump ở Washington được kỳ vọng sẽ đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó có mức chi tiêu dành cho quốc phòng.

Những nguyên nhân gây nên bất đồng giữa Berlin và Washington cũng bao gồm một cáo buộc từ Peter Navarro, cố vấn cấp cao của ông Trump, khi ông này cho rằng Đức hiện đang được hưởng lợi một cách không công bằng từ đồng Euro yếu và lời đe dọa đánh thuế 35% lên các dòng ô tô nhập khẩu./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98